hình dáng đó có ảnh hưởng tới thành phần thịt xẻ. Sự khác nhau về hình dạng thịt xẻ đó có liên quan tới độ dài của xương và các liên kết giữa xương và cơ. Độ béo của thịt xẻ có liên quan tới giống, khối lượng giết mổ và độ tuổi giết thịt cũng như phương thức nuôi dưỡng.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi phải tạo ra các giống bò có sức sản xuất cao, đó là các giống bò thịt chuyên dụng. Hiện nay hướng sản xuất thịt bò với các giống chuyên dụng, thịt có hàm lượng protein cao, màu sắc thịt tươi, tính thơm ngon như các giống Brahman, Drought Master, Santa Gertrudis, Charolais hoặc con lai giữa các giống bò thịt cao sản là một khuynh hướng đang ngày càng trở nên thông dụng ở các nước có ngành chăn nuôi bò thịt tiên tiến. Xu hướng chọn lọc bò thịt chú ý nhiều tới cơ dài lưng, độ lớn của cơ vùng mông đã tạo nên các giống bò cao sản, có khả năng cho năng suất thịt cao. Theo Johansson và Korkman (1950) (trích từ Nguyễn Hải Quân và Cs, (1995)[47] hệ số di truyền cơ dài lưng và thịt vùng mông khá
cao (h2 = 0,61).
Burns và Cs (2005)[5] cho rằng khối lượng thân thịt là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá khả năng cho thịt ở bò. Các yếu tố chi phối đến tỷ lệ thịt xẻ bao gồm: kiểu gen, tỷ lệ mất nước, độ béo của thân thịt, khối lượng thân thịt. Bò Bos indicus thông thường cho tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với bò Bos taurus 1,5 - 2%, con lai với bò châu Âu có chiều hướng trung gian.
Trên góc độ xem xét khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò hướng thịt, quan tâm lớn nhất của chúng ta là tạo ra ưu thế lai về khả năng cho thịt và nâng cao phẩm chất thịt. Chính vì vậy chúng ta đã và đang tiến hành các phương thức lai tạo 2, 3 máu giữa các giống bò nội với các giống bò chuyên dụng thịt nhiệt đới và chuyên dụng thịt ôn đới (Nguyễn Văn Thưởng và Cs 1995)[57]; Lê Viết Ly (1995)[26]; Vũ Văn Nội và Lê Viết ly (1996)[43]; Vũ Chí Cương (2007)[12]
Vũ Văn Nội và CTV (1995)[40] cho thấy trong điều kiện nuôi chăn thả và bổ sung thức ăn thô xanh tại chuồng, bò lai F1(Charolais × bò nội) đạt tăng trọng 556g/ngày; F1(Simmental × bò nội) đạt mức tăng trọng 520 g/ngày còn F1(Red Sindhi × bò nội) chỉ đạt 368 g/ngày. Các tác giả còn cho biết bò F1 chăn thả trên đồng cỏ quảng canh đạt tăng trọng thấp 210 - 240 g/con/ngày. Trong điều kiện chăn thả ở nước ta mức sinh trưởng của bò Vàng 350 g/ngày; bê Lai Sind 400 g/ngày; bê Charolais 700 g/ngày; bê lai Red Sindhi 500 - 600 g/ngày; bê đực giống Holstein Friesian 500 - 600 g/ngày; bê lai Simmental 600 - 700 g/ngày (Nguyễn Trọng Tiến, 1996)[59].
Theo Nguyen Van Thuong (1995)[131], năng suất của con lai ở các công thức lai khi thay đổi giống bố cho khối lượng và tỷ lệ thịt tinh khác nhau, bò lai F1 giữa các giống bò đực Red Sindhi; Santa Gertrudis; Charolais với bò cái Lai Sind cho khối lượng tương ứng 219; 259; 244 kg và tỷ lệ thịt tinh lần lượt là: 30,4; 37,7 và 40,6%. Các giống bò đực nói trên lai trên nền bò cái F1 (HF × Lai Sind) cho kết quả khối lượng 255,5; 236,3 và 213,17 kg với tỷ lệ thịt tinh 39,8; 36,7 và 35,5%. Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai phụ thuộc vào giống bố và con cái làm nền lai tạo, các giống bò thịt ôn đới có xu hướng di truyền tính trạng năng suất cao và phẩm chất tốt cho con lai.
Trong một công thức lai tạo khác giữa các bò đực giống Red Sindhi, Santa Gertrudis, Charolais, Brown Swiss trên nền bò cái Lai Sind, tác giả cho biết tăng trọng tuyệt đối đạt tương ứng là: 284,94; 305,14; 336,69 và 305,59 g/con/ngày. Rõ ràng yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất thịt của các con lai.
Có thể bạn quan tâm!
- Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 1
- Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 2
- Một Số Giống Bò Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Chất Lượng Thịt Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Thịt Bò
- Một Số Yếu Tố Và Điều Kiện Tự Nhiên Của Tỉnh Đăk Lăk
- Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) Giai Đoạn 18 Đến 21 Và Từ 21 Đến 24 Tháng Tuổi.
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
Các nghiên cứu của Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6], cho thấy con lai F1 giữa các giống bò đực Charolais; Abondance; Tarentaise với bò cái Lai Sind từ sơ sinh - 3 tháng tuổi đạt tăng trọng tương ứng: 537,73; 526,07; 515,46 g/con/ngày. Sau giai đoạn 3 tháng tuổi mức tăng trọng giảm dần, thấp nhất
giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi đạt lần lượt 259,38; 143,23; 253,88 g/con/ngày.
Mức tăng trọng tăng trở lại lúc 9 - 12 tháng đạt 351,79; 323,98 và 270,28 g/con/ngày. Các giống bò đực khác nhau cho kết quả tăng trọng khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau có tăng trọng khác nhau.
Theo Phạm Đức Nhoai và Nguyễn Thanh Thủy (1986)[38], cho kết quả trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bò lai F1(Hereford × Lai Sind) và F1(Limousine × Lai Sind) lúc 24 tháng tuổi cho kết quả tương ứng là 341 kg và 257 kg. Trong cùng điều kiện bò lai hướng thịt có khối lượng cao hơn bò Lai Sind từ 17,1% đến 32,6%.
1.2.2.2 Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò. Chế độ dinh dưỡng cao sẽ rút ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi phẩm chất thịt. Hai loại dinh dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và protein. Năng lượng cần cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành các tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng của con vật và khối lượng tăng lên của các tổ chức trong cơ thể. Năng lượng để sản xuất 1kg mỡ gấp 7 lần năng lượng dùng để sản xuất một kg thịt nạc. Bò có khối lượng từ 100 - 450 kg, tăng trọng ngày 1,25 kg cần mức protein 13,5 - 14,6% so với vật chất khô (Lê Viết Ly, 1995)[26]. Sansory và Cs (1998)[122] sử dụng tảng urê - rỉ mật làm thức ăn cho bò đực thiến ở châu Phi đạt tăng trọng 560 g/ngày, trong khi đó lô đối chứng chỉ đạt 220 g/ngày.
Vũ Văn Nội và Cs (1995)[40] sử dụng tảng urê - rỉ mật cho bò F1 và cho thấy rằng tăng trọng bình quân đạt 0,386 - 0,492 kg/con/ngày, vượt 60% so với bò nuôi quảng canh. Vũ Văn Nội và Lê Viết Ly (1996)[43] thông báo khi sử dụng bổ sung rơm ủ urê + 2 kg rỉ mật + 2 kg hạt bông và rơm trộn urê
+ 2 kg rỉ mật + 2 kg hạt bông nuôi bò Sahiwal 15 tháng tuổi, tăng trọng bình
quân đạt tương ứng 568,88 g/ngày; 454,44 g/ngày.
Tyler (1998)[132], nghiên cứu bổ sung rỉ mật, 3% urê và hạt bông tăng trọng tăng thêm từ 14 -23 kg/con tùy thuộc vào mức dinh dưỡng bổ sung.
Vũ Chí Cương và Cs (2005)[10], tiến hành vỗ béo bò đực HF lúc 12 tháng tuổi đạt 718- 879 g/con/ngày với tỷ lệ thịt xẻ tương ứng 47,5% - 48,3%. Bò được bổ sung thức ăn tinh đã cải thiện đáng kể quá trình sinh trưởng, tăng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và các phần thịt có giá trị dinh dưỡng cao.
Boorman (1998)[72], cho thấy bò Brahman chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên và đồng cỏ cải tiến có trồng 20% cây họ đậu và bổ sung hỗn hợp thức ăn (molasses, urea, bột hạt bông, kynofos 21 và muối), khối lượng đạt được sau 3 tháng tương ứng 140; 149; 162; 177 kg. Trong cùng một đơn vị thời gian nhóm bò Brahman được chăn thả trên đồng cỏ cải tiến với 20% cây họ đậu và được bổ sung hỗn hợp thức ăn giàu năng lượng đã đưa lại khối lượng cao nhất đạt 177kg so với bò chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên chỉ đạt 140 kg. Phương thức nuôi dưỡng và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và cho thịt của gia súc.
Vũ Chí Cương và Cs (2005)[11] đã tiến hành sử dụng lõi ngô trong khẩu phần rỉ mật cao vỗ béo bò Lai Sind. Kết quả thu được rất khả quan, tăng trọng bình quân đạt từ 700 - 880 g/con/ngày. Việc thay thế nguồn thức ăn thô bằng lõi ngô một loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có không ảnh hưởng đến tăng trọng của bò vỗ béo.
Vũ Chí Cương và Cs (2007)[13] đã tiến hành vỗ béo bò F1(Brahman × Lai Sind) lúc 18 tháng tuổi bằng hạt bông, rỉ mật, bột sắn. Kết quả bò thí nghiệm đạt tăng trọng 732 - 845 g/ngày.
Nhiều thí nghiệm nuôi vỗ béo bò thịt được tiến hành nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn giàu năng lượng, giàu protein đến tăng trọng và chất lượng thịt. Jiang và Cs (1992) (trích theo Lê Viết Ly, 1995)[26] đã tiến hành
vỗ béo 4 giống bò địa phương trong 395 ngày với các loại thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, tăng trọng bình quân đạt 662 - 782 g/con/ngày, chất lượng thịt được cải thiện đáng kể.
Vũ Chí Cương và Cs (2007)[14] nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp đạt tăng trọng 0,583 - 0,839 kg/con/ngày.
Nguyễn Văn Thưởng và Cs (1995)[57] đã vỗ béo bò Lai Sind 21 - 24 tháng tuổi bằng bổ sung 10 kg cỏ vào ban đêm. Kết quả cho thấy tăng trọng gấp đôi so với bò đối chứng nuôi chăn thả (300 g/con/ngày so với 150 g/con/ngày).
Theo nghiên cứu của Burns và Cs (2005)[5] khả năng sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gen, môi trường. Khả năng cho sản phẩm của các giống bò lai Bos indicus cao hơn so với bò Bos taurus trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc có thể do Bos indicus thích nghi đối với môi trường nhiệt đới cao hơn.
Trong điều kiện môi trường stress ở mức thấp (đồng cỏ chất lượng cao, đồng cỏ được thâm canh và vỗ béo), các tác giả trên cho thấy các phẩm giống khác nhau có quá trình sinh sản, sinh trưởng và thích nghi khác nhau.
Nhìn chung các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh trưởng rất cao trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng cỏ thâm canh và các điều kiện môi trường thuận lợi.
Trong môi trường chăn nuôi mà mức độ thâm canh thấp, gia súc dễ bị stress do đồng cỏ có chất lượng thấp. Bò Bos indicus thuần có thể là giống được lựa chọn, không những chỉ vì khả năng phù hợp với các yêu cầu thị trường mà còn vì khả năng thích nghi cao hơn các giống bò Bos taurus.
Ở Anh, hệ thống nuôi bò thịt dựa vào đại mạch đã trở thành hình thức đầu tư sâu, sử dụng thức ăn tinh để rút ngắn thời gian nuôi và đạt được khối
lượng lớn. Kỹ thuật vỗ béo thâm canh (feedlot system) có rất nhiều ưu điểm so với kiểu nuôi truyền thống. Trong một môi trường thuận lợi thâm canh cao, các giống bò thịt có năng suất cao sẽ phát huy tác dụng kiểu gen năng suất cao của phẩm giống.
1.2.2.3 Thời gian nuôi
Thời gian nuôi là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thịt của bò. Tùy theo từng thị trường tiêu thụ khác nhau mà chúng ta có thời gian nuôi khác nhau.
Một vấn đề hết sức quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt là hiểu biết các điều kiện môi trường mà bò được nuôi. Khả năng sản xuất của bò ở các vùng khác nhau mang tính đặc trưng của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, thảm thực vật, tình trạng bệnh tật và ký sinh trùng. Điều kiện môi trường khác nhau đã tác động tới sự sinh trưởng, phát triển của gia súc. Trong chăn nuôi bò tạo nên sự tương thích giữa kiểu gen (giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự cân bằng giữa tăng trưởng, khối lượng sơ sinh lớn, tỷ lệ sinh sản cao và sản xuất sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp nhất.
Theo Burns (2005)[5] các thị trường khác nhau yêu cầu sản phẩm mang các đặc tính riêng biệt. Một số thị trường yêu cầu về khối lượng, tuổi giết thịt khác nhau. Do vậy thời gian nuôi và phương thức nuôi cũng thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dùng. Hầu hết các thị trường nhập khẩu thịt bò từ Úc yêu cầu tuổi của bò tối đa là 7 răng. Bò già hơn chất lượng thịt sẽ kém, độ dai tăng làm giảm tính hấp dẫn của thịt bò.
Tuổi giết thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng của giống bò và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bò chuyên dụng thịt châu Âu có thể giết thịt sớm hơn các giống bò địa phương Bos indicus. Bò Charolais nuôi thâm canh cao có thể được giết thịt lúc 12 - 15 tháng tuổi với
khối lượng đạt 400 - 500 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60%. Trong khi đó bò Brahman nuôi quảng canh trên đồng cỏ (vỗ béo 90 ngày trước khi giết thịt) lúc 48 tháng tuổi mới đạt khối lượng 500 - 600 kg. Nghiên cứu của Lê Quang Nghiệp (1984)[36] cho rằng bò Vàng Việt Nam tuổi giết thịt khoảng 24 tháng tuổi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò
Khối lượng của bò ở các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích lũy, đường cong lý thuyết có dạng chữ S khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi bò ở giai đoạn sinh trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang khi bò đạt tuổi trưởng thành, con vật thành thục về thể vóc.
Sinh trưởng tuyệt đối là tăng trọng đạt được trong một thời gian nhất định. Đường cong biểu diễn tăng trọng tuyệt đối theo kiểu hình chuông tăng dần đạt giá trị cực đại và sau đó giảm dần. Nuôi bò thịt thường kết thúc ở thời kỳ cuối cùng của giai đoạn nuôi vỗ béo, khi đường cong bắt đầu đi xuống. Tăng trưởng tuyệt đối đạt được phụ thuộc vào phẩm giống. Các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt cho tăng trọng tuyệt đối cao hơn so với các giống bò kiêm dụng hoặc các giống bò địa phương.
Độ sinh trưởng tương đối là mức độ tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ (%), đường cong sinh trưởng tương đối của bò là đường hyperbol. Bò càng lớn tuổi quá trình sinh trưởng càng chậm lại.
Kích thước các chiều đo và các chỉ số cấu tạo thể hình là sự biểu hiện cụ thể của quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc. Mỗi loại gia súc có một ngoại hình sản xuất riêng. Kích thước các chiều đo là tính trạng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Hệ số di truyền của tính trạng khá cao. Nguyễn Văn Thiện (1995)[54] cho thấy hệ số di truyền cao vây h2 = 0,63; vòng ngực h2 = 0,28.
Agasti và Cs (1984)[65] cho thấy bò lai giữa giống Jersey, Holstein với bò Hariana có dài thân chéo 181,75 - 186,85 cm, rộng ngực 45,12 - 50,26 cm lúc bò đạt khối lượng tương ứng 314,86 - 353,85 kg.
Trần Trọng Thêm (1986)[53] nhận thấy chiều dài thân chéo, vòng ngực của bò lai Holstein với bò Lai Sindhi cao hơn Lai Sindhi, các chỉ số tròn mình 105,62% - 113,16%, chỉ số dài thân 122,45% - 129,8%.
Để đánh giá khả năng cho thịt người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp mổ khảo sát tách riêng thân thịt xẻ thành từng loại riêng rẽ là phương pháp chính xác nhất. Nhưng do tính phức tạp và nó không còn ý nghĩa đối với con giống khi bắt buộc phải giết mổ, nên nhiều nghiên cứu đã tiến hành xem xét các mối tương quan giữa thân thịt với các chỉ tiêu khác đơn giản hơn và dễ thực hiện hơn. Hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy tương quan giữa các tính trạng diện tích cơ dài lưng với khối lượng thịt xẻ có r = 0,23 - 0,66; tương quan giữa tỷ lệ thịt xẻ với diện tích cơ dài lưng có r = 0,36; độ dày mỡ với diện tích cơ dài lưng có r = 0,01 (Koots và Cs, 1994)[107]
Để đánh giá năng suất thân thịt người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu, khối lượng khi giết mổ, tăng trọng ngày, tiêu tốn thức ăn, tuổi giết thịt, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh. Đây là những chỉ tiêu quan trọng của trong chăn nuôi bò thịt.
Để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của gia súc nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra và ứng dụng các hàm hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính để mô tả quá trình sinh trưởng của sinh vật. Gompertz (1825)[95], đưa ra mô hình để xác định các quá trình sinh trưởng của sinh vật, mô hình có dạng:
Y = m EXP(-aEXP(-bx)
Alessandra và Cs (2002)[66], đã sử dụng các hàm Gompertz, Brody và hàm Logistic để mô tả quá trình sinh trưởng của bò cái tơ Holstein từ sơ sinh