Gây Thất Thu Cho Ngân Sách Nhà Nước Thông Qua Hoạt Động Chuyển Giá


nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI lợi dụng để trục lợi và đặc biệt là do Việt Nam chưa có một chế tài thực sự đủ mạnh để áp chế các hành vi vi phạm. Các quy định về xử phạt vi phạm nhìn chung còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, mức phạt xử phạt tối đa theo Nghị định 117/2009/NĐ–CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ là 500 triệu đồng và nếu theo Nghị định 81/2006/NĐ–CP thì mức phạt thậm chí chỉ có 70 triệu đồng. Trong khi đó, để xây dựng, duy trì và vận hành một dây chuyền xử lý rác thải, nước thải thì doanh nghiệp FDI phải bỏ ra tới hàng tỷ đồng. Làm một phép tính đơn giản thì có thể thấy ngay rằng với các doanh nghiệp FDI việc nộp phạt hoá ra lại có lợi hơn và tiết kiệm hơn là không phải nộp phạt vi phạm môi trường. Vì vậy nhiều doanh nghiệp FDI hằng năm vẫn “vui vẻ” chấp nhận nộp phạt vi phạm môi trường thay vì phải bỏ tiền để duy trì vận hành hệ thống xử lý rác thải, nước thải theo đúng tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Tình trạng xâm hại đến môi trường của các doanh nghiệp FDI nếu không được giải quyết kịp thời mà cứ tiếp tục kéo dài thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nặng nề về lâu dài đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân cũng như đến khả năng phát triển chung của đất nước.

3.2.4. Gây thất thu cho ngân sách nhà nước thông qua hoạt động chuyển giá

Trong thời gian gần đây, một vấn đề nóng nổi lên đang được công luận và các cơ quan chức năng của Việt Nam đặc biệt chú ý đến đó là vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Chuyển giá có thể hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hoá, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hoá số thuế

của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu23. Hiện tượng chuyển giá của doanh nghiệp FDI không phải là hiện tượng riêng có ở Việt Nam mà thực tế nó đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu. Vấn đề là đối diện với hiện tượng đó thì cách thức ứng xử của các nhà nước, các quốc gia là như thế nào. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, với sự nâng cao hiệu lực quản lý cũng như đồng bộ, hoàn thiện từng bước cơ chế quản lý kinh tế, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện thấy ngày càng nhiều các dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI. Cách thức chuyển giá được các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sử dụng là kê khai khống giá nhập khẩu nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài cao hơn so với giá trị thực tế của nó đồng thời xuất bán lại hàng hoá sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này, các doanh nghiệp FDI không những “né” được thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp FDI thường lợi dụng sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các nước để xuất chuyển hàng hoá đến quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam. Ngoài ra, công ty mẹ thường dựa vào các chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam để tiến hành các hoạt động sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất, kinh doanh từ vùng này sang vùng khác để tận dụng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI càng ngày càng tinh vi khiến các cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng khó phát hiện và phát hiện kịp thời. Thậm chí ngay cả ở những nước phát triển trên thế giới – những nước có cơ chế quản lý tương đối hoàn thiện và chặt chẽ, khoa học và tiến bộ, thì việc phát hiện và đưa ra bằng chứng thuyết phục về

23 Dẫn theo http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid= 104:ctc20062&id=361:ccgovn&Itemid=109.


hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI cũng không hề dễ dàng nếu không muốn nói là cũng tốn không ít thời gian và công sức. Đơn cử như trường hợp các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ với kinh nghiệm và công cụ tối tân cũng phải mất vài năm mới tìm ra được bằng chứng một công ty thực hiện chuyển giá 2 tỷ USD với một mặt hàng dược phẩm. Thực chất việc lách luật để thực hiện chuyển giá của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua là hành vi trốn thuế để tăng lợi nhuận, do đó nó đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Vì vậy để hạn chế tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp FDI thì sau cấp phép đầu tư có lẽ cần phải có cơ chế theo dòi, rà soát một cách chặt chẽ đối với các doanh nghiệp FDI khi nhà đầu tư nước ngoài chính thức triển khai dự án ở Việt Nam.

Trên đây là một số tác động tiêu cực căn bản đối với nền kinh tế – xã hội Việt Nam mà hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa lại. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số tác động hạn chế khác như: FDI có thể làm thâm hụt cán cân thanh toán, các chủ đầu tư nước ngoài lợi dụng tình trạng quản lý yếu kém của phía Việt Nam để gian lận thương mại, trốn thuế, lừa đảo,…

3.3. Tiểu kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trải qua 2 thập niên thu hút và cấp phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Việt Nam đã thu hút được hàng trăm tỷ dollar vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển, đó thực sự là nguồn vốn tương đối lớn và quan trọng với Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, với đặc điểm là một nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn FDI đầu tư ở Việt Nam một mặt đã mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài – chủ thể nguồn vốn, chủ thể đầu tư – những lợi ích nhất định, mặt khác đã tạo ra những ảnh hưởng nhiều mặt đối với nền kinh tế – xã hội của Việt Nam –


Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 19

nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó, đối với Việt Nam, những mặt tích cực là rất đáng ghi nhận, nhưng đồng thời những tiêu cực nổi lên cũng không phải là ít và không nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là Việt Nam phải làm thế nào để phát huy những mặt tích cực, hạn chế và ngăn ngừa những mặt tiêu cực trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, góp phần hướng tới hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.‌


KẾT LUẬN


1. Một số đặc điểm về biến đổi cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008

Trong hơn 20 năm qua, dòng FDI đã từng bước hội nhập và trở thành một dòng chảy không thể thiếu trong nền kinh tế – xã hội Việt Nam. Cũng trong hơn 20 năm đó, dòng FDI đã tạo nên một lịch sử hội nhập và phát triển riêng cho mình, và cái lịch sử mà nó tạo ra cũng hết sức phong phú, sinh động, mang đầy tính thời sự, nhuốm đầy hơi thở của thời đại.

Nhìn lại quá trình 20 năm hoạt động của vốn FDI ở Việt Nam, dễ nhận thấy nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam không phải là một hằng số bất biến mà là một biến số luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi đó được thể hiện ở cả giá trị và cơ cấu nguồn vốn. Trên phương diện biến đổi cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy dòng FDI có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, trong 20 năm đã qua, nguồn vốn FDI ở Việt Nam đã có những biến đổi đáng chú ý, tuy nhiên những biến đổi đó nhìn chung diễn ra tương đối chậm; đồng thời ít có những biến động mang tính đột phá, bước ngoặt. Điều này được thể hiện rất rò nét ở sự biến chuyển của vốn FDI trên các góc độ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu hình thức đầu tư và cơ cấu đối tác đầu tư. Dưới góc độ cơ cấu ngành kinh tế, đó là sự tập trung tỷ trọng vốn FDI vào khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ. Dưới góc độ cơ cấu vùng lãnh thổ, đó là sự tập trung tỷ trọng vốn FDI vào các vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,


Đồng Nai,… Dưới góc độ cơ cấu hình thức đầu tư, đó là sự tập trung tỷ trọng vốn FDI vào các hình thức đầu tư được các nhà đầu tư ưa chuộng như hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Dưới góc độ đối tác đầu tư, đó là sự chiếm ưu thế về nguồn cung vốn FDI từ châu Á và một số quốc gia đến từ châu Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi chậm của cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam và những nguyên nhân này là xuất phát từ cả hai phía: từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ phía chủ nhà Việt Nam. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, yếu tố lợi nhuận luôn được các nhà đầu tư nước ngoài xem là mục tiêu hàng đầu khi lựa chọn địa bàn đầu tư. Và những địa bàn nào thỏa mãn được kỳ vọng của nhà đầu tư thì địa bàn ấy sẽ được nhà đầu tư lựa chọn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Với địa bàn Việt Nam, những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhân công lao động thường là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nhất. Vì vậy các nhà đầu tư lựa chọn địa bàn Việt Nam cũng thường là những nhà đầu tư hướng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, hay những ngành kinh tế, cần sử dụng nhiều những lợi thế này. Đồng thời khi quyết định tiến hành đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những địa điểm và những hình thức đầu tư thuận lợi cho việc triển khai, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì lẽ đó trong một thời gian dài có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh nhiều hơn ở một số ngành kinh tế, một số vùng lãnh thổ và thông qua một số hình thức đầu tư nhất định, làm cho sự biến chuyển về cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam trong 20 năm qua về cơ bản vẫn diễn ra chậm chạp. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên có lẽ là xuất phát từ phía chủ nhà Việt Nam, mà căn bản là ở môi trường đầu tư mà Việt Nam tạo ra cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù không thể phủ nhận


được rằng Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư có tính hấp dẫn cao, tuy nhiên so với nhiều quốc gia khác thì mức độ hấp dẫn đầu tư của Việt Nam vẫn có khoảng cách khá xa. Điều này được biểu hiện ở hệ thống hành lang pháp lý, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ lao động và trình độ quản lý của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và quá trình khắc phục những hạn chế này nhìn chung lại diễn ra chậm. Vì vậy, môi trường đầu tư Việt Nam không tạo ra được những đột biến trong thu hút vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, quan sát sự biến đổi nguồn vốn FDI qua các thời kỳ có thể thấy, sự biến chuyển của dòng vốn FDI ở Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng từ những biến động của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là chịu ảnh hưởng sâu đậm từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, các cuộc suy thoái kinh tế khu vực và toàn cầu mang tính chu kỳ. Kinh tế là một dòng chảy liên tục, thường xuyên biến đổi và biến động; nếu nó diễn tiến theo chiều hướng tốt, đi lên thì kinh tế tăng trưởng, ngược lại nếu diễn biến theo chiều hướng xấu, đi xuống thì kinh tế suy giảm, thậm chí là suy thoái, khủng hoảng. Khủng hoảng và suy thoái kinh tế có thể diễn ra trên một quy mô hẹp như ở một nền kinh tế hoặc cũng có thể diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn như ở một khu vực kinh tế hay trên phạm vi toàn cầu. Nhưng dù là ở quy mô nào, nhìn chung nó đều gây ra những tác động theo chiều hướng không tốt đến các nền kinh tế trong khu vực chịu ảnh hưởng của nó với những mức độ khác nhau tuỳ vào tiềm lực và “sức đề kháng” của từng nền kinh tế. Bản chất của vốn FDI là nguồn vốn có xuất phát điểm từ bên ngoài, cụ thể hơn là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài – những người trực tiếp tham gia hoạt động trong các nền kinh tế và là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong dòng chảy kinh tế, đối diện với các cuộc khủng hoảng và


suy thoái kinh tế, bản thân họ cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định, thậm chí trong nhiều trường hợp không ít nhà đầu tư phải đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản. Điều này làm cho nguồn vốn FDI mà họ cung cấp cho các nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng, nếu không muốn nói là bị sụt giảm, và có thể là sụt giảm nghiêm trọng, tạo nên sự khan hiếm, căng thẳng về nguồn vốn FDI trên thị trường vốn quốc tế. Nguồn cung vốn FDI bị giảm đi, trong khi lượng cầu về FDI ở các quốc gia vẫn rất lớn, có khi còn cao hơn bình thường do yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước nhanh chóng thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, nguồn vốn FDI chảy vào các quốc gia, vì vậy, khó tránh khỏi bị san sẻ, bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, sự ảnh hưởng được thể hiện đặc biệt rò nét qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Nhìn lại diễn biến của dòng FDI vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua có thể thấy trước khi các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đều đang trên đà tăng trưởng và thiết lập nên những kỷ lục trong thu hút FDI vào các năm 1996 và 2008 với tổng số vốn đăng ký lần lượt là 10164,1 triệu USD và 71726 triệu USD. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á xảy ra vào năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát vào cuối năm 2008 với quy mô rộng lớn và hậu quả nghiêm trọng thì dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đảo chiều, quay đầu đi xuống. Tình hình suy giảm dòng vào của FDI ở Việt Nam trong thời khủng hoảng và suy thoái chỉ dần dần được cải thiện cùng với quá trình từng bước phục hồi và thoát ra khỏi khủng hoảng của nền kinh tế đất nước, khu vực và thế giới.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí