Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đánh Giá Tđtl


mạnh tốc độ của VĐV.

Những chỉ số đánh giá sức mạnh tối đa, sức mạnh bột phát của các cơ duỗi chân, và cơ gấp bàn chân trong chế độ tĩnh lực được xác định nhờ các thiết bị do tổng hợp.

Những chỉ số thu được nhờ kết quả kiểm tra giai đoạn cho phép xác định mức độ hiện đang diễn ra trong quá trình huấn luyện và đánh giá hiệu quả tổng hợp của lượng vận động huấn luyện đã thực hiện.

1.8. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá TĐTL

1.8.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá TĐTL của các tác giả ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết có đề cập đến việc xây dựng hệ thống lý luận và ứng dụng thực tiễn của quá trình huấn luyện trong việc tuyển chọn, dự báo tiềm năng phát triển của VĐV cũng như việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện ở hầu hết các môn thể thao. Đồng thời ngay trong các đề tài nghiên cứu cũng tập trung vào vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn tuyển chọn và kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện hay xây dựng các chương trình huấn luyện, hoặc xây dựng các mô hình VĐV các cấp ở các môn thể thao khác nhau như:

- Hà Khả Luân và cộng sự (1997) đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bước đầu xây dựng các tiêu chí tuyển chọn về hình thái - tố chất - tâm lý

- chuyên môn thông qua tuổi xương cho VĐV các môn bơi lội - điền kinh - bóng chuyền” [35]. Mục đích nghiên cứu chính của công trình là xây dựng hệ thống phương pháp cũng như xác định các tiêu chí tuyển chọn về hình thái - chức năng, tố chất, chuyên môn thông qua tuổi xương, có khả năng ứng dụng trong tuyển chọn VĐV trẻ các môn bơi lội - điền kinh - bóng chuyền Việt Nam. Đề tài đã xây dựng được các nhóm chỉ tiêu hình thái, chức năng, tố chất, chuyên môn được lựa chọn chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng giới tính và từng lứa tuổi đều đủ độ tin cậy để áp dụng trong tuyển chọn VĐV năng khiếu, VĐV trẻ Việt Nam.

- Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), với đề tài: “Xác định chuẩn mực đánh giá TĐTL của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình thể thao quốc gia”[65]. Các tác giả trong quá trình nghiên cứu đã chọn được các tiêu chí có đủ độ tin cậy thuộc các nhóm yếu tố hình thái, chức năng, tâm lý và chuyên môn. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã đưa ra được các chuẩn mực đánh giá của các tiêu chí chọn lựa đó theo phương pháp “định mức tổng hợp các yếu tố theo các mức điểm”, và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.


đây có thể được coi là một trong những cách đánh giá tương đối chính xác, toàn diện đối với các VĐV ở mỗi giai đoạn của toàn bộ quá trình đào tạo.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 8

- Lê Nguyệt Nga và cộng sự (2000) với đề tài: “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV bơi lội trẻ nữ từ 13-15 tuổi và nam từ 15-17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn huấn luyện chuyên sâu” [40, tr78]. Đề tài đã xây dựng được hệ thống thang điểm đánh giá từng yếu tố và đánh giá tổng hợp TĐTL cho VĐV bơi lội trẻ nữ từ 13-15 tuổi và nam từ 15-17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) với đề tài: “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”[66]. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được hệ thống các test kiểm tra đánh giá TĐTL trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao cho VĐV các môn Điền kinh, Bơi lội, Các môn Võ thuật, Judo, Vật tự do, Vật cổ điển, Bóng đá, Bóng bàn. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống các test kiểm tra đánh giá TĐTL đối với môn Chạy cự ly dài với: 6 chỉ tiêu sư phạm đánh giá trình độ thể lực, 7 chỉ tiêu hình thái, 8 chỉ tiêu chức năng sinh lý.

- Nguyễn Tiên Tiến (2001) với đề tài “Nghiên cứu đánh giá TĐTL của VĐV bóng bàn nam 12-15 tuổi sau 2 năm tập luyện” [58]. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được hệ thống các test và thang điểm kiểm tra đánh giá TĐTL cho VĐV bóng bàn nam 12-15 tuổi.

- Nguyễn Kim Lan (2004) với đề tài “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV thể dục nghệ thuật trẻ 8-10 tuổi” [30]. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu hình thái (8-9 tuổi có 9 chỉ tiêu; 10 tuổi có 10 chỉ tiêu), chỉ tiêu tâm - sinh lý (8 tuổi có 4 chỉ tiêu; càng lớn vai trò chỉ các tiêu đánh giá cảm giác không gian càng giảm dần và đến 10 tuổi chỉ còn lại có 2 chỉ tiêu), chỉ tiêu kỹ thuật (Số chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật tăng dần theo lứa tuổi là do ở lứa tuổi nhỏ VĐV chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về thể lực, các chức năng tâm-sinh lý và các tiền đề khác nên chỉ sử dụng các động tác cơ bản trong thăng bằng, với dây, lụa, bóng làm nội dung kiểm tra kỹ thuật), chỉ tiêu thể lực (8 tuổi có 9 chỉ tiêu; 9 tuổi có 8 chỉ tiêu; 10 tuổi có 12 chỉ tiêu).

- Nguyễn Quang Vinh (2008) với đề tài “Xác định nội dung tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nam VĐV xe đạp đường trường lứa tuổi 16-18 trong giai đoạn chuyên môn hóa sâu” [71]. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được hệ thống các test hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của VĐV đạp đường trường lứa tuổi 16-18.


- Đàm Trung Kiên (2009) với đề tài “Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL đối với VĐV chạy 100m cấp cao”[28]. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được 1 chỉ tiêu hình thái, 5 chỉ tiêu chức năng, 2 chỉ tiêu kỹ thuật, 12 chỉ tiêu thể lực của VĐV chạy 100m cấp cao.

- Trịnh Toán (2009) với đề tài “Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16-18”[61]. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được 10 chỉ tiêu chức năng sinh lý, 3 chỉ tiêu kỹ chiến thuật, 12 chỉ tiêu tố chất thể lực của. Đồng thời đề tài cũng xác định được mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa thành tích chạy cự ly 800m và 1500m.

- Đàm Tuấn Khôi (2013) với đề tài “Xây dựng hệ thống đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao”[29]. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được 3 chỉ tiêu hình thái, 7 chỉ tiêu chức năng sinh lý, 10 chỉ tiêu kỹ thuật, 9 chỉ tiêu thể lực và 3 chỉ tiêu tâm lý của VĐV cầu lông cấp cao.

- Phạm Văn Liệu (2016) “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV các môn thể thao hoạt động có chu kỳ lứa tuổi 15-17 tại Thanh Hóa” [32]. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã: Lựa chọn được 12 test (sư phạm) ứng dụng trong đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15 - 17, giai đoạn chuyên môn hóa đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo bao gồm: Lực bóp tay thuận (kG); Lực cơ lưng (kG); Lực cơ đùi (kG); Dẻo gập thân (cm); Bật xa 3 bước tại chỗ (m); Bật xa 10 bước tại chỗ (m); Chạy 30m xuất phát cao (gy); Chạy 60m tốc độ cao (gy); Chạy 400m (gy); Chạy 1000m, 2000m, nam (ph); chạy 800m, 1500m nữ (ph); Chạy 12 phút (m). Tác giả cũng đã tiến hành kiểm định tính phân phối chuẩn, xác định mối tương quan, tỷ trọng ảnh hưởng các yếu tố, xây dựng tiêu chuẩn và thang điểm quy đổi đánh giá trình độ tập luyện (sư phạm) đối với VĐV chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15 - 17 giai đoạn chuyên môn hóa.

- Phan Thùy Linh (2020) “Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện VĐV chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao Việt Nam” [33]. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được 3 nhóm chỉ tiêu: Nhóm yếu tố hình thái có 03 chỉ tiêu; Nhóm yếu tố chức năng - tâm lý có 08 chỉ tiêu; Nhóm yếu tố chuyên môn có 08 tiêu chí của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.


- Theo Thông tư 03/2015/TT-BVHTTDL “Quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV” [56]. Giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao của VĐV là việc sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV, nghiên cứu, ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ vào quá trình đào tạo VĐV và các hoạt động khác có liên quan đến thể dục thể thao. Các chỉ tiêu được sử dụng trong trong giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bao gồm: Hình thái có 20 chỉ tiêu; Y sinh học có 30 chỉ tiêu; Tâm lý có 19 chỉ tiêu. Tất cả các chỉ tiêu trên được xây dựng mang tính phổ quát để có thể lựa chọn sử dụng cho tất cả các môn thể thao. Đối với các nội dung kiểm tra đánh giá về Thể lực, Kỹ thuật không có quy định cụ thể cho từng môn thể thao.

Vì vậy, nội dung giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao đối với các chỉ tiêu Hình thái , Y sinh học, Tâm lý do hội đồng giám định lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp trong các chỉ tiêu đã được quy định; Đối với các test đánh giá Thể lực, Kỹ thuật, chiến thuật tùy từng môn thể thao và đối tượng VĐV mà hội đồng giám định lựa chọn các test phù hợp...

Ngoài ra còn có nhiều Luận án cũng như các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả có uy tín nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ tiêu đánh giá TĐTL và hầu hết các tác giả đều đưa ra các kết luận cụ thể về các vấn đề nghiên cứu như: tính hợp lý của quá trình xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá TĐTL, các thông số của mô hình đánh giá trình độ tập luyện, các thông số của mô hình dự báo thành tích. Các kết quả nghiên cứu này là những căn cứ khoa học có giá trị tham khảo áp dụng trong tuyển chọn và dự báo thành tích VĐV hoặc áp dụng khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tính đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình...

Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV ở các môn thể thao khác nhau đều sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện mang tính đặc trưng riêng cho từng môn thể thao khác nhau và đây chính là những tư liệu hết sức quan trọng trong lĩnh vực kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên phần lớn chỉ đi sâu vào nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực chứ chưa tiến hành nghiên cứu toàn diện các yếu tố hình thái, chức


năng, y sinh, tâm lý, thể lực và kỹ chiến thuật có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của thành tích thi đấu, cũng như chưa đánh giá được một cách toàn diện về trình độ tập luyện đối với VĐV chạy cự ly dài.

1.8.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá TĐTL của các tác giả ở nước ngoài

Các nghiên cứu về hệ thống lý luận trong đánh giá trình độ tập luyện và tuyển chọn VĐV như: Bompa. T (2002) [3]; Nabatnhicova M.I. (1985) [38]; Nôvicôp,

Mátvêép (1980) [37]; Philin. V.P (1996) [46]; D.Harre (1996) [22] và Ozolin (1980)

[44].

Các nghiên cứu về tuyển chọn VĐV có: Delitrenok (1998) [18]; Nađơri (1985) [39]; P.D. Siris, P. M. Gaidarsca, K. I. Rachep (1992) [45]; Chen Hong Wu (1993) [78];…

Các nghiên cứu về hoạt động chức năng tâm - sinh lý VĐV có: Daniel Krischenbaum và cộng sự (2004) [16]; Hebbelluck. M (1992) [23]; Omri Ibar

(1999) [43]; Mensicov. V.V - Volcov. N.I (1997) [36];…

Các nghiên cứu tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có Aulic.

I.V (1982), “Đánh giá trình độ tập luyện thể thao” [1]; Daxiorơxki V.M (1978), “Các tố chất thể lực của VĐV”[17]; Nabatnhicôva. M.I (1985), “Mối liên hệ giữa trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và thành tích thể thao của VĐV trẻ”[38]; Xmirnôp I. V (1984) “Kiểm tra tổng hợp TĐTL của VĐV” [76]; Kapman. V. L đã nghiên cứu về chức năng để đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao và tác giả đã chứng minh rằng: “…Khi TĐTL tăng lên thì dung lượng máu chung cũng tăng lên và dung tích sống và thông khí phổi tối đa cũng tăng lên...”; Daniel Krischenbaum về phương pháp đánh giá trình độ tâm lý: như loại hình thần kinh, khả năng xử lý thông tin phối hợp với vận động, khả năng phản xạ [16, tr72]...

Theo tác giả Amaro-Gahete (2018), nghiên cứu các tác động của can thiệp đào tạo WB-EMS 6 buổi (mỗi tuần) đối với sự hấp thụ oxy tối đa, ngưỡng trao đổi yếm khí, thể lực chuyên môn và sức mạnh cơ bắp của nam VĐV điền kinh. Mười hai nam VĐV được chọn ngẫu nhiên vào can thiệp WB-EMS (n = 6; 27.0 ± 7.5 năm; 70.1 ± 11.1 kg; 1.75 ± 0.5 m) hoặc đối chứng (n = 6; 27.0 ± 6.1; 73.6 ± 3.4 kg; 1.77 ± 0.3). Nhóm WB-EMS đã giảm tần suất đào tạo chạy xuống còn một tuần và theo dõi một buổi huấn luyện WB-EMS mỗi tuần trong suốt 6 tuần. Những người tham gia trong nhóm kiểm soát duy trì việc huấn luyện sức bền chạy theo


giáo án thông thường. Mỗi VĐV tham gia đã hoàn thành bốn đánh giá: các thông số sinh lý [(i) VO2max, các giá trị ngưỡng trao đổi yếm khí và hiếu khí và (ii) chạy với hai test cường độ đánh giá sức chịu đựng của VĐV], sức mạnh công suất (bật nhảy) và các thông số nhân trắc học cả lúc ban đầu và sau khi can thiệp. Những người tham gia trong nhóm WB-EMS đã cải thiện VO2max, các giá trị ngưỡng trao đổi yếm khí và ứa khí, thể lực chuyên môn và sức mạnh bật nhảy (p

<0.05) so với nhóm đối chứng. Ở đó, WB-EMS dường như là một phương pháp huấn luyện hiệu quả dẫn đến cải thiện hiệu suất trong quá trình giảm khối lượng huấn luyện sức bền ở các VĐV nam điền kinh [79].

J Physiol Anthropol Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa sự bắt đầu tích tụ lactate trong máu (OBLA) và thành tích chạy đường dài để kiểm tra xem liệu OBLA có thể là một yếu tố dự báo tốt về thành tích chạy đường dài ngay cả ở những VĐV chạy bộ nam ưu tú có thành tích tương tự hay không. 11 VĐV chạy đường dài nam được đào tạo chuyên sâu đã tham gia vào nghiên cứu này. Vận tốc chạy trung bình của hiệu suất chạy của các cá nhân lần lượt là 5,918 +/- 0,084 m.s- 1 và 5,672 +/- 0,095 m.s-1 cho 5000 m (V5000) và 10.000 m (V10000). Nồng độ

lactate trong máu và phản ứng nhịp tim được đo ngay sau khi chạy tại hiện trường và giá trị trung bình của vận tốc chạy tương ứng với OBLA (VOBLA) là 5,447 +/- 0,132 m.s-1. Sự biến thiên của ba vận tốc này được biểu thị bằng hệ số phương sai (CV) nằm trong khoảng từ 1,4 đến 2,4%. Mối quan hệ nghịch đảo mạnh mẽ giữa nhịp tim tương ứng với OBLA (HROBLA) và hiệu suất đã được quan sát (r = - 0,709, p <0,02 cho V5.000 và r = -0,830, p <0,01 cho V10.000), trong khi thiếu mối quan hệ đáng kể giữa VOBLA và hiệu suất (r = 0,293, NS cho V5.000 và r = 0,130, NS cho V10.000). Hơn nữa, giá trị trung bình của HROBLA thu được trong nghiên cứu này (174,5 +/- 8,2 b.min-1) khá giống với ngưỡng nhịp tim được báo cáo bởi một số nhà nghiên cứu trước đó. Kết luận, chỉ riêng VOBLA không thể giải thích sự thay đổi nhỏ của hiệu suất chạy đường dài, và HROBLA nên được sử dụng thay cho VOBLA để đánh giá hiệu suất chạy đường dài ở những VĐV chạy hạng ưu có mức thành tích khá giống nhau [89].

Nudel,D. et al.(2015) [92] kết quả nghiên cứu trên 7 VĐV trẻ (15.4 ± 4.2 tuổi) hoàn thành 41 cuộc chạy marathon, 7 cuộc chạy 30 mile và 8 cuộc chạy 60 mile; tập luyện từ 30 – 105 mile trong 1 tuần; chiều cao tăng 26%, các VĐV có


tâm thất trái lớn hơn; sự hấp thu tối đa O2 cao hơn và ngưỡng yếm khí tốt hơn so với nhóm đối chứng.

Hausswirth, C.&Lehenaff,D. (2001) [86] Bài viết xác định các yếu tố trao đổi chất chính có ảnh hưởng đến năng lượng chạy (Cr) đường dài và ba môn phối hợp. Bài báo đề xuất một số bài tập giúp VĐV tiết kiệm năng lượng trong chạy như “lượng oxy", "năng lượng trao đổi chất", "năng lượng khi chạy" và "tiêu thụ oxy" gồm các bài tập ở trạng thái ổn định (từ 60 đến 90% tốc độ cực đại).

Armstrong N.& Barker A. (2011) [80] Tác giả xây dựng chương trình huấn luyện sức bền với khối lượng, cường độ và tần suất đủ để cải thiện sức bền ưa khí giúp cho VĐV tăng khả năng hấp thu oxy tối đa và cải thiện được tốc độ của mình. J Strength Cond Res, 2016, Ảnh hưởng của việc rèn luyện sức bền đối với ngưỡng lactate và hiệu suất sức bền. Để xác định tác động của 12 tuần tập luyện sức bền đối với ngưỡng lactate (LT) và hiệu suất sức bền, 18 nam giới khỏe mạnh chưa qua đào tạo từ 25 đến 34 tuổi được chỉ định ngẫu nhiên vào tập luyện sức bền (N = 10) hoặc đối chứng (N = 8) các nhóm. Mặc dù không có thay đổi về VO2max của máy chạy bộ hoặc VO2 đỉnh của chu kỳ, sự gia tăng 33 +/- 5% (P nhỏ hơn 0,001) trong thời gian đạp xe đến kiệt sức ở 75% VO2 đỉnh đã được quan sát thấy sau khi tập luyện. Không có thay đổi đáng kể nào về thời gian đạp xe được quan sát thấy ở nhóm đối chứng. Đã có sự giảm đáng kể nồng độ lactat trong huyết tương ở tất cả các cường độ tập luyện tương đối, nằm trong khoảng từ 55 đến 75% của tập luyện VO2 cao điểm. Hiệu suất sức bền được cải thiện có liên quan đến sự gia tăng 12% LT (r = 0,78, P nhỏ hơn 0,001). Chương trình đào tạo sức mạnh đã dẫn đến những cải thiện đáng kể (P nhỏ hơn 0,001) là 31 +/- 5% và 35 +/- 7% trong các giá trị mô-men xoắn đỉnh đẳng động học đối với độ giãn và độ uốn của chân, tương ứng với vận tốc 30 độ. S- 1. Cũng có sự gia tăng đáng kể các giá trị 1- RM là 30 +/- 4% (P nhỏ hơn 0,001) đối với động tác duỗi chân, 52 +/- 6% (P nhỏ hơn 0,001) đối với động tác gập chân và 20 +/- 4% (P nhỏ hơn 0,001) đối với máy ép cố định. Những phát hiện này chỉ ra rằng rèn luyện sức bền cải thiện hiệu suất độ bền chu kỳ độc lập với những thay đổi về VO2max. Hiệu suất được cải thiện

này dường như liên quan đến sự gia tăng LT và sức mạnh của chân [91].

1.9. Đặc điểm phát triển Điền kinh tại Khánh Hòa

Trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Khánh Hòa là một trong những


tỉnh thành đã đào tạo ra được nhiều VĐV thể thao thành tích cao. Trong đó, Điền kinh chính là môn thể thao thế mạnh.

Năm 1976, Khánh Hòa là địa phương đầu tiên trên cả nước đăng cai tổ chức giải Việt dã toàn quốc. Ngay từ lần đầu tiên họ đã khẳng định được vị thế rất rõ ràng. Khánh Hòa cũng là địa phương mà lúc đó đã xây dựng được phong trào tập luyện điền kinh trong học đường rất mạnh, liên tục lập được những chiến tích trong nước và quốc tế.

Năm 1987, Khánh Hòa có kiện tướng việt dã quốc gia đầu tiên là Nguyễn Đức Lập và họ bắt đầu tham gia HKPĐ toàn quốc từ năm 1983. Một thế hệ vàng VĐV như: Huỳnh Thị Cúc, Trần Thị Lan Thanh - kiện tướng 100m, 200m; Nguyễn Văn Trúc (kiện tướng, kỷ lục gia 400m); Nguyễn Thị Huyền Nga kiện tướng 10.000m. Cho đến những năm 2004 Khánh Hòa vẫn luôn duy trì được những thế hệ VĐV kế cận luôn đạt được những thành tích cao và mang lại rất nhiều huy chương trên các đấu trường trong nước và khu vực. Thế nhưng, hơn 10 năm gần đây chưa có VĐV nào có thể thay thế các đàn anh đi trước. Mặc dù hiện nay họ đang nắm giữ kỷ lục 10 năm vô địch toàn đoàn việt dã nhưng thực tế vẫn chưa đào tạo ra được những cá nhân xuất sắc có tầm ảnh hưởng ở đấu trường trong nước và khu vực.

Đã có nhiều nguyên nhân được lý giải, cơ bản nhất vẫn là các nguyên nhân

sau:


- Công tác tuyển chọn VĐV:

+ Cho đến nay, Bộ môn Điền kinh vẫn chưa xây dựng được “Mô hình” hoặc

“Tiêu chuẩn” hoặc “Hệ thống các chỉ số, các chỉ tiêu, các test” tuyển chọn VĐV Điền kinh nói chung và VĐV Chạy cự ly dài nói riêng.

+ Công tác tuyển chọn VĐV phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm của các HLV như: Tuyển chọn VĐV chủ yếu dựa thành tích thi đấu ở Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh; Tuyển chọn thông qua giới thiệu của các Giáo viên GDTC ở các trường phổ thông; Tuyển chọn VĐV thông qua quan sát thể hình và phỏng vấn để lựa chọn những VĐV có đam mê tập luyện Điền kinh sau đó cho tiến hành tập luyện trong thời gian từ 1 đến 3 tháng để lựa chọn những VĐV có tiềm năng để tuyển chọn chính thức;

- Công tác đào tạo, huấn luyện VĐV:

+ Kế hoạch huấn luyện chỉ xây dựng theo hình thức ngắn hạn từng năm 1 chứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022