Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Chính Sách Thương Mại Việt Nam – Campuchia


- Hiệp định về chống buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới Việt Nam – Campuchia (tháng 8 năm 2002)

- Hiệp định miễn thị thực Việt Nam – Campuchia (4/11/2008)

- Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia (4/11/2008)

- Hiệp định đường bộ Việt Nam – Campuchia (30/09/2009)

- Hiệp định vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia (18/12/2009)

- Hiệp định thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia ký ngày 24-3-1978.

- Nghị định chính phủ số 57/1998 NĐ-CP ngày 31-7-1998 của chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.

- Quyết định số 724/1998 QĐ-BTM ngày 18-6-1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Quyết định số 1732/2000 QĐ-BTM ngày 13-2-2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quy chế về hàng hóa của Vương quốc Campuchia quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Thông tư số 08/2000 TM-BTM ngày 12-4-2000 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc cấp giấy phép nhập khẩu gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ Campuchia.

- Nghị định chính phủ số 44/2001 NĐ-CP ngày 02-8-2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998.

- Hiệp định mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu


vực biên giới giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Campuchia ngày 26-11-2001.

- Nghị định chính phủ 02/2003 NĐ-CP ngày 14 - 01 - 2003 về phát triển và quản lý chợ.

- Quyết định 252/2003 QĐ-TTg 24-11-2003 của Thủ tướng chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới.

Các hiệp định, nghị định và biên bản thỏa thuận được ký giữa hai nước về hoạt động thương mại, hợp tác, kinh tế - văn hóa quá cảnh hàng hóa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới có những bước tiến rất đáng kể.

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam – Campuchia

2.1.2.1 Vị trí địa lý:

Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với 1.137 km đường biên giới chung, Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ tương đồng vô cùng gần gũi. Nhiều phong tục tập quán, trình độ sản xuất, cấp độ tiêu dùng, tâm lý thị hiếu của hai nước cũng có những nét giao hoà. Quan hệ buôn bán giữa hai nước hình thành từ xa xưa là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Nói như vậy để thấy rằng, Campuchia là một thị trường cũ nhưng trong bối cảnh mới đã gợi mở nhiều cơ hội hấp dẫn.

Ngày 24.6.1967, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 2 năm 1979, “ Hiệp định đường biên giới” đã được kí kết giữa hai Nhà nước Việt Nam – Campuchia. Sau tổng tuyển cử do Liên hợp quốc tổ chức tại Campuchia tháng 5 năm 1993, Chính phủ Hoàng gia được thành lập, quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới, dựa trên cơ sở của “Hiệp định Hoà bình, Hữu nghị và hợp tác” được kí kết giữa hai Chính phủ. Trong những năm


gần đây, quan hệ hữu nghị láng giềng không ngừng được củng cố và phát triển. Nhiều đoàn đại biểu cấp cao và đoàn đại biểu các bộ ngành, địa phương hai bên cũng thường xuyên sang thăm, trao đổi và ký kết nhiều văn kiện quan trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế- chính trị –văn hoá. Đặc biệt mối quan hệ nhiều mặt được tăng cường từ sau chuyến thăm hữu nghị chính thức của Lãnh đạo cao nhất của hai nhà nước năm 1995. Qua đó, hai bên khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bình đẳng cùng có lợi.

Tháng 2/1997, Hiệp định vận tải đường bộ được kí kết để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh vào Việt Nam. Việt Nam cũng đã trợ giúp Campuchia về lương thực, hàng tiêu dùng, cung cấp chuyên gia, đào tạo cán bộ, cấp vốn xây dựng cho một số công trình của Campuchia. Hai nước đã thực hiện có hiệu quả sự hợp tác theo phương thức tài nguyên Campuchia + lao động và kĩ thuật của Việt Nam + vốn góp chung hoặc đi vay từ một nước thứ 3.

Tháng 3/1998, Bộ thương mại Việt Nam và Bộ thương nghiệp Campuchia đã kí Hiệp định thương mại giữa hai nước theo đó chính phủ mỗi nước sẽ cho phép xuất khẩu những hàng hoá có thể xuất khẩu từ nước mình sang nước kia và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu những mặt hàng có thể nhập khẩu từ nước kia. Trong trường hợp áp dụng quy chế cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của luật pháp mỗi nước cũng như là thông lệ quốc tế. Đặc biệt hai nước đã nhất trí dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong buôn bán. Từ nay doanh nghiệp hai nước được hưỏng ưu


đãi về thuế quan và thủ tục hải quan. Đây chắc chắn là một động lực thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước phát triển mạnh mẽ.

Hai nước đã xác định phương hướng cho quan hệ hai nước trong thế kỉ 21 là “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Khi xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển ngày càng gia tăng và trong bối cảnh Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của ASEAN, cùng tham gia vào nhiều khuôn khổ hợp tác khu vực, chắc chắn hai nước sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp vốn đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trên cơ sở song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển, phồn vinh ở Đông Nam Á và trên thế giới.

2.1.2.2. Nguồn lực trong nước:

Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển, xúc tiến các mặt hàng có sử dụng lao động. Về ngắn hạn, nguồn lực được xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên Campuchia cũng là nước có nguồn lao động dồi dào thậm chí còn rẻ hơn của Việt Nam vì thế mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược sang Campuchia phải là hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao.

2.1.2.3. Nhân tố công nghệ:

Ngày nay khoa học kỹ thuật tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, và mang lại nhiều lợi ích, xuất khẩu không phải ngoại lệ khi công nghệ giúp mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam có thể đàm phán với đối tác qua


điện thoại, fax... giảm bớt đáng kể chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch. Công nghệ cũng giúp các nhà kinh doanh nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời hơn. Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong Ngân hàng...

2.1.2.4. Chính sách đối ngoại của hai quốc gia

+ Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Nhận rò xu thế trên, Việt Nam đã đề ra chủ trương hội nhập và kiên trì thực hiện chủ trương đó. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung Ương 3 (khoá VII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế theo tư duy “Mở cửa để làm bạn với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi”. Việt Nam sẽ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Chính sách đối ngoại của Campuchia


Cho đến nay, Campuchia đã là thành viên của các thể chế hợp tác kinh tế: WTO, AFTA, GMS, hợp tác Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia, Khu vực tự do thương mại Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc, Diễn đàn hợp tác sông Hằng-sông Mêkông…

Có thể thấy chính sách đối ngoại của Campuchia hoàn toàn tương đồng, phù hợp với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đó là nhân tố cơ bản để quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia vừa qua có bước phát triển mới, lòng tin được củng cố. Tuy nhiên, vấn đề biên giới và Việt kiều vẫn là những vấn đề tồn tại, nhạy cảm trong quan hệ hai nước và cũng là những vấn đề mà các thế lực thù địch ở Campuchia lợi dụng để vu cáo Việt Nam, kích động gây chia rẽ, hận thù giữa hai dân tộc, phục vụ cho mưu đồ chính trị xấu xa của chúng vì thế cả hai nhà nước cần phải tỉnh táo để có những đối sách có lợi cho môi quan hệ song phương nhiều mặt. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, hai nước đều đứng trước những thời cơ lớn và thách thức gắt gao. Đẩy nhanh quan hệ hợp tác, vượt qua khó khăn đưa đất nước vững bước đi lên trong quá trình phát triển hội nhập với khu vực và thế giới là điều có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với nhân dân hai nước.‌

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

2.2.1 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia

2.2.1.1. Quy mô và xu hướng

Việt Nam và Campuchia hai nước láng giềng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa giữa hai nước. Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã phát triển theo chiều hướng tích cực như tạo dựng một số hành lang pháp lý, các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, một số chính sách mậu dịch biên giới v.v.. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã có nhiều


chuyển biến lớn, đây là kết quả tác động của cả các yếu tố trong nước và yếu tố từ môi trường nước ngoài đem lại, đặc biệt là từ những ưu đãi mà hai nước dành cho nhau.

Nguồn Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan Tổng cục Hải quan Việt 1

(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị: triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2000 – 2007, đạt gần 30%/năm. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2002, một loạt các cuộc viếng thăm của lãnh đạo hai nước đã giúp quan hệ thương mại được cải thiện rò rệt, thể hiện ở tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 2002 đến 2007. Có sự tăng vọt ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia vào năm 2008, đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên gần 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 1,147 tỷ USD, tổng kim ngạch kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử đạt giá trị âm (-18,7%). Sang đến


năm 2010 và 2011 khi nền kinh tế dần được phục hồi sau khủng hoảng thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Campuchia lại tăng trở lại lần lượt đạt 1.552 triệu USD và 2.373 triệu USD.

Vào những tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia có những bước tăng trưởng đáng kể: quý I năm 2012, tổng kim ngạch thương mại hai nước (theo Bộ Thương mại Campuchia) đạt: 434,009 triệu USD, tăng tới 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt: 390.305.620 USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt: 43.703.995 USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông).

Bảng 2.1: Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam với một số nước trong khu vực Asean 2006-2009 (Đơn v : triệu USD)


Năm

Nước

Singapore

Thái Lan

Myanmar

Campuchia

Xuất khẩu





2006

1.630,63

897,54

16,46

765,1

2007

2.202

1.033,92

21,81

990,8

2008

2.659,73

1.348,92

32,63

1.430,66

2009

2.076,3

1.266

33,94

1.146,93

Nhập khẩu





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 19/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí