Tổng Quan Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề 90128

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ CHỦ CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu ở nước ngoài Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Trong đó, kỹ năng làm chủ bản thân được đề cập đến với tư cách là một nội dung căn bản trong việc hình thành hệ thống kỹ năng sống nói chung.

Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về kĩ năng sống nêu trên. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu như: năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội, năng lực làm chủ bản thân để người học làm chủ được các quan hệ xã hội.

Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc. Trong đó các kỹ năng làm chủ bản thân như: Tinh thần tự tôn, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu và tạo động lực… là không thể thiếu.

Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 và mục tiêu 6 nêu rõ: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng

sống phù hợp” và “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kỹ năng sống của người học” [30, tr.76]. Như vậy, học kỹ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kỹ năng sống của người học. Kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự chủ bản thân là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại. Kỹ năng tự chủ tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, dám vươn ra bên ngoài để khám phá năng lực của chính mình và thế giới xung quanh. Kỹ năng tự chủ giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

Theo MOE (2006), để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy và học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và học kỹ năng sống thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thấy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học [47]. Các phương pháp dạy và học có sự tham gia của người học được khuyến khích dùng trong giáo dục kỹ năng sống bao gồm: 11 nghiên cứu trường hợp, động não, thăm thực địa, thảo luận phiên, kể chuyện, hát, thảo luận nhóm, tranh luận, áp phích, trò chơi đóng vai, các trò chơi, dự án, biểu diễn thơ và đóng kịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của Nasheeda (2008) thực hiện tại Hồng Kong về giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu niên đã khẳng định trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội. Lúc này, trẻ cho rằng chúng không thể truyền đạt những gì chúng muốn với cha mẹ và người lớn, thường cảm thấy bản thân nằm giữa xung đột và tranh luận. Những tình huống đó khiến trẻ căng thẳng, tức giận, tự ti, dẫn đến kết quả học tập thấp và có những hành vi gây rối ở trường học cũng như ở nhà. Chương trình giáo dục kỹ năng sống với các kỹ năng cơ bản để phát triển cá nhân và xã hội sẽ giúp trẻ ứng phó với những thách thức, xử lý được tình huống trong ngày trong đời sống [48].

Kolosoa (2010) đã chỉ ra tình trạng giáo viên tại các trường học thiếu năng lực giảng dạy kỹ năng sống, các chương trình giáo dục phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 3

giáo dục. Chẳng hạn, các trường học không giới thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về giáo dục kỹ năng sống, điều này làm giảm giá trị và sự ghi nhận về vị trí của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Đồng thời, người học cũng không có các khóa học được đánh giá một cách nghiêm túc, vì thế họ cũng không dành sự quan tâm xứng đáng cho GD kỹ năng sống.

Báo cáo của Morris và cộng sự (2013) trình bày kết quả nghiên cứu của chương trình Foundations of Learning (FOL). Nền tảng học tập, đánh giá các can thiệp được thiết kế để đào tạo GVMN nhằm giúp họ có thể quản lý tốt hơn hành vi của trẻ và thúc đẩy một môi trường học tập trong lớp học tích cực hơn. Báo cáo đưa ra nhận định rằng những kỹ năng được cải thiện có thể củng cố năng lực xã hội và tình cảm của trẻ em, đồng thời cho phép giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy và học tập trong lớp học. FOL đã được tiến hành thử nghiệm ở Newark, New Jersey, Chicago và Illinois thông qua hoạt động đào tạo giáo viên và sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn nhằm củng cố kỹ năng quản lý lớp học [47].

Từ lịch sử nghiên cứu trên cho thấy vai trò của giáo dục kỹ năng sống là vô cùng quan trọng trong giáo dục hiện đại. Kỹ năng tự chủ và việc giáo dục kỹ năng tự chủ đã và đang là vấn đề được nhiều các nhà nghiên cứu cũng như nhiều tổ chức xã hội trên thế giới quan tâm. Trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng tự chủ đã được nghiên cứu và triển khai rộng rãi. Nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn thực hiện giáo dục kĩ năng tự chủ thông qua cách tiếp cận gắn với các vấn đề cụ thể và đối tượng được quan tâm nghiên cứu cũng rất đa dạng, phong phú. Thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh đến việc học sinh được tương tác, thực hành, giải quyết các vấn đề gắn liền với thực tiễn và được đánh giá mang lại hiệu quả. Đây là những cơ sở, tiền đề lý luận và thực tiễn quan trọng để cụ thể hóa các vấn đề giáo dục kỹ năng tự chủ ở mỗi quốc gia hiện nay.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, thuật ngữ kỹ năng sống được biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996), “GD kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” (dẫn theo [14]). Quan niệm về kỹ năng sống được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những kỹ năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu...

Đối với ngành giáo dục, việc giáo dục kỹ năng sống cho người học đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đồng thời được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu.

Phân tích tầm quan trọng của kỹ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học, Lục Thị Nga (2009) cho rằng nhân cách được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường, đó là con đường dạy học và con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó, trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học, tác giả đã chỉ ra phương pháp dạy học tích hợp kỹ năng sống vào môn Khoa học, đồng thời đưa ra phương pháp dạy học tích hợp kỹ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như phân tích ý nghĩa thực tiễn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc rèn luyện KNS cho HS tiểu học, chỉ ra các yếu tố cần thiết, hiệu quả của hoạt động NGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học (dẫn theo [27]).

Đề tài luận văn của thạc sĩ Nguyễn văn Giỏi: “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang” (năm 2011) cũng đã chỉ ra thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số, từ đó đề xuất các giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp các em tự tin, dám thể hiện bản thân và làm chủ chính các hoạt động giao tiếp của chính mình.

Bàn về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS, Trần Anh Tuấn (2012) đã phân tích thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho hiện nay trong nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống nhà trường và cuộc sống xã hội.

Ngày 04/01/2013, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Viện: “Kỹ năng tự nhận thức của học sinh trung học phổ thông hiện nay” mã số V2011 - 03 do Th.S Nguyễn Thị Hiền làm chủ nhiệm.

Đề tài luận văn của thạc sĩ Dương Minh Tùng “Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” (năm 2013) đã chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh THCS. Từ đó đã đề xuất một số biện pháp để quản lý giáo dục kỹ năng sống hiệu quả hơn.

Đề tài luận văn của thạc sĩ Trần Thị Thu Hiền “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ. Đã chỉ ra thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, về chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Thực trạng về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, giáo dục kỹ năng sống.Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả hơn.

Đề tài đã nêu tổng quan các hướng nghiên cứu cơ bản về kỹ năng tự nhận thức hiện nay, đưa ra một số khái niệm cơ sở của đề tài: kỹ năng, nhận thức, tự nhận thức, kỹ năng tự nhận thức, học sinh.

Đề tài đã đưa ra nội dung và tiêu chí nhận biết kỹ năng tự nhận thức: Kỹ năng tự nhận thức theo quan niệm của trí tuệ cảm xúc gồm 3 nội dung cơ bản: nhận thức cảm xúc, tự đánh giá bản thân và thể hiện sự tự tin; Các mức độ của kỹ năng tự nhận thức: gồm 5 mức độ phát triển của kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT; Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT gồm các yếu tố chủ quan như: độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, quá trình tự rèn luyện cá nhân.

Vận dụng những nghiên cứu về lý luận, bước đầu tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT tại một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích một số yếu tố chủ quan ( độ tuổi, giới tính, học lực) ảnh hưởng đến KN tự nhận thức của học sinh THPT hiện nay. Qua khảo sát thực trạng kỹ năng tự nhận thức của học sinh tại 2 trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho thấy: các em nhận thức được đầy đủ về các đặc điểm và vấn đề của bản thân, có khả năng giải quyết các vấn đề của bản thân. Sự nhận định của giáo viên cũng tương đồng với kết quả tự đánh giá của học sinh.

Ngoài ra, một số bài báo đã đề cập đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như bài báo của Huỳnh Xuân Nhựt - Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang với nội dung: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông bằng phương

pháp trải nghiệm sáng tạo tại” (năm 2016), bài báo của Nguyễn Thị Thanh Hồng với nội dung: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông theo quan điểm dạy học tích hợp”, (năm 2016), bài báo của Nguyễn Thị Thu Hằng “Hiện trạng triển khai giáo dục kĩ năng sống trên thế giới và Việt Nam”, (năm 2011)…

Các công trình nghiên cứu trong nước nêu trên đã đề cập đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự nhận thức nói riêng. Các công trình đã xây dựng được các khái niệm cơ bản là nền tảng cho quá trình nghiên cứu, đồng thời, đã chỉ ra thực trạng của vấn đề, đề xuất được một số biện pháp cơ bản. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kỹ năng tự chủ, đặc biệt là vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS đến nay vẫn còn là khoảng trống. Chúng tôi nhận thấy vấn đề này cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Có thể hiểu quản lý là sự tác động có ý thức bắt đầu từ khi con người hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý.

Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện. Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học”. Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý khi là động từ mang ý nghĩa: “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định;

“Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.

Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân(1989) có ghi: “Quản lý là phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” [30, tr.555].

Nguyễn Ngọc Quang trong tác phẩm của mình đã nêu: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tố chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [38, tr.131].

Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" [20].

Như vậy có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội.

1.2.2. Kỹ năng, kỹ năng tự chủ

1.2.2.1. Kỹ năng

Kỹ năng (Tiếng Anh: Skill; Tiếng Pháp: Capacité) là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp.

Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận

dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.

Theo Từ điển giáo dục học: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Nói khác đi, kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc hay một hoạt động nào đó một cách có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu cụ thể, nhằm đạt được mục đích nhất định trong những điều kiện nhất định” [45].

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam là: “Kỹ năng thường được coi là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra. Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được sử dụng trong những tình huống khác nhau” [8].

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định.

Tổ chức giáo dục UNESCO nhấn mạnh học tập suốt đời như là một chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI. Xác định bốn trụ cột của giáo dục mà việc học là hạt nhân. Giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình cơ bản mà trong một cuộc đời mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột của kiến thức:

-Học để biết là nắm những công cụ để hiểu.

- Học để làm là phải có những khả năng hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường sống của mình.

- Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người.

- Học để làm người là sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ ba loại hình trên. Tiếp cận theo bốn trụ cột trên thì kỹ năng có thể hiểu là: kỹ năng học tập,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí