Chưa Tuân Thủ Quy Trình, Nghiệp Vụ Liên Quan Hoạt Động Tín Dụng


chỉ tiêu ràng buộc (dư nợ tín dụng, nợ xấu, trích lập DPRR, kết quả kinh doanh, kết quả thu hồi nợ XLRR, nguồn vốn huy động…) dẫn đến lãnh đạo chi nhánh NHTM thường cân đối, điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất tại các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Các NHTM luôn có xu hướng che dấu chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thực của mình bằng nhiều cách thức, thủ thuật tín dụng dẫn đến phản ánh sai chất lượng tín dụng của khoản vay, khách hàng; hoặc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý RRTD không đúng quy định nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu; điển hình như NHCT TX Phú Thọ tỷ lệ nợ xấu từ 0,24% tăng lên 7,43% sau khi thanh tra, kiểm tra của NHCT Việt Nam và NHNN chi nhánh phát hiện nhiều hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng.

Kết quả phân loại nợ của NHTM chưa phản ánh đúng thực chất mức độ RRTD có nguyên nhân khách quan do quy định về phân loại nợ, trích lập DPRR còn chưa hợp lý, dựa trên nợ quá hạn nhưng chưa căn cứ mức độ RRTD của khách hàng, của khoản vay để phân loại nhóm nợ phù hợp. Hiện nay mới có BIDV đã chủ động trong phân loại nợ tương ứng với mức độ RRTD (hệ thống BIDV thực hiện phân loại nợ theo quy định điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng...), các NHTM còn lại đều thực hiện phân loại nợ trên cơ sở nợ quá hạn.

2.4.3. Chưa tuân thủ quy trình, nghiệp vụ liên quan hoạt động tín dụng

Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy tình trạng cho vay vượt mức phán quyết vẫn tồn tại hoặc có nhiều hình thức nhằm tránh vượt mức phán quyết (của NHTM, phòng giao dịch, chi nhánh cấp dưới) dễ phát sinh RRTD. Chưa tuân thủ đầy đủ các điều kiện tín dụng trong hệ thống như tỷ lệ, đối tượng được cấp tín dụng không có bảo đảm; điều kiện về chỉ tiêu tài chính khi cho vay có hoặc không có bảo đảm; chưa đăng ký giao dịch bảo đảm... Chưa tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng như không kiểm tra trong và sau cho vay, định giá lại TSBĐ theo định kỳ…

Chưa kiểm soát tốt việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng đảm bảo kết quả phản ánh trung thực chất lượng tín dụng khoản vay. Những trường hợp kết quả chấm điểm, xếp loại tín dụng được nâng lên cao hơn mức độ rủi ro thực


tế dễ dẫn đến RRTD do người vay được áp dụng những điều kiện tín dụng với mức

độ rủi ro thấp hơn (tỷ lệ cho vay không có TSBĐ, tỷ lệ vốn tự có phải tham gia…).

2.4.4. Chiến lược, chính sách tín dụng chưa rõ ràng; chưa chú trọng phân tích, quản trị danh mục cho vay đang thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Bên cạnh các NHTM có định hướng, chính sách trong hoạt động tín dụng khá rõ ràng, trọng tâm tại các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư và những đối tượng hạn chế tín dụng (chủ yếu các NHTM quy mô lớn, có nguồn vốn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều thành phần kinh tế như BIDV, NHCT Đền Hùng…) còn một số NHTM đầu tư tín dụng dàn trải, tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ rủi ro trong khi ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm (NHCT TX Phú Thọ tập trung cho vay quá lớn vận tải thủy...).

Chưa đa dạng, tối ưu hóa danh mục cho vay, tập trung quá lớn tại một lĩnh vực, đối tượng dẫn đến nguy cơ RRTD khi lĩnh vực, đối tượng tập trung đầu tư tín dụng gặp bất lợi, rủi ro (cho vay doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trước đây tại Hội sở NHNo chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ của Hội sở, trong khi BIDV cũng đầu tư cho vay nhưng với tỷ trọng thấp chỉ chiếm 3,4% dư nợ…).

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 13

2.4.5. Mô hình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng chưa phù hợp

Một số NHTM vẫn chưa có sự tách biệt hoàn toàn giữa 3 chức năng trong quy trình tín dụng: kinh doanh, quản lý rủi ro, tác nghiệp. Thậm chí có thời điểm có NHTM thực hiện theo mô hình một bộ phận thực hiện cả 3 chức năng (NHNo, cán bộ tín dụng vừa tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, phân tích thẩm định cho vay đồng thời giải ngân, thu nợ… rất dễ dẫn đến RRTD. Chức năng quản lý rủi ro đứng ngoài chức năng giám sát, kiểm soát nội bộ.

2.4.6. Chính sách, quy định về hoạt động tín dụng từ ngân hàng thương mại cấp trên còn chưa phù hợp, chưa hỗ trợ cho quản trị RRTD tại chi nhánh

Một số hệ thống NHTM ban hành quy định cơ chế, chính sách hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp, chưa hỗ trợ cho việc quản lý RRTD tại các chi nhánh như chưa xây dựng quy trình, quy định xác định tổng giới hạn tín dụng đối với khách hàng; quy định về xác định và cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên


quan; quy định về giải ngân tiền mặt; quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hầu hết các tài sản thế chấp (NHCT, NHĐT quy định rất cụ thể những vấn đề này trong khi có những hệ thống NHTM chưa đề cập đến như NHNo, MHB...).

2.4.7. Thu thập thông tin phục vụ quản trị RRTD chưa đầy đủ, chính xác

Thông tin nhằm phục vụ quản trị RRTD được các NHTM thu thập qua nhiều nguồn khác nhau nhưng còn thiếu căn cứ, độ chính xác chưa cao.

Một số chi nhánh NHTM chưa coi trọng việc thu thập thông tin để quản lý RRTD, còn có tâm lý cho vay dựa nhiều vào TSBĐ, coi TSBĐ là biện pháp để quản lý RRTD của khoản vay dẫn đến không thường xuyên kiểm tra, giám sát khoản vay cũng như nắm bắt thông tin liên quan người vay.


Kết luận Chương II:

Chương 2 của luận văn đã làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của 10 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2012. Từ những đơn vị có tỷ lệ nợ xấu rất thấp 0,09% đến những đơn vị có tỷ lệ nợ xấu rất cao 19,2% đều tiềm ẩn RRTD (do phân loại nợ chưa chính xác, do phần lớn nợ xấu đã được XLRR đưa ra ngoại bảng, do nợ nhóm 2 với số lượng lớn có nguy cơ chuyển thành nợ xấu...).

Những hạn chế của công tác quản trị RRTD thể hiện do 1 số nguyên nhân

sau:

1, Việc phát hiện RRTD tại nhiều chi nhánh NHTM còn mang tính thụ động,

chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ…);

2, Vai trò của báo cáo thẩm định RRTD trong quy trình tín dụng còn mờ nhạt, mang tính hình thức, không tác động nhiều đến quyết định cho vay hay không cho vay;

3, Vai trò của Hội đồng tín dụng cơ sở tại NHTM còn mờ nhạt;

4, Không khách quan, minh bạch trong phân loại nợ làm căn cứ để trích lập DPRR; Các NHTM luôn có xu hướng che dấu chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thực của mình bằng nhiều cách thức, thủ thuật tín dụng dẫn đến phản ánh sai chất lượng tín dụng của khoản vay; Kết quả phân loại nợ của NHTM chưa phản ánh đúng thực chất mức độ RRTD có nguyên nhân khách quan do quy định về phân loại nợ, trích lập DPRR còn chưa hợp lý;

5, Chưa kiểm soát tốt việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng đảm bảo kết quả phản ánh trung thực chất lượng tín dụng khoản vay;

6, Chưa đa dạng, tối ưu hóa danh mục cho vay, tập trung quá lớn tại một lĩnh vực, đối tượng dẫn đến nguy cơ RRTD khi lĩnh vực, đối tượng tập trung đầu tư tín dụng gặp bất lợi, rủi ro;

7, Chức năng quản lý rủi ro đứng ngoài chức năng giám sát, kiểm soát nội

bộ;


8, Một số hệ thống NHTM ban hành quy định cơ chế, chính sách hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp, chưa hỗ trợ cho việc quản lý RRTD tại các chi nhánh;

9, Chưa coi trọng việc thu thập thông tin để quản lý RRTD.


Chương III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ


3.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.1.1. Chỉ đạo, xây dựng và đưa ra định hướng, chính sách về tín dụng phù hợp với chủ trương, định hướng của Nhà nước, của ngành và địa phương

Thực hiện chức năng phân tích, tổng hợp, dự báo thống kê hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng và hoạt động kinh tế trên địa bàn NHNN chi nhánh đưa ra những định hướng cụ thể về hoạt động tín dụng, từ đó các chi nhánh NHTM đánh giá, phân tích diễn biến, xu hướng và rủi ro trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn để phân bổ tín dụng phù hợp, quản trị tốt RRTD. NHNN chi nhánh xây dựng, đưa ra các chỉ tiêu hoạt động tín dụng (tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu) trên địa bàn trong các năm phù hợp với thực tế địa phương, năng lực hoạt động và kiểm soát của các NHTM; từ đó là tín hiệu, định hướng cho các chi nhánh NHTM triển khai hoạt động tín dụng phù hợp với năng lực hoạt động, quản trị rủi ro. Căn cứ các đề án, kế hoạch, chỉ thị… của NHNNVN, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thành, thị, NHNN chi nhánh xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành công tác tín dụng phù hợp với chủ trương của ngành, của địa phương qua đó góp phần nâng cao chất lượng và quản trị RRTD trên địa bàn.

3.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra giám sát, đảm bảo hoạt động tín dụng được tuân thủ theo quy định, kiểm soát được rủi ro và chất lượng tín dụng

Hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng trên địa bàn. Do vậy, một trong những định hướng quan trọng để quản trị tốt RRTD tại các NHTM là việc không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thanh tra, giám sát chi nhánh. Trong đó những giải pháp quan trọng đó là đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra trực tiếp dựa trên cơ sở rủi ro và định hướng qua giám sát từ xa; kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và trên cơ sở rủi ro; hoàn thiện hơn nữa việc triển khai, xây dựng nội dung, đề cương, kế hoạch thanh tra; tăng cường giám sát thực hiện xử lý,


kiến nghị sau thanh tra; nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát từ xa, khả năng tiếp nhận, nắm bắt thông tin; không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp qua thực tiễn công tác; có chính sách và cơ chế khuyến khích những cán bộ có tâm huyết nghề nghiệp, gương mẫu, làm đầu tàu trong từng mảng nghiệp vụ; xác định các vị trí chuyên sâu, đặc thù để có hướng chuyên môn hoá, tạo mũi nhọn đột phá trong từng lĩnh vực; bố trí nhân lực đội ngũ cán bộ, lãnh đạo thanh tra có khả năng thích ứng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3.1.3. Tổ chức tín dụng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng; kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng đặt dưới sự chỉ đạo, định hướng và giám sát của NHNN chi nhánh

Các chi nhánh NHTM trên địa bàn cần nâng cao hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tới từng cán bộ trong từng khâu của quy trình tín dụng; chú trọng tự thực hiện kiểm tra kiểm soát, quản lý rủi ro nhưng phải đặt dưới sự chỉ đạo, định hướng và giám sát của NHNN chi nhánh; đảm bảo tính hiệu quả, đúng định hướng và an toàn chất lượng tín dụng chung của ngành trên địa bàn. Trong những trường hợp các chi nhánh NHTM chất lượng kiểm soát, quản lý RRTD yếu kém, đối diện nguy cơ RRTD cao NHNN sẽ có những biện pháp trực tiếp, cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời, đảm bảo chất lượng tín dụng chung trên địa bàn (thanh tra kiểm tra trực tiếp; yêu cầu giám sát, báo cáo thường xuyên; hạn chế cấp phép mở rộng; yêu cầu Hội sở NHTM kiểm tra, có biện pháp xử lý…).

3.1.4. Hỗ trợ, phối hợp tháo gỡ tồn tại, vướng mắc về cơ chế chính sách, văn bản liên quan hoạt động tín dụng

NHNN chi nhánh với chức năng triển khai, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách hoạt động tiền tệ, tín dụng trên địa bàn thường xuyên tư vấn, hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện cơ chế, chính sách tín dụng đảm bảo hoạt động tín dụng được thông suốt, an toàn, hiệu quả. Phản ánh, kiến nghị với NHNN Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh những vấn đề còn bất cập trong cơ chế tín dụng để có giải pháp thuận lợi cho hoạt động tín dụng. NHNN chi nhánh phối hợp, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan cùng tháo gỡ, giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023