Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Dịch Vụ Du Lịch Bến Thành


hình ảnh công ty đến du khách, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo chí, truyền hình.

- Đa dạng hóa hình thức công ty và sản phẩm du lịch lữ hành.

+ Lập nhiều công ty cho từng khúc thị trường, cho từng sản phẩm du lịch nhằm chuyên biệt hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cho từng nhóm du khách. Điều này vừa bảo vệ tốt thương hiệu, vừa khai thác tối đa thị phần.

+ Đi sâu chuyên môn hóa trong kinh doanh bằng cách tách thành hãng điều hành (tour operator), hãng bán sỉ (wholesaller), đại lý du lịch bán lẻ (travel agent). Nhờ vậy, các hãng du lịch nước ngoài tạo được hệ thống thu gom khách rộng lớn mà bộ máy điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút khách mở rộng thị phần hơn nữa.

+ Đa dạng hóa sản phẩm từ thấp đến cao cấp, luôn khai thác các tour tuyến mới, loại hình du lịch mới nhằm duy trì và phát triển nguồn khách mới.

+ Chuyển hướng thị trường mục tiêu, khai thác nguồn khách du lịch nội địa, kích thích du khách qua việc quảng cáo mạnh mẽ và hoạt động quan hệ công chúng. Thúc đẩy du lịch nội địa bằng các chương trình rút thăm trúng thưởng hoặc tổ chức các tour du lịch đặc thù và giá cả hấp dẫn.

+ Xây dựng các chương trình du lịch mua sắm, giải trí, săn sóc sắc đẹp, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch về với thiên nhiên hoang dã… thay cho các chương trình du lịch ngắm cảnh thông thường trong khi du khách vẫn còn e ngại khi đến những điểm tham quan đông người, những nơi không có tính an toàn cao.

1.3.2. Bài học vận dụng ở Việt Nam

Tình hình du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những tiến bộ lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều đặc điểm mà các doanh nghiệp lữ hành phải cân nhắc trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý du lịch chưa thật chặt chẽ nên còn tình trạng không ít hãng du lịch nước ngoài mượn tư cách pháp nhân của công ty trong nước để kinh doanh bất chấp các qui định của Nhà nước gây cho việc cạnh tranh trở nên không lành mạnh, không công bằng; đồng thời không ít các doanh nghiệp du lịch trong nước hoạt động thiếu tính chuyên môn, không coi trọng khách hàng nên chẳng hề quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà chủ yếu sử dụng thủ đoạn phá giá để giành giật nguồn khách.

Khung pháp lý cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng chuyên nghiệp vẫn còn thiếu.

Về phía doanh nghiệp, do mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên đội ngũ cán bộ làm công tác lữ hành còn thiếu về số lượng lại chưa được đào tạo chính qui, yếu kinh nghiệm thực tiễn cọ xát trong môi trường kinh doanh quốc tế. Vốn


đầu tư của từng doanh nghiệp lại rất hạn hẹp làm hạn chế nghiêm trọng khả năng cạnh tranh nhất là trên thị trường khách quốc tế.

Về thị trường, do thu nhập của người dân mới bắt đầu được nâng cao nên nhu cầu du lịch mới bước đầu phát triển. Vì vậy, thị trường du lịch Việt Nam tuy đang mở rộng nhưng thực sự còn khá nhỏ hẹp.

Từ thực tế kinh doanh du lịch ở Việt Nam, nhất là du lịch lữ hành cộng với kinh nghiệm của một số công ty du lịch tiêu biểu của nước ngoài, có thể nêu lên ít nhất ba bài học vận dụng trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam. Đó là:

Một là, các hãng lữ hành Việt Nam phải biết tận dụng các thủ thuật kinh doanh từ đơn giản, “thủ công” như chào hàng trực tiếp, chào hàng qua thư, tiếp cận khách hàng qua quan hệ cá nhân, hội đoàn… để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta đồng thời mạnh dạn cập nhật những phương pháp tiếp thị hiện đại như quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, thương mại điện tử, qua sự hợp tác quốc tế, qua tham gia hội chợ, hội nghị nước ngoài… nhằm nhanh chóng hướng đến tính chuyên nghiệp của môi trường kinh doanh quốc tế.

Hai là, sớm tìm ra phương cách phối hợp đa phương giữa: hãng lữ hành-hãng lữ hành, hãng lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như hàng không, phương tiện vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm, điểm tham quan-giải trí...

Ba là, tạo sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các doanh nghiệp lữ hành với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và giới báo chí, truyền hình trong công tác quảng bá, tiếp thị cả trên thị trường quốc tế lẫn trong nước.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH


2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DVDL BẾN THÀNH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành Tên giao dịch tiếng Anh: Ben Thanh Tourist Service Company Tên viết tắt: BenThanh Tourist

Trụ sở chính: 4-6 Hồ Huấn Nghiệp, phường Bến Thành Quận 1,

TP. HCM

Năm 1989 xem như là mốc thời gian Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, người nước ngoài bắt đầu biết đến Việt Nam như là một điểm đến mới với nhiều lý do khác nhau như tham quan du lịch hay tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh. Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch đang ngày một gia tăng trong khi tại TP.HCM chỉ có một số ít công ty du lịch, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đã được thành lập theo quyết định số 741/QĐ-UB ngày 09/12/1989 của UBND TP.HCM trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị kinh tế của Quận 1 bao gồm: Công ty Ăn uống Quận 1, Trung tâm thương mại Quận 1, Trạm phát hành Quận 1 và một số nhà hàng khách sạn của Sở Ăn uống và Khách sạn Thành phố chuyển giao.

Công ty được cấp quyết định thành lập DNNN theo quyết định số 216/QĐ- UB ngày 11/12/1992 của UBND TP.HCM.

Theo chủ trương của Nhà nước về việc hình thành các Tổng Công ty, ngày 26/12/1997 Tổng Công ty Bến Thành được thành lập trên cơ sở lấy Công ty XNK và Dịch vụ Quận 1 làm nòng cốt, bao gồm 9 đơn vị thành viên là các doanh nghiệp nhà nước Quận 1. Công ty Dịch Vụ Du Lịch Bến Thành trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bến Thành.

Từ khi thành lập đến nay, Du Lịch Bến Thành đã không ngừng phát triển và trưởng thành, mở rộng hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước, tham gia vào nhiều tổ chức và Hiệp hội du lịch trong nước và quốc tế. Đến nay, Benthanh Tourist đã là thành viên chính thức của các Hiệp hội, tổ chức sau:

- Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI).

- Hiệp hội Du lịch Sài Gòn (SATA).

- Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA).

- Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA).

- Hiệp hội Du lịch Châu Mỹ(ASTA).


2.1.2. Chức năng kinh doanh

Dịch vụ-du lịch: Tổ chức tour du lịch trong nước và quốc tế, vận chuyển du lịch, đại lý hàng không, các dịch vụ phục vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vũ trường, karaoke.

Thương mại-Xuất nhập khẩu: kinh doanh thương mại-XNK, hoạt động thương mại tổng hợp với mạng lưới các cửa hàng phục vụ du khách. Sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu và hàng tiêu dùng.

Kiều hối: dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoại tệ. Thanh toán các loại thẻ tín dụng. Kinh doanh XNK vàng bạc, đá quí.

Đầu tư: Đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài. Cho thuê văn phòng cho khách trong nước và nước ngoài.

Dịch vụ việc làm: Dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ giải quyết việc làm.

Trong đó, chức năng kinh doanh chính của công ty là Du lịch. Các lĩnh vực Thương mại –XNK, Đầu tư, Kiều hối, dịch vụ việc làm là các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ, phục vụ cho lĩnh vực Du lịch.

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

2.2.1. Các nguồn lực

2.2.1.1 Nguồn nhân lực

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của công ty phân theo độ tuổi

Đơn vị: người

Độ tuổi

18-30

31-40

41-50

51-60

Tổng cộng

Số lượng

386

199

155

27

767

Tỷ lệ

50,4%

25,9%

20,2%

3,5%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010 - 3

(Nguồn : Công ty DVDL Bến Thành)

Tổng số CBCNV của công ty là 767 người, trong đó độ tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ 76,3%, như vậy công ty rất có tiềm năng về lực lượng lao động, bởi lao động ở độ tuổi này có đặc điểm: năng suất cao, nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, năng động trong công việc thời gian phục vụ cho công ty được dài lâu, thuận tiện cho việc đào tạo nâng cao tay nghề.


Bảng 2.2: Nguồn nhân lực của công ty phân theo trình độ – lĩnh vực hoạt động

Đơn vị: người


Chuyên môn Trình độ

Thương mại

Khách sạn

– Nhà hàng

Dịch vụ du lịch

Quản lý

Cộng

Tỷ lệ

Thạc sỹ



1

2

3

0,4%

Đại học

11

27

55

58

151

19,7%

Cao đẳng



4

3

7

0,9%

Trung cấp

4

12

10

15

41

5,3%

Dưới trung cấp

19

472

64

10

565

73,7%

Tổng cộng

34

511

134

88

767

100%

(Nguồn : Công ty DVDL Bến Thành)

Về trình độ chuyên môn, số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 20,1% tổng số lao động trong toàn công ty, trong đó 68% cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học, 13,8% nhân viên có trình độ đại học trở lên tập trung trong lĩnh vực dịch vụ du lịch chiếm 8,2%, khách sạn – nhà hàng chiếm 4%, thương mại chiếm 1,6%.

Đội ngũ lãnh đạo công ty có bề dày nhiều năm kinh nghiệm, được rèn luyện qua thực tế kết hợp với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các cán bộ quản lý ngang tầm với yêu cầu phát triển.

Đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp như bảo vệ, bếp, phục vụ bàn, phục vụ phòng,… đa số đều đã qua đào tạo nghiệp vụ. Những khâu trực tiếp tiếp xúc với khách hàng như hướng dẫn viên, tiếp tân,… đa số biết một ngoại ngữ từ trình độ B trở lên. Tuy nhiên số lao động biết hai ngoại ngữ trở lên còn ít và đa số lao động biết những ngoại ngữ thông dụng như Anh, Pháp còn những ngoại ngữ khác như Đức, Hàn,… thì số người biết còn rất ít, do đó gặp khó khăn trong việc nghiên cứu, mở rộng thị trường lữ hành quốc tế.

2.2.1.2 Voán

Tính đến thời điểm 31/12/2004 tổng vốn của công ty là: 262.884.745.000 đồng, tuy nhiên vốn này chủ yếu thuộc dạng tiềm năng vì có tới 62% vốn thuộc nguồn vốn Nhà nước giao bằng quyền sử dụng đất (163 tỷ) để liên doanh với nước ngoài, nhưng hiện nay do tình hình khách quan, các dự án liên doanh chưa triển khai được nên nguồn vốn giao đất này chưa phát huy tác dụng. Vì vậy, vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và việc đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty.


Bảng 2.3: Qui mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty đến 31/12/2004

ÑVT: 1.000 đ

TÀI SẢN

TRỊ GIÁ

NGUOÀN VOÁN

TRỊ GIÁ

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

53.279.277

A. Nợ phải trả

72.000.205

1. Tiền

3.567.841

1. Nợ ngắn hạn

52.020.644

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn


2. Nợ dài hạn

18.044.017

3. Các khoản phải thu

18.293.188

3. Nợ khác

1.935.544

4. Hàng tồn kho

28.704.698



5. Tài sản lưu động khác

2.713.548



B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

209.605.467

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

190.884.539

1. TSCÑ

17.953.073

1. Nguồn vốn KD & Qũy

189.888.866

2. Đầu tư tài chính dài hạn

174.175.489

2. Nguồn kinh phí, quỹ khác

995.673

3. Ký qũy, ký cược dài hạn

575.287



4. Chi phí trả trước dài hạn

1.576.727



Cộng tổng tài sản

262.884.745

Cộng tổng nguồn vốn

262.884.745

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty DVDL Bến Thành)

2.2.1.3 Cơ sở vật chất

Công ty hiện quản lý 35 mặt bằng, trong đó 27 mặt bằng được UBND TP chuyển giao tài sản cố định, 3 mặt bằng công ty tự mua, 1 thuê công ty quản lý nhà TP, 2 thuê công ty quản lý nhà Q1, 2 mặt bằng nhà nước giao để liên doanh với nước ngoài. Tất cả các mặt bằng trên đều nằm trên địa bàn Quận 1, ngay trung tâm thành phố, có vị trí hết sức thuận lợi trong việc kinh doanh, đây là một lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra công ty còn thuê thêm một số các các bằng khác nằm ngoài Quận 1 để kinh doanh và phát triển mạng lưới, bao gồm:


- Hệ thống văn phòng giao dịch:

9

- Hệ thống khách sạn:

3 (154 phòng)

- Hệ thống nhà hàng – vũ trường – karaoke:

14

- Hệ thống các cửa hàng và trung tâm thương mại:

10

- Hệ thống kho bãi:

4

Tuy có lợi thế về vị trí, nhưng đa số các mặt bằng của công ty đều có qui mô khá nhỏ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển.

Về phương tiện vận chuyển, công ty trang bị 14 đầu xe, trong đó 5 xe (1 xe 15 chỗ, 2 xe 6 chỗ, 2 xe 4 chỗ) dùng đi công tác thường ngày, còn lại đội xe 9 chiếc


để vận chuyển khách du lịch bao gồm 4 xe 45 chỗ, 1 xe 30 chỗ, 2 xe 25 chỗ, 2 xe 16 chỗ. Đội xe này thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khách du lịch. Một trong những công tác đầu tư trong lĩnh vực lữ hành là đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch, thực trạng trong thời gian qua phương tiện vận chuyển của đơn vị còn thiếu và cũ, cần phải tăng cường và đổi mới.

2.2.1.4 Uy tín thương hiệu

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam đã khiến cho các doanh nghiệp bắt buộc phải tạo cho mình một thương hiệu trên thị trường. Những thương hiệu nổi tiếng không chỉ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường mà còn có những lợi thế so sánh khác như dễ dàng được khách hàng chấp nhận, không mất nhiều thời gian và tiền bạc để quảng bá… Chính uy tín của thương hiệu đã có tác động trực tiếp đến khách hàng trong khi lựa chọn các chương trình du lịch hoặc dịch vụ khi quyết định mua. Bên cạnh đó sự khác nhau của sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có thương hiệu đã làm nên giá cao hơn của mỗi sản phẩm cùng loại mà khác thương hiệu. Lợi ích của doanh nghiệp có thương hiệu thường thể hiện rất rõ ở giá thành các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Điều này thực sự mang lại lợi thế cho doanh nghiệp bởi trên cùng một quy trình kinh doanh, các doanh nghiệp có uy tín thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu như là một công cụ, vũ khí cạnh tranh, công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Với tiêu chí “khách hàng là thượng đế – chất lượng phục vụ trên lợi nhuận” nhiều năm qua công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan và trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhiều du khách và đối tác quốc tế. Thương hiệu du lịch Bến Thành hiện nay đã được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến là một trong những đơn vị lữ hành hàng đầu Việt nam đạt danh hiệu Topten 6 năm liền (1999-2004) và 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu “đơn vị lữ hành nội địa được hài lòng” được người tiêu dùng bình chọn do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Những thành quả này là do sự nỗ lực vươn lên, phấn đấu không ngừng trong nhiều năm liền của Ban lãnh đạo công ty cùng với tập thể CBCNV. Do đó phải khẳng định thương hiệu Du lịch Bến Thành là một thương hiệu uy tín, có sức mạnh mà nhiều đơn vị khác trong ngành du lịch ao ước đạt tới. Chính vì lợi thế này, khả năng cạnh tranh và thu hút khách đến với du lịch Bến Thành ngày càng cao, các tổ chức kinh tế đều muốn hợp tác với công ty để làm ăn và phô trương thanh thế.

2.2.2 Tình hình kinh doanh

2.2.2.1 Về sản phẩm

Khác với các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch để bán cho khách hàng chính là các chương trình du lịch, đó chủ yếu là sự kết hợp giữa tài nguyên thiên


nhiên, tài nguyên nhân văn cùng với những phương tiện phục vụ khách hàng như phương tiện chuyên chở, ăn, ở,... và thái độ phục vụ. Như vậy bản chất của du lịch không phải là hoạt động mua bán các sản phẩm tiêu dùng bình thường mà là mua những “hàng hóa tinh thần”. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phải xây dựng được những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch và có những nét riêng so với các doanh nghiệp khác để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường du lịch.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách du lịch cũng như không ngừng tìm tòi, sáng tạo, xây dựng những sản phẩm mới lạ, mang nét riêng để làm lợi thế cạnh tranh của mình.

Trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, ngoài loại hình du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, công ty đã xây dựng nét đặc thù cho riêng mình – chương trình tour xuyên Việt (trekking) với chất lượng tour ngày càng nâng cao đã thu hút lượng khách quốc tế đáng kể. Bên cạnh đó là các tour chuyên đề tìm hiểu văn hóa, dân tộc, tour dành cho cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, tour xe đạp, tour săn bắn…

Trong lĩnh vực du lịch nội địa, các chương trình tour được công ty xây dựng mang tính linh hoạt, có thể thay đổi theo yêu cầu phù hợp với từng đối tượng khách hàng như chương trình dã ngoại, sinh hoạt lửa trại cho sinh viên học sinh, chương trình du lịch hè cho giáo viên, chương trình nghỉ mát dành cho công nhân viên chức, chương trình du lịch cuối tuần… Công ty cũng tìm kiếm và mở thêm các sản phẩm tour mới như lên rừng xuống biển, khám phá cảm xúc mới, tham quan các vùng sinh thái… độc đáo và phù hợp với xu thế mới.

Đặc biệt, nắm bắt tiềm năng và xu hướng phát triển của loại hình du lịch MICE, công ty đã nhanh chóng chuyển một văn phòng du lịch để thành lập Trung tâm tổ chức hội thảo và sự kiện nhằm khai thác thị trường đầy tiềm năng này, đây là một trong những trung tâm du lịch đầu tiên của thành phố khai thác thị trường MICE. Tuy mới thành lập, trung tâm đã tổ chức thành công nhiều hội nghị lớn, thu hút một lượng khách du lịch đáng kể.

2.2.2.2 Về thị trường

Thị trường khách quốc teá

Những thị trường khách trọng điểm của công ty là Hà Lan, Nhật, Đức, Pháp, Mỹ. Thị trường tiềm năng của công ty là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nga. Tính đến nay, công ty đã đặt quan hệ với 38 hãng của 23 quốc gia trên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023