Về các biện pháp cụ thể để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu được các nước áp dụng có thể chia làm ba nhóm chính gồm:
Thứ nhất, bằng các quy định của pháp luật cạnh tranh
Đây là biện pháp hữu hiệu bậc nhất của Nhà nước để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vì đây là biện pháp có hiệu lực thi hành cao nhất mà Nhà nước buộc các chủ thể phải tuân theo. Mỹ có thể nói là một trong những nước ban hành pháp luật cạnh tranh sớm nhất trên thế giới (Luật Sherman năm 1890), đây là bộ luật chống độc quyền đầu tiên được thông qua bởi các bang trước khi trở thành bộ luật Liên bang, trong đó đã có những quy định về hành vi lạm dụng quyền lực thị trường (Misuse of market power). Ngoài ra các quy định này cũng được quan tâm trong hệ thống pháp luật của từng bang. Pháp luật của Mỹ không hạn chế việc tham gia thị trường bao gồm cả việc nhập khẩu và phân phối, tuy nhiên yêu cầu phải có sự tách bạch giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ để ngăn ngừa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp dầu mỏ. Nhu cầu tại Mỹ tương đối ổn định ở mức cao và đủ độ lớn để tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối [41]. Mỹ không can thiệp trực tiếp đến thị trường mà thông qua hoạt động của quỹ dự trữ chiến lược. Mặc dù Nhà nước can thiệp ở mức tối thiểu đối với thị trường kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng và chống các hành vi phi cạnh tranh.
Bên cạnh pháp luật của Mỹ, các hệ thống pháp luật cạnh tranh của các quốc gia, khu vực khác trên thế giới cũng đưa ra các quy phạm cụ thể về hành vi này, như Điều 82 Hiệp ước Rome (Treaty of Rome), ... Qua đó có thể thấy pháp luật các quốc gia đã sớm nhận ra nhu cầu ban hành các quy định điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với Việt Nam, ngay
từ khi ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, các nhà làm luật cũng đã đưa ra quy định điều chỉnh hành vi này (Điều 13 – các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm). Cho đến nay, đã có trên một trăm quốc gia, khu vực trên thế giới ban hành pháp luật cạnh tranh, trong đó đưa ra các quy định nhằm hạn chế một số hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.
Bằng việc đưa ra các quy định liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật Cạnh tranh đã phát huy vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, xử lý các doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, từ đó đảm bảo sự minh bạch và vận hành hiệu quả cho thị trường, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu.
Thứ hai, các biện pháp hành chính - kinh tế
Để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói chung và các hành vi hạn chế cạnh tranh, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp hành chính - kinh tế. Các biện pháp trong nhóm này bao gồm:
Xóa bỏ sự ưu đãi Nhà nước đối với một số doanh nghiệp: Vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp có thể từ chính khả năng của doanh nghiệp hoặc do sự ưu đãi của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp có thể lợi dụng sự ưu ái của cơ quan nhà nước để thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà khó bị phát hiện. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bằng việc xóa bỏ sự ưu đãi bất hợp lý với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.
Chính sách thuế: Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Khi thuế cao hơn thì cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều phải cân nhắc các hoạt động của mình. Đối với lĩnh vực kinh doanh có gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế và
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 1
- Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 2
- Nhu Cầu Kiểm Soát Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Xăng Dầu
- Các Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Bị Cấm Theo Pháp Luật Cạnh Tranh
- Hạn Chế Sản Xuất, Phân Phối Hàng Hoá, Dịch Vụ, Giới Hạn Thị Trường, Cản Trở Sự Phát Triển Kỹ Thuật, Công Nghệ Gây Thiệt Hại Cho Khách Hàng
- Ngăn Cản Việc Tham Gia Thị Trường Của Những Đối Thủ Cạnh Tranh Mới
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
đời sống người dân như kinh doanh xăng dầu thì việc sử dụng các chính sách thuế sẽ là biện pháp hiệu quả của nhà nước. Thế nhưng trong thị trường mà có doanh nghiệp thống lĩnh, gánh nặng thuế nói chung sẽ dồn vào người tiêu dùng nhiều hơn và vì thế cần phải được áp dụng một cách hết sức thận trọng.
Các chính sách kiểm soát giá cả: Nhà nước có thể tiến hành ngăn cấm, giảm bớt quyền định giá của các doanh nghiệp có quyền lực thị trường để phòng trường hợp các doanh nghiệp thống lĩnh tự định giá quá cao và quá thấp gây thiệt hại cho khách hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc can thiệp vào quyền định giá của doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường, và đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp. Ở khu vực châu Á, Thái Lan là nước sử dụng chính sách kiểm soát giá cả như là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thông qua việc quy định mức giá trần nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng khi mức giá của mặt hàng xăng dầu biến động cao, tránh hiện tượng người bán đẩy giá lên cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Mặc dù phân định thành các biện pháp nêu trên, nhưng trên thực tế thì các biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là các quy định của hệ thống pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ hiệu quả và là hình thức thể hiện các chính sách, các biện pháp điều chỉnh của nhà nước đối với thị trường kinh doanh xăng dầu.
Tiểu kết Chương 1
Các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là một nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật cạnh tranh. Đối với thị trường kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực có ảnh hưởng rộng lớn đến nền kinh tế cũng như đời sống của mỗi người dân thì việc kiểm soát hành vi này càng trở nên cần thiết. Nhà nước có thể kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thông qua các biện pháp khác nhau, nhưng biện pháp hiệu quả nhất là thông qua hệ thống pháp luật cạnh tranh. Hầu hết pháp luật các nước đều cho phép nhiều chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh xăng dầu để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời có sự điều tiết ở một mức độ nhất định của Nhà nước đối với thị trường vốn nhạy cảm như thị trường kinh doanh xăng dầu.
Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU
2.1.1. Xác định vị trí thống lĩnh thị trường
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, thay vào đó, Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định:
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể [28]; và Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; (b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; (c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan [28].
Như vậy, việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường trong thị trường kinh doanh xăng dầu theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam dựa trên các yếu tố sau:
2.1.1.1. Xác định thị trường liên quan
Luật Cạnh tranh của Việt Nam đưa ra khái niệm thị trường liên quan theo hướng liệt kê. Theo Luật Cạnh tranh năm 2004:
Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan
và thị trường địa lý liên quan: (a) Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả; (b) Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận [28, Điều 3, khoản 1].
Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh cũng đã quy định cách thức cụ thể xác định thị trường liên quan. Theo đó, việc xác định thị trường liên quan sẽ dựa vào các yếu tố:
Thứ nhất, thị trường sản phẩm liên quan (tính thay thế của sản phẩm)
Khi các sản phẩm có thể thay thế cho nhau thì có nghĩa là chúng cùng phục vụ cho một nhu cầu của thị trường. Hai tiêu chí đánh giá khả năng thay thế cho nhau mà Luật Cạnh tranh Việt Nam sử dụng là (i) tính chất của sản phẩm thể hiện thông qua đặc tính và mục đích của sản phẩm và (ii) phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của các sản phẩm có liên quan. Các loại sản phẩm trong thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
+ Các sản phẩm xăng: Xăng hay nhiên liệu cho động cơ xăng là hồn hợp nhiều hợp chất khác nhau, gồm hai nhóm chính là hydrocacbon và phi hydrocacbon. Xăng động cơ là một sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế. Cùng với sự gia tăng số lượng các động cơ xăng, nhu cầu xăng nhiên liệu ngày càng tăng nhanh, đồng thời mang theo những nguy cơ gia tăng các chất thải độc hại, ảnh ưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Vì vậy, các sản phẩm xăng không chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất cháy, hiệu suất nhiệt mà còn phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên thị trường
Việt Nam chỉ có các loại xăng không chì, chủ yếu bao gồm các loại xăng RON 95, RON 92, ngoài ra nước ta đang triển khai bán xăng sinh học (loại xăng được trộn theo tỉ lệ 5% cồn ethanol với 95% xăng RON 92 thông thường) tại một số địa phương. Xét về mục đích sử dụng, xăng động cơ được sử dụng chủ yếu cho động cơ đốt trong, bao gồm động cơ 4 thì và 2 thì. Các loại máy móc, thiết bị vận hành bằng động cơ đốt trong đều có thể sử dụng xăng RON 95, RON 92 và xăng sinh học làm nhiên liệu. Xét về giá cả sản phẩm, giá cả của ba loại xăng này thường xuyên ở mức chênh lệch khoảng 2.5-4% (ví dụ, tại thời điểm tháng 9/2014, giá của xăng RON 95 với hai loại sản phẩm còn lại thường xuyên duy trì mức giá chênh lệch 2.5%). Ba loại xăng này có thể thay thế cho nhau về giá cả. Nhóm các sản phẩm xăng này có mục đích sử dụng và giá cả tương đối khác biệt với thị trường các sản phẩm xăng dầu khác, vì vậy, chúng được nhóm vào một nhóm khi phân tích thị trường sản phẩm liên quan. Còn việc xác định thị trường sản phẩm liên quan cụ thể còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp [17, tr.337].
+ Dầu diesel: Đây là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu hoả và xăng. Dầu diesel là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hoá phù hợp cho động cơ diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hoá học phức tạp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chủ yếu có hai loại dầu diesel: loại có hàm lượng lưu huỳnh 500mg/kg (DO 0.05S) và loại có hàm lượng lưu huỳnh 2500 mg/kg (DO 0.25S). Hai loại khác nhau chủ yếu ở hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu. Đây cũng là điều quan tâm nhất đối với động cơ diesel, vì lưu huỳnh qua quá trình bị đốt cháy, oxy hoá, nếu tiếp xúc với nước sẽ tạo thành axit ăn mòn động cơ, gây biến chất dầu nhờn trong động cơ. Về cơ bản, các loại nhiên liệu diesel có thể được sử dụng thay thế cho nhau tuỳ vào cân nhắc của người dùng đối với độ bền của thiết bị, động cơ và chi phí, giá cả nhiên liệu. Các
thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông vân tải vận hành bằng động cơ diesel đều có thể sử dụng các sản phầm dầu DO 0.05 và DO 0.25 làm nhiên liệu. Về giá cả, mức chênh lệch giá của hai loại sản phẩm này là không lớn và có thể thay thế cho nhau về giá cả (ví dụ, tại thời điểm tháng 9/2014, mức giá của hai loại sản phẩm này chênh lệch chỉ khoảng 0,002%).
+ Dầu FO: Dầu nhiên liệu hay thường gọi là nhiên liệu đốt lò do loại nhiên liệu này thường được sử dụng cho việc cung cấp nhiệt ở các lò công nghiệp. Dầu đốt được chia làm hai loại dầu đốt nhẹ và dầu đốt nặng. Dầu đốt nhẹ thường dùng để chạy các máy nông nghiệp, còn dầu đốt nặng thường được sử dụng để cung cấp nhiệt trong các lò công nghiệp, các phương tiện giao thông có trọng tải lớn. Ở nước ta, dầu FO chủ yếu được nhập khẩu và phân phối nhằm mục đích công nghiệp và giao thông vận tải.
+ Nhiên liệu hàng không: Nhiên liệu hàng không sử dụng tại Việt Nam là loại Jet A1. Loại nhiên liệu này được dùng cho các loại máy bay, tên lửa có sử dụng động cơ phản lực kiểu tuabin khí nhằm cung cấp năng lượng cho máy bay, kiểm soát các thông số khác nhau của động cơ [17, tr.340].
Thứ hai, xác định thị trường địa lý liên quan
Đây thực chất là việc xác định khu vực địa lý mà sản phẩm có thể thay thế cho nhau, tức tìm kiếm những căn cứ để đánh giá tâm lý của người tiêu dùng có sẵn sàng chuyển thói quen mua sản phẩm ở một địa điểm nào đó sang mua sản phẩm tương tự ở địa điểm khác hay không. Khi một mặt hàng ở địa điểm này tăng giá, nếu người tiêu dùng muốn chuyển sang khu vực khác mua sản phẩm tương tự, họ sẽ phải suy nghĩ đến chi phí vận chuyển, chi phí đi lại... Nếu họ chấp nhận khoản chi phí tăng này để mua sản phẩm tương tự ở khu vực khác thì hai khu vực này được coi là cùng nằm trên thị trường địa lý liên quan, và ngược lại. Mức chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong cùng một khu vực được suy đoán là người tiêu dụng chấp nhận nếu