Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

ĐTB : Điểm trung bình

DTTS : Dân tộc thiểu số

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

Phòng GD&ĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảng:

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THCS người dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3 năm trở lại đây 39

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 2

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS 39

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực của HS THCS người dân tộc thiểu số Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3 năm trở lại đây 39

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, HS về vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 42

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV, HS về nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 45

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về các phương pháp giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên,

tỉnh Lào Cai 47

Bảng 2.7. a. Đánh giá của CBQL, GV về các hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên,

tỉnh Lào Cai 49

Bảng 2.7. b. Tự đánh giá của HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai về mức độ tham gia các hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ 51

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường

THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 53

Bảng 2.9. a Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp tổ chức, giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 55

Bảng 2.9. b Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 57

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 59

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 61

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 89

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo

Yên, tỉnh Lào Cai 91

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...93


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS

vi

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 93


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Kỹ năng tự chủ là kỹ năng làm chủ bản thân, tự nhận thức được các giá trị của chính mình, nhu cầu, thị hiếu, tự ra được những quyết định, có khả năng hợp tác, giải quyết được xung đột, tự tin thể hiện mình trước đám đông, tự lên được kế hoạch trong học tập, lao động, có tư duy sáng tạo định hướng để phát triển bản thân… Việc rèn luyện kỹ năng tự chủ trong các nhà trường đòi hỏi phải có nội dung chương trình, hình thức và phương pháp tổ chức phù hợp. Đòi hỏi trách nhiệm của cả hệ thống giáo dục nhà trường, các ban ngành và các tổ chức khác có liên quan chung tay tạo ra một môi trường giáo dục kỹ năng tự chủ phù hợp mới có thể mang lại hiệu quả kỹ năng như mong muốn.

Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự chủ đặt ra cao nhất chính là hình thành được các kỹ năng làm chủ bản thân, nhân cách của các em dần được hình thành và phát triển một cách lành mạnh độc lập và bền vững. Việc hình thành nhân cách được dựa trên nền tảng của các kỹ năng, trong đó nòng cốt là kỹ năng tự chủ.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các đối tượng người học.

Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện người học, nhiệm vụ đặt ra cho nhà quản lí là vừa phải khai thác sự đa dạng của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục vừa phải phát huy tối đa hiệu quả giáo dục của các hình thức đó.

Trong đó, việc hình thành kỹ năng tự chủ cho học sinh là dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết. Vì khu vực sinh sống của đồng bào DTTS thường là

những vùng núi, trung du, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cuộc sống lại gắn liền với nông nghiệp nên đời sống của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc còn gặp rất nhiều khó khăn. Những yếu tố điều kiện tự nhiên không những có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống sinh hoạt, văn hoá, kinh tế xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ tới quá trình học tập, giao tiếp của học sinh. Quá trình cảm giác, tri giác của học sinh THCS người DTTS có những nét độc đáo, gắn với cây, con, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, tuy nhiên còn cảm tính, bề ngoài; trạng thái chú ý không bền khi giao tiếp với thói quen ngại suy nghĩ, ngại động não, khả năng ghi nhớ có chủ định chậm hình thành, khả năng tưởng tượng của các em còn thiếu sinh động. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng tự chủ là rất quan trọng. Một trong những nội dung quan trọng cần tập trung giáo dục, rèn luyện cho học sinh đó là các kỹ năng tự chủ. Bởi lẽ, nhờ có kỹ năng tự chủ mà học sinh trung học cơ sở thiết lập, duy trì và mở rộng được các mối quan hệ liên nhân cách với thầy, cô, bạn bè và mọi người xung quanh. phương pháp tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,…

Việc tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy những mặt mạnh và hạn chế thấp nhất những tồn tại cần có được hệ thống các biện pháp quản lí sao cho phù hợp và hiệu quả.

Hiện nay, các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến chất lượng giáo dục, nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp để phát triển toàn diện năng lực của học sinh, trong đó đã đề cập đến việc tổ chức các hoạt động Đội để quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi cho học sinh người dân tộc thiểu số và thực tế đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động Đội còn nghèo nàn, đơn điệu về phương pháp và hình thức tổ chức. Kết quả thu được còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa có được các biện pháp quản lí và chế tài phù hợp…

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

4. Giả thuyết khoa học

Quá trình giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, hình thức giáo dục chưa phù hợp, phương pháp giáo dục chưa phát huy được tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý, do đó, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát:

+ Khách thể điều tra: Tiến hành khảo sát 270 khách thể, trong đó: có 70 Cán bộ quản lý và giáo viên; 200 học sinh người dân tộc thiểu số.

+ Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 5 trường THCS thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gồm các trường: THCS Lương Sơn, THCS Xuân Thượng, THCS Yên Sơn, THCS Long Phúc, THCS Việt Tiến.

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề kỹ năng tự chủ, giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS THCS người DTTS... để hoàn thiện hệ thống lí luận, từ đó định hướng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát trực tiếp học sinh khi các em tham gia các hoạt động học tập, lao động, ngoại khóa, trải nghiệm… để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh. Từ đó thu thập thông tin thực tiễn bổ sung cho kết quả điều tra.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh nhằm khảo sát ý kiến của các khách thể điều tra về các khía cạnh có liên quan đến giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn một số CBQL, giáo viên và học sinh các trường THCS được khảo sát nhằm thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài. Qua đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động

rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, chuyên viên phòng giáo dục phụ trách công tác Đội thông qua các buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyên đề… để thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán thống kê như tính trung bình cộng, tính phần trăm… để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2023