Giá Trị Và Cơ Cấu Fdi Dưới Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Và Tài Nguyên


Việt Nam tương đối thấp so với chi phí cho lao động tại một số nền kinh tế trong khu vực. Đây cũng là một trong những lợi thế để thu hút FDI vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến để xuất khẩu như dệt may, dày dép, điện tử… Đáng lưu ý là tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu trong các ngành này là tương đối cao (khoảng 67% năm 2001). Điều này khẳng định thực tế là các nhà đầu tư muốn tận dụng lợi thế về chi phí lao động thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng do các nhà đầu tư muốn khai thác triệt để lợi thế về chi phí lao động thấp của Việt Nam, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh và có tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp có vốn FDI. Hàng loạt các cuộc đình công trong các doanh nghiệp có vốn FDI ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai gần đây đều xuất phát từ vấn đề tiền lương của người lao động. Điều này đặt ra vấn đề là làm thế nào để nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn trong khi đảm bảo nguồn lực được bán với đúng giá trị của nó. Một trong những kẽ hở mà các nhà đầu tư đã tận dụng để kí các hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu rất thấp là do mức lương tối thiểu ở các doanh nghiệp không có vốn FDI là thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Điều này có nghĩa là những lao động muốn có việc làm trong doanh nghiệp có vốn FDI sẽ không có cơ hội được đàm phán về mức lương của mình, mặc dù có thể có kĩ năng lao động tốt hơn. Thứ ba, mặc dù ở mức phát triển còn thấp, Việt Nam lại có chỉ số phát triển nguồn nhân lực khá cao trong khu vực do có một hệ thống giáo dục phổ thông tương đối phát triển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của Việt Nam còn có một số mặt hạn chế như: (1) Do một phần lớn nguồn có nguồn gốc từ nông nghiệp, hầu hết lao động của Việt Nam thiếu kĩ năng để làm việc trong các ngành dịch vụ và công nghệ cao, thậm chí thiếu kĩ năng làm việc trong một số dây chuyền lắp ráp hoặc chế biến đơn giản; (2) Lao động của Việt Nam chưa có kỉ luật và tác phong lao động của một nền kinh tế công nghiệp phát triển. Trong khi xu hướng của đầu tư quốc tế là vào các ngành dịch vụ, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao thì những điểm yếu trên của lực lượng lao động, xét về lâu dài,


sẽ là những yếu tố có tác động không tích cực đối với việc thu hút FDI, đặc biệt đối với FDI vào khu vực dịch vụ và công nghệ cao mà Việt Nam đang cần vốn. Điều này sẽ được bàn kĩ hơn trong phần tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đối với việc thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam.

Thứ tư, trong xu hướng phát triển chung của nguồn nhân lực toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hoá, nguồn nhân lực của Việt Nam đã có những bước phát triển về cả số lượng và chất lượng. Trong thực tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo hàng trăm ngàn việc làm, nâng cao trình độ và kĩ năng của lực lượng lao động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực gắn với khoa học và công nghệ, cập nhật kĩ năng quản lí, rèn luyện kỉ luật lao động theo tác phong công nghiệp cho một đội ngũ nguồn nhân lực. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam. Với lực lượng lao động có chất lượng hơn, chắc chắn khả năng thu hút FDI vào khu vực dịch vụ và công nghệ cao sẽ khả quan hơn. Như vậy, giữa FDI và nguồn nhân lực của Việt Nam có tác động tương hỗ lẫn nhau. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điểm mấu chốt mà các nhà quản lí cần lưu tâm trong công tác xúc tiến, thu hút nguồn FDI. Vấn đề này sẽ được bàn cụ thể hơn trong phần các giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam.

Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực và tác động của nguồn nhân lực đối với FDI, tác giả David Kucera1 thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế về Lao động đã chứng minh rằng việc cải tạo môi trường lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động tốt hơn sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và qua đó sẽ làm gia tăng giá trị FDI thu hút được. Chẳng hạn, nếu đảm bảo công bằng về giới trong việc làm, công đoàn nâng cao năng lực thương lượng tập thể, đảm bảo môi trường vệ sinh, an toàn lao động và một môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động sẽ tăng lên; tuy nhiên, điều này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và không làm giảm lợi thế so sánh của nguồn nhân lực. Hệ quả là nguồn nhân lực đó sẽ có sức hút mạnh hơn đối với FDI (Hình 2.3.) [60].


Chi phí nhân công (liên quan tới hiệu suất


Trình độ lao động

Tác dụng tiêu cực



NÒn kinh

tế tăng trưởng

Nguồn

nhân lực

ổn định chính trị và x hội

Tự do liên kết/ có quyền thương lượng

Lao động trẻ

Phân biệt giới tính/ không bình đẳng


Nguồn: David Kucera1. “Effects of Labor Standards on Labor Costs and FDI Flows/ Tác động của tiêu chuẩn lao đông đối với chi phí lao động và dòng FDI”. International Institute for Labour Studies

Hình 2.3. Giả thuyết tác dụng tiêu cực và tác dụng tích cực đến FDI của chất lượng lao động cao

Bên cạnh nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng tạo một sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Là một nền kinh tế đang phát triển, tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế tham dụng vốn và tri thức còn vào GDP còn hạn chế, Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào các ngành tham dụng lao động và tài nguyên như khai khoáng (gồm dầu thô, than đá, và các khoáng sản khác), nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến... Sau 10 năm mở cửa và thực hiện cơ chế thị trường, năm 1995, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vẫn chiếm 23%, khai thác mỏ chiếm 4,81%, công nghiệp chế biến chiếm 14,99%. Tới năm 2003, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp đã


giảm xuống còn 16,71%, song của ngành khai thác mỏ lại tăng lên 9,42% và chế biến lên tới 20,8%. Lực lượng lao động trong các ngành này cũng chiếm một tỷ lệ lớn tương ứng (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Phân bổ nguồn nhân lực phân theo ngành kinh tế (nghìn người).


Năm

Khu vực kinh tế

2000

2001

2002

2003

Sơ bộ 2004

Tổng số

37609,6

38562,7

39507,7

40573,8

41586,3

Kinh tế Nhà nước

3501,0

3603,6

3750,5

4035,4

4141,7

Kinh tế ngoài Nhà nước

33881,8

34597,0

35317,6

36018,5

36813,7

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

226,8

362,1

439,6

519,9

630,9

Nông, lâm nghiệp

23492,1

23385,5

23173,7

23117,1

23026,1

Thuỷ sản

988,9

1082,9

1282,1

1326,3

1404,6

Công nghiệp

3889,3

4260,2

4558,4

4982,4

5293,6

Xây dựng

1040,4

1291,7

1526,3

1688,1

1922,9

Thương nghiệp

3896,9

4062,5

4281,0

4532,0

4767,0

Khách sạn, nhà hàng

685,4

700,0

715,4

739,8

755,3

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

1174,3

1179,7

1183,0

1194,4

1202,2

Văn hoá, y tế, giáo dục

1352,7

1416,0

1497,3

1584,1

1657,4

Các ngành dịch vụ khác

1089,6

1184,2

1290,5

1409,6

1557,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 16

Nguồn: Tổng cục Thống kê Với lực lượng lao động dồi dào, sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên phong phú như trên, cùng với nhu cầu đầu tư vào thiết bị, máy móc và các dây chuyền chế biến, các ngành này đã tạo được sức hút đối với các dòng vốn FDI, đặc biệt vào các lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, khai thác nguyên liệu thô v.v... Tỷ trọng giá trị FDI nói chung của các TNC nói riêng trong lĩnh vực công nghiệp là một ví dụ điển hình cho sức hút này (bảng 2.4

về FDI từ các TNC theo ngành).

2.2.3.2. Giá trị và cơ cấu FDI dưới tác động của nguồn nhân lực và tài nguyên

Dưới các tác động trên, cơ cấu của dòng FDI vào Việt Nam có chuyển biến. Cơ cấu này phản ánh lợi thế so sánh của Việt Nam trong các yếu tố đầu vào là nguồn nhân lực và tài nguyên. Đó là dòng FDI vào những ngành nghề


sử dụng lao động giản đơn và nguyên liệu thô, nhất là trong lĩnh vực chế tạo, xây dựng và ngành nông nghiệp. Tính từ 1988 đến hết tháng 6 năm 2006, trong số 7.550 dự án FDI với tổng vốn cấp mới là gần 70 tỷ USD, thì lĩnh vực xây dựng, chế tạo và công nghiệp chiếm khoảng 68% số dự án và hơn 60% số vốn. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm gần 20% số dự án và trên 30% số vốn, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn 12% dự án và khoảng 7% số vốn. Cơ cấu FDI trên đây gần như không đổi trong so sánh với cơ cấu của dòng FDI những năm trước đó, chẳng hạn so với cơ cấu FDI tính tới hết năm 2003. Tới thời điểm này, trong tổng số 5441 dự án, có khoảng hơn 3000 dự án trong lĩnh vực chế biến, chiếm hơn 60% tổng số dự án; hơn 500 dự án trong các lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, chiếm hơn 10% tổng số dự án (Bảng 2.11).

Bảng 2.11. Giá trị và cơ cấu FDI phân theo ngành


Giá trị và cơ cấu


Ngành kinh tế


Số dự án


% dự án

Tổng vốn đăng ký

(Triệu USD)

% giá trị vốn

TỔNG SỐ

5441


45776.8


Nông nghiệp và lâm nghiệp

467

8.58%

2419.9

5.286%

Thủy sản

136

2.50%

416.1

0.909%

Công nghiệp khai thác mỏ

89

1.64%

3055.0

6.674%

Công nghiệp chế biến

3423

62.91%

19516.2

42.633%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

20

0.37%

1688.3

3.688%

Xây dựng

93

1.71%

4616.8

10.085%

Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

51

0.94%

260.5

0.569%

Khách sạn và nhà hang

209

3.84%

3935.2

8.596%

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc

173

3.18%

3544.7

7.743%

Tài chính, tín dụng

43

0.79%

529.6

1.157%

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

579

10.64%

4636.8

10.129%

Giáo dục và đào tạo

49

0.90%

87.4

0.191%

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

22

0.40%

239.3

0.523%

Hoạt động văn hoá và thể thao

79

1.45%

823.8

1.800%

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

8

0.15%

7.2

0.016%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Sự phân bổ trên của nguồn vốn FDI cũng cho thấy một thực tế là các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm tới việc tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn, dựa vào việc sử dụng đồng vốn để khai thác lợi thế so sánh vốn có của nền kinh tế Việt Nam là chi phí lao động thấp và sự sẵn có của tài nguyên. Điều đó cũng cho thấy, mặc dù xu hướng chung của dòng FDI trên toàn cầu là đổ vào khu vực dịch vụ, các yếu tố lực hút của Việt Nam, đặc biệt là nguồn nhân lực vẫn chưa đủ sức hấp dẫn dòng đầu tư này. Về trước mắt, cơ cấu đầu tư trong những năm qua của Việt Nam vẫn phát huy được lợi thế của lực lượng lao động giản đơn, đóng góp đáng kể vào sản xuất và cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, song về lâu dài, dòng vốn FDI cần được hướng nhiều hơn nữa vào khu vực dịch vụ và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao theo xu hướng phát triển chung của đầu tư thế giới.

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2004 của UNCTAD, xu hướng FDI của thế giới là đổ vào các ngành dịch vụ. Vào những năm 1970, giá trị FDI vào khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 25% tổng FDI; năm 1990, dưới 50%. Trong khi đó, trong hai năm 2001 và 2002, FDI vào khu vực dịch vụ chiếm 2/3 tổng giá trị FDI. Trong số này, các quốc gia phát triển chiếm khoảng hơn 70% giá trị FDI trong khu vực dịch vụ. Cơ cấu của FDI trong nội các ngành dịch vụ cũng thay đổi. Giá trị FDI đổ vào ngành thương mại và tài chính đã giảm từ mức 65% năm 1990 xuống mức 47% năm 2002; trong khi đó FDI vào các ngành như công nghệ thông tin, kho bãi và vận tải tăng 16 lần, và vào dịch vụ kinh doanh tăng 9 lần. Bức tranh cơ cấu đầu tư trên phản ánh xu hướng dựa vào tri thức, công nghệ và dịch vụ của nền kinh tế thế giới.

Trái lại, giá trị FDI mà Việt Nam thu hút được vào các lĩnh vực này còn rất nhỏ. Trên thực tế, giá trị FDI vào khu vực dịch vụ như kho bãi, vận tải và thông tin chỉ có 173 dự án, đạt hơn 3%. Về giá trị, khu vực này chỉ chiếm 7,7%, trong khi khu vực chế biến chiếm hơn 40 % và nông, lâm ngư nghiệp


chiếm gần 10% [4]. Điều đó cũng có nghĩa là lợi thế so sánh trong yếu tố lao động và tài nguyên của các nước đang phát triển nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng đang yếu đi một cách tương đối. Do vậy, mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam vẫn không thể đáp ứng nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư trong các lĩnh vực đòi hỏi kĩ năng. Đây cũng là nguyên nhân của tình hình mất cân đối trong cơ cấu FDI của Việt Nam trong những năm qua. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10 năm 2004: “Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 67,1% về số dự án và 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 19,2% về số dự án và 34,7% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 13,7% về số dự án và 7,5% về vốn đầu tư đăng ký” [4]. Xét từ góc độ hội nhập với dòng vốn quốc tế, có thể nói đây là một trong những điểm chưa thành công của chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam (Bảng 2.10).

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế, Đại hội Đảng lần thứ 9 đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của khu vực dịch vụ để giá trị gia tăng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7 đến 8% năm, và tới năm 2010, đạt 42 đến 43% GDP, và chiếm 25 đến 27% lực lượng lao động. Trên cơ sở chủ trương này, nhiều ngành dịch vụ quan trọng như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng cũng dần được mở ra để thu hút vốn FDI. Từ đầu năm đến tháng 5 năm 2005, trong số 177 dự án mới được cấp giấy phép, 60,6% dự án là vào khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, để nguồn vốn FDI hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, các ngành này cần phải nhanh chóng cải tổ cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Như vậy, cơ cấu đầu tư của Việt Nam đã có chuyển dịch, mặc dù còn ở mức rất khiêm tốn, theo đó lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao và một số ngành


liên quan đã thu hút được một giá trị FDI lớn hơn, thay vì tình trạng hầu hết các khoản đầu tư trước đây, nhất là trong giai đoạn từ 1988 đến 1995, chỉ tập trung vào lĩnh vực chế biến, tham dụng lao động và tài nguyên.

Như vậy, tiến trình toàn cầu hoá kinh tế có tác động nhiều chiều tới nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có tác động tới việc thu hút và sử dụng nguồn FDI ở Việt Nam. Theo mô hình “đàn nhạn bay”, Việt Nam sẽ được tiếp cận với một trình độ phát triển kinh tế cao hơn thông qua việc tiếp nhận vốn, công nghệ, thông tin, dây chuyền sản xuất, kĩ năng quản lý… từ một số nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực. Do vậy, sẽ có cơ hội chuyên môn hoá vào một số lĩnh vực có lợi thế so sánh.

Trái lại, tiến trình toàn cầu hoá kinh tế cũng mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và với việc thu hút và sử dụng FDI nói riêng. Chẳng hạn, sức ép phải nhanh chóng cải tổ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến môi trường FDI; Nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt hơn trong thu hút nguồn FDI do hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đang phát triển và có nhu cầu lớn về vốn, đặc biệt là Trung Quốc; Nguy cơ bị mất đi lợi thế so sánh của một số yếu tố đầu vào truyền thống như nguồn nhân lực và tài nguyên; Khó khăn hơn trong tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ quốc tế; Và hệ quả trực tiếp là nguy cơ thoái lui đầu tư.

Như vậy, tác động của tiến trình toàn cầu hoá đối với việc thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam là hệ quả trực tiếp của những thay đổi trong môi trường kinh tế quốc tế (gồm các yếu tố lực đẩy), cũng như của những thay đổi trong môi trường thu hút đầu tư trong nước (các yếu tố lực hút). Những tác động này được phản ánh chủ yếu qua giá trị FDI, cơ cấu FDI theo lĩnh vực kinh tế, theo khu vực địa lý, nguồn gốc xuất phát của FDI, giá trị xuất khẩu từ khu vực FDI, đóng góp của khu vực FDI vào tổng GDP…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023