Một Số Kết Quả Của Việc Lai Tạo Giữa Bò Red Sindhi Với Bò Vàng Việt Nam


11 con bò Piedmont và 14 con bò Limousin nuôi với khẩu phần chứa 70% thức ăn thô. Tác giả cho thấy cũng chế độ nuôi dưỡng mức độ tăng trọng và khối lượng của chúng có sự sai khác nhau giữa các phẩm giống, như tăng trọng hàng ngày từ 150 đến 520 ngày tuổi tương ứng 1189 g; 1024 g; 1127 g; 972 g; 1025 g. Khối lượng lúc giết thịt là : 624 kg; 579 kg; 612 kg; 559 kg; và 563 kg; Tỷ lệ thịt xẻ đạt tương ứng là 61,4 %; 62,5 %; 59,7 %; 63,4 %; và 61,7 %.

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt và áp dụng trong các gia đình nông dân ở các nước đang phát triển, các nhà khoa học chăn nuôi đã nghiên cứu việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò.

Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (Vũ Văn Nội) [17] đã tiến hành ủ rơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990-1992). Tác giả cũng sử dụng protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thu protein (khô dầu bông) đã cho kết quả tăng trọng từ 608 g ± 198 – 173 g ± 90 so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang, Shanshiu, Beixiang, Ding Xing.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.2.1. Đặc điểm của bò vàng

Giống bò vàng của nước ta hiện nay được hình thành từ nhiều giống bò có nguồn gốc từ các nước lân cận, nhưng chủ yếu là từ 2 giống bò có nguồn gốc từ ấn Độ và Trung Quốc, qua tạp giao nhiều đời đã tạo thành giống bò vàng Việt Nam. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên nhiều năm, đến nay giống bò vàng Việt Nam hoàn toàn thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ cao, khả năng chống đỡ bệnh tật khá. Ngay trong điều kiện nuôi dưỡng kém, thức ăn xanh khan hiếm, giống bò vàng Việt Nam vẫn phát triển và tồn tại (Vũ Văn Nội, 1994) [17]

Đàn bò vàng Việt Nam hiện nay gồm nhiều nhóm bò ở các vùng khác nhau. Tuy có cùng đặc điểm chung của giống, nhưng mỗi nhóm vẫn có đặc


điểm riêng về tính trạng năng suất và khả năng sinh sản. Phần lớn giống bò Việt Nam có lông màu vàng, một số có màu đen hoặc lang trắng và có tầm vóc nhỏ.

Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1985) [27] đã điều tra, khảo sát đàn bò trong phạm vi cả nước cho biết : Bò cái sinh sản của ta chân thấp (cao vây khoảng từ 100 - 104,2 cm); mình ngắn (dài thân chéo là 111,1 - 115,9 cm); ngực lép (rộng ngực 27-33 cm) khối lượng bình quân đại trà là 140-160 kg. ở các địa phương khác nhau có sự sai khác đáng kể về khối lượng bình quân như: Bò Lạng Sơn (186 kg); bò Thanh Hoá (200 kg) bò Nghệ An, bò Phú Khánh (206 kg), bò Nghĩa Bình (189 kg), bò Sông Bé (219 kg), bò Biên Hoà (243 kg), bò Đồng Nai (260 kg).

Về khả năng sinh sản và cho thịt, các tác giả cho biết: Tuổi phối giống lần đầu ở bò vàng Nghĩa Bình trung bình là 27 tháng; bò vàng Phú Khánh là 35 tháng; bò vàng Đông Nam Bộ là 36 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 36,44 và 45 tháng. Sản lượng sữa đạt 300-400 kg/chu kỳ. Tỷ lệ thịt xẻ bình quân đạt trên dưới 45%.

Khối lượng bò đực giống địa phương cũng nhỏ khoảng 210 – 280 kg. Kích thước các chiều đo của bò đực so với đàn bò cái sinh sản không có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, nếu dùng đực nội phối giống với bò cái nội, không thể cải tạo, nâng cao tầm vóc và khối lượng đàn bò vàng của ta được.

Lê Quang Nghiệp (1984) [16] nghiên cứu về sinh trưởng và sinh sản của bò vàng Thanh Hoá cho biết: Bê cái sơ sinh có khối lượng bình quân 14,150,27 kg; 6 tháng tuổi; 60,180,75 kg; 12 tháng tuổi 97,080,17 kg, 24 tháng tuổi 167,071,05 kg và 36 tháng tuổi đạt 181,871,53 kg. Bê đực có khối lượng tương ứng là 15,56; 63,9; 100,25; 183,01 và 217,08 kg. Bò cái có tuổi đẻ lứa đầu bình quân là 28,030,46 tháng.


Phạm Huy Thuỵ (1996) [24] cho biết khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò vàng ở huỵên Thanh Hoà - Vĩnh Phú như sau: Bê cái có khối lượng sơ sinh bình quân 15,1 kg; 6 tháng tuổi đạt 61,5 kg; 12 tháng tuổi 98,6 kg; 18 tháng 148,3 kg; 24 tháng 172,1kg và 36 tháng là 195,4 kg. Các số liệu tương ứng ở bê đực là 16,5; 65,4; 102,6; 150,1; 185,4 và 221,7 kg.

Thực tế cho thấy do đàn bò vàng của ta có ngoại hình xấu, tầm vóc quá nhỏ, nên nếu cho phối thẳng với bò đực ngoại để có đàn bò lai lấy thịt, sữa thì năng suất vẫn chưa đạt như mong muốn và hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy đối với đàn bò nước ta, trước hết phải dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi hoặc Sahiwal cho lai cải tạo để nâng dần tầm vóc, khối lượng và khả năng sản xuất của chúng. Ngoài ra thông qua chọn lọc, chúng ta chọn ra đàn bò cái lai làm nền cho việc lai tạo tiếp theo với các giống bò chuyên dùng thịt, sữa.

1.2.2.2. Đặc điểm giống bò Red Sindhi

Bò Red Sindhi là giống bò thuộc nhóm bò Zebu Ấn Độ (Bos Indicus) có nguồn gốc từ vùng Karachi, Hyderabad ở Pakistan, bang Sind và một số vùng phía Tây Ấn Độ. Bò Red Sindhi có đặc điểm sau:

Đặc điểm ngoại hình: Bò có lông ngắn mềm, có màu đỏ sẫm, một số con có màu vàng và có một số ít có một vài đám trắng. Bò đực có màu lông sẫm hơn ở cổ, đùi, mí mắt, yếm và càng lớn thì những chỗ này càng chuyển thành màu sẫm đen.

Bò Red Sindhi có trán rộng, gồ, tai to và hơi rủ xuống, yếm to trễ, rốn to hơi sệ xuống, mông nở và dốc, đuôi dài, bốn chân khoẻ, thân hơi ngắn, âm hộ có nhiều nếp nhăn.

Theo Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, 1985 [27], bò Red Sindhi có tầm vóc và khối lượng lớn hơn hẳn bò vàng Việt Nam. Bò đực có khối lượng 400-


450 kg (bình quân 415 kg), bò cái 300 - 350 kg (bình quân 323 kg 12,8 kg). Sản lượng sữa 1.400 - 2.100 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 5%.

Theo Vũ Chí Cương (1990) [5] bò Red Sindhi có sức cày tốt, sức sản xuất thịt khá cao. Tỷ lệ thịt xẻ 48-50%, phẩm chất thịt ngon, tuổi giết mổ sớm hơn bò địa phương.

Nhiều tác giả cho biết: Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX một số kiều dân Ấn Độ đã nhập vào Việt Nam giống bò Red Sindhi (thường gọi là bò Sind).

Trong những năm 1985 - 1987 được sự viện trợ của chính phủ Mông Cổ, nước ta đã nhập một số bò Red Sindhi từ Pakistan về nuôi thích nghi, nhân giống thuần chủng tại nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ và Trung tâm tinh đông viên Moncada để cung cấp nguồn giống phục vụ cho việc thực hiện chương trình "Sind hoá" cải tạo đàn bò Việt Nam

1.2.2.3. Một số kết quả của việc lai tạo giữa bò Red Sindhi với bò vàng Việt Nam

Một số bò Red Sindhi được nhập vào nước ta từ năm 1923 ( Do bác sỹ S.Chein ) nhằm khai thác sữa và cải tạo đàn bò vàng Việt Nam. Sau đó bò Red Sindhi được các kiều dân Ấn Độ tiếp tục nhập thêm vào Việt Nam nhằm khai thác sữa cung cấp cho nhu cầu đời sống của các thành phố lớn. Qua nhiều năm nuôi tại Việt Nam bò Red Sindhi đã tạp giao với bò vàng Việt Nam tạo ra nhóm bò lai gọi là bò Lai Sind.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối, Vũ Văn Nội và cộng tác viên, 1985 [27] cho biết: Bò Lai Sind có nhiều ưu điểm về khả năng sản xuất so với bò vàng Việt Nam. Đồng thời với các tính trạng năng suất, tính thích nghi thể hiện rò qua khả năng sinh trưởng và sinh sản. Bò cái Lai Sind cao hơn bò vàng địa phương khoảng 8,6 - 8,7%, dài mình hơn khoảng 4,8 - 4,9%; Khối lượng lớn hơn 35 - 40%. Bò đực Lai Sind cũng


có kích thước các chiều đo và khối lượng hơn hẳn bò đực nội; Tất cả các chiều đo đều tăng từ 14 - 22% so với đực nội. Đặc biệt về khối lượng bò Lai Sind trưởng thành đạt trên 400 kg, trong khi đó bò đực nội trưởng thành đạt bình quân 250 kg. Rò ràng để cải tạo đàn bò địa phương cần phải dùng bò đực Red Sindhi. Dùng đực Red Sindhi cho lai với bò vàng Việt Nam không chỉ nâng cao tầm vóc, khối lượng mà còn nâng cao khả năng sản xuất; Sản lượng sữa tăng gấp 2 lần, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%, sức kéo cũng tăng rò rệt. Trong nghiên cứu cũng như thực tế dùng bò đực Red Sindhi để lai tạo với đàn bò địa phương ở một số tỉnh những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của giống bò Red Sindhi trong việc cải tạo đàn bò vàng Việt Nam.

1.2.2.4. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của bò Red Sindhi tại Việt Nam

Tác giả Nguyễn Văn Bình, (1996) [1] nghiên cứu trên 172 bê cái Red Sindhi tại nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ cho biết: Bê cái Red Sindhi có khối lượng sơ sinh đạt trung bình 17,870,29 kg; Lúc 6 tháng tuổi đạt 83,81 2,76 kg). Sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi đạt trung bình 377g/con/ngày, ở giai đoạn 9, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi, có khối lượng trung bình đạt tương ứng là 103,38; 122,67; 139,33; 144,85 và 185,09 kg. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ở giai đoạn 6 đến 36 tháng tuổi là 112,26 g/con/ngày.

Nghiên cứu trên 204 bê đực Red Sindhi, tác giả cho biết: Bê đực có khối lượng sơ sinh bình quân đạt 19,53 kg, lúc 6 tháng tuổi đạt 95,60 kg, thấp hơn so với chỉ tiêu của phẩm giống (tương ứng là 24 và 120 kg). Sinh trưởng tuyệt đối trung bình ở thời kỳ bú sữa là 422,5g/con/ngày.

Lúc 9, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi, khối lượng trung bình đạt tương ứng

là:114,24; 122,14, 156,55; 23,87 và 398,80 kg. Cũng ở giai đoạn này sinh trưởng tuyệt đối đạt bình quân 287,49 g/con/ngày. Tác giả cho rằng mức dinh


dưỡng kém đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bê, làm cho các chỉ tiêu sinh trưởng đạt được thấp hơn so với phẩm giống.

1.2.2.5. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của bò Red Sindhi nuôi tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu tại Nông trường hữu nghị Việt Nam -Mông Cổ của tác giả Nguyễn Văn Bình [1] cho biết: Tỷ lệ nuôi sống của bê trong giai đoạn bú sữa là 95,56 % đối với những bò mẹ 3 năm tuổi, 96,67% đối với những bò mẹ 4 năm tuổi và ở những bò mẹ 5 tuổi, tỷ lệ này là 97,53%.

1.2.2.6. Những nghiên cứu trong nước về thức ăn dinh dưỡng đối với bò thịt

Bên cạnh biện pháp lai giống các nhà khoa học chăn nuôi cũng quan tâm đến thức ăn và chế độ nuôi dưỡng để nâng cao khả năng sản suất đối với bò thịt.

Lê Viết Ly và Cs, 1995 [13] đã thí nghiệm bổ sung thức ăn cho bò lai hướng thịt tại Hà Tam – Gia Lai và An Nhơn -Bình Định là sử dụng rơm ủ u rê 4 % và 2 loại tảng liếm urê rỉ mật MUB có thành phần dinh dưỡng ở bảng 1.2

Bảng 1.2. Thành phần của 2 loại tảng liếm


Nguyên liệu

Đơn vị

MUBI

MUBII

U rê

%

10

10

Rỉ mật

%

40

35

Ciment

%

10

10

Cám gạo

%

35

24

Nacl

%

5

1

Bột cá

%

0

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 5


Ở mỗi địa điểm 15 bê thịt đồng đều về tuổi, tính biệt, giống, khối lượng được phân vào 3 lô, mỗi lô 5 con. Kết quả 2 thí nghiệm sau 3 tháng cho thấy: Bê F1 hướng thịt (gồm Red Sindhi, Charolais, Limousine, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis) nuôi chăn thả quảng canh tăng trọng thấp 0,21 đến 0,24 kg/ con/ ngày, nếu được ăn bổ sung thêm rơm ủ u rê + tảng liếm MUB tăng trọng sẽ tốt hơn 0,386 đến 0,429 kg/ con/ ngày (Hà Tam) và 0,342- 0,402 kg/ con/ ngày (Bình Định) vượt hơn 60 % so với chăn thả quảng canh.

Tác giả Trần Doãn Hối, Nguyễn Đức Tặng, (1963 - 1979) [10] xác định được mức tăng trọng và thức ăn tiêu tốn qua từng giai đoạn của bò lai Sind: Bê đực Lai Sind 6 tháng tuổi đạt khối lượng 114kg, tăng trọng 504 gam/ngày; 9 tháng đạt 163,1kg tăng trọng 545 gam/ngày. Bê cái Lai Sind 6 tháng tuổi đạt khối lượng 89,1kg; tăng trọng 394 gam/con/ngày; 9 tháng đạt 127 kg, tăng trọng 421 gam/con/ngày.

Về phát dục: Bò đực 24 tháng đạt 91% khối lượng trưởng thành và có khả năng giao phối, bò cái 24 tháng đạt 83% khối lượng trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu của bò cái Lai Sind là 34 - 35 tháng. Để nuôi một bê đến 6 tháng tuổi cần 250 ĐVTA cho con cái và 300 ĐVTA cho con đực.

Nuôi bê đến 24 tháng tuổi tiêu tốn đến 2006 ĐVTA với con cái, 2217 ĐVTA với con đực. Lượng thức ăn tiêu tốn để tăng 1 kg khối lượng tăng dần theo tháng tuổi, riêng giai đoạn 18 - 24 tháng có giảm. Lượng đạm cần cho bê ở giai đoạn 6 tháng tuổi phải đảm bảo 110 gam, ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi cần 80 gam, giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi cần 70 gam/ĐVTA.

Tóm lại: Qua một số thông tin nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy rất nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về đặc điểm di truyền của các giống bò, khả năng sinh trưởng và tiến hành lai tạo, tạo ra các giống bò có năng suất cao. Những kết quả đó là cơ sở cho việc định hướng chương trình “Sind hoá” cải tạo đàn bò trên phạm vi cả nước.


1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind

Bò đực 7/8 Sind là bò đực Lai Sind có tỷ lệ 7 phần máu bò Red Sindhi và 1 phần máu bò vàng nên chúng có những ưu điểm của bò Lai Sind:

- Ngoại hình: Bò đực 7/8 máu Sind có tầm vóc trung bình, khoẻ mạnh, có nhiều đặc điểm gần giống như bò Red Sindhi. Đa số có màu lông vàng hoặc hơi đỏ sẫm (màu cánh gián), đầu hẹp, trán hơi gồ, tai to và cúp xuống, cổ dài vừa phải, yếm, rốn phát triển, sệ. Chúng có u vai nổi rò, mình ngắn, ngực rộng, mông rộng, đa số đuôi dài và đoạn chót đuôi không có xương (Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, 1985) [27].

- Khối lượng: Bê sơ sinh có khối lượng đạt 18 - 25 kg, trưởng thành 450- 500 kg.

- Khả năng sản xuất: Bò đực Lai Sind có khả năng cày kéo tốt, sức kéo tối đa 307 kg, sức giật 740 - 750 N, vận tốc cày kéo 0,31 m/s

Lê Xuân Cương và cộng sự, (1985 - 1990) [4] trong quá trình nghiên cứu về bò Lai Sind đã khẳng định: Khả năng cho thịt của bò Lai Sind hơn hẳn bò vàng địa phương, tỷ lệ thịt xẻ xấp xỉ 50%. Nếu không tăng số lượng bò mà chỉ tăng chất lượng con giống thì chúng ta đã tăng được 35% về sản lượng thịt trong chăn nuôi bò.

Tóm lại trên cơ sở các ưu điểm của bò Lai Sind so với bò vàng địa phương đã được xác định, chứng minh của các nhà khoa học là thích nghi được với điều kiện khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nên đã khuyến cáo dùng để “Sind hoá” bò vàng Việt Nam và đã được nhiều địa phương thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế rất rò rệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành cho lai tạo giữa bò đực giống 7/8 Sind với bò cái nền địa phương nhằm nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng là hoàn toàn có cở sở về khoa học và thực tiễn.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí