CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, dựa vào mô hình nghiên cứu của Qi Liang, Pisun Xu, Pornsit Jaraporn (2013), tác giả sử dụng biến 5 phụ thuộc là ROA, ROE, Preprovision Profit, NPLRatio, Stock of NPLs và 8 biến đặc tính HĐQT là BoardSize, Meetings, Duality, IndepDirector, PoliticalDirector, BusyDirector, ForeignDirector, OldDirector, FemaleDirector. Ngoài ra, để phân tích đi vào chiều sâu, tác giả sử dụng thêm 8 biến kiểm soát để thấy rò tác động của các đặc tính HĐQT đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là BankSize, LoanRatio, CapitalRatio, Listed, ForStgInvestor, PLGState, PLGForeign, PLGPrivate.
Mô hình nghiên cứu để đo lường mối quan hệ giữa các đặc tính của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong bài nghiên cứu của tác giả như sau :
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng it= α +∑ βj các đặc tính HĐQTji,t + γ các biến kiểm soát i,t + εi,t (1)
Với i nhận giá trị từ ngân hàng thứ 1 đến ngân hàng thứ 26 và t nhận giá trị thời gian từ năm 2006 đến năm 2016, εi,t là phần dư không quan sát được của ngân hàng i tại thời điểm t.
α là hằng số của phương trình hồi quy
βj lần lượt là tham số của các biến đặc tính HĐQT thứ j. Kết quả ước lượng hệ số βj là cơ sở để giải thích mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tác giả hồi quy mỗi biến hiệu quả hoạt động lên các biến đặc tính HĐQT. Đối với ROA, để xem xét mối quan hệ giữa các đặc tính HĐQT và ROA, tác giả hồi quy bắt đầu bằng bốn biến đặc tính HĐQT được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu là BoardSize, Meetings, Duality, IndepDirector (mô hình 1) và kế tiếp thêm vào biến đặc tính là PoliticalDirector (mô hình 2). Sau đó, lần lượt thay thế biến
PoliticalDirector bằng các biến đặc tính của HĐQT trong các hồi quy riêng biệt bao gồm biến BusyDirector, ForeignDirector, OldDirector, FemaleDirector (mô hình 3- mô hình 6). Các biến phụ thuộc còn lại (ROE, Preprovision Profit, NPLRatio, Stock of NPLs), tác giả hồi quy với 5 biến đặc tính HĐQT chính là BoardSize, Meetings, Duality, IndepDirector, PoliticalDirector (mô hình 7- mô hình 10).
3.1.1 Quy trình nghiên cứu:
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2, tác giả trình bày lý thuyết liên quan và tổng quan các nghiên cứu trước. Sau khi xem xét các lý thuyết liên quan, các mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của mình phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thể tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Sau đó, tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng tay dựa vào nguồn dữ liệu từ Bankscope và từ báo cáo thường niên, báo cáo quản trị định kỳ của các ngân hàng. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu được trình bày ở chương 3.
Sau khi dữ liệu được thu thập đầy đủ, tác giả tiến hành hồi quy để phân tích dữ liệu nghiên cứu và trình bày các kết quả nghiên cứu ở Chương 4. Quy trình hồi quy ở Chương 4 được tiến hành gồm các bước sau:
Bước 1: Tính thống kê mô tả chuỗi dữ liệu của các biến.
Bước 2: Xem xét mối tương quan giữa các biến bằng cách sử dụng ma trận hệ số tương quan, qua đó kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến.
Bước 3: Kiểm định các giả thuyết cơ bản của mô hình hồi quy Pooled OLS để xem mô hình có tồn tại khuyết tật nào không bao gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi. Sau đó, tác giả hồi quy ước lượng bằng phương pháp GMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình.
Cuối cùng, dựa trên kết quả hồi quy ở Chương 4, đưa ra kết luận và kiến nghị và được trình bày ở Chương 5.
3.1.2 Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mặc dù, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp, khả năng sinh lời và chất lượng các khoản vay vẫn là những động lực cơ bản cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo các nghiên cứu trước đây (Andres và Vallelado, 2008, Lin and Zhang, 2009, García-Herrero và cộng sự, 2009, Berger và cộng sự, 2010, Qi Liang, Pisun Xu, Pornsit Jiraporn, 2013), tác giả sử dụng 03 phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong phân tích của mình. Thứ nhất, đo lường thông qua biến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được đo lường bằng cách lấy thu nhập thuần chia cho tổng tài sản. ROA được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ngân hàng để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. ROA cho thấy ngân hàng sử dụng tài sản của mình hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu. Thứ hai, đo lường thông qua biến tỷ số lợi nhuận trước dự phòng (Pre-provision profit ratio) được đo lường bằng lợi nhuận hoạt động (bằng thu nhập từ hoạt động trừ chi phí từ hoạt động) trên tổng tài sản. Do chính sách về trích lập dự phòng do chính phủ chỉ đạo có thể gây ra vấn đề về dữ liệu không đồng nhất để trích lập dự phòng giữa các ngân hàng với nhau. Tỷ số lợi nhuận trước dự phòng ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Thứ ba, đo lường thông qua biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường bằng thu nhập ròng trên vốn cổ phần và là một đánh giá về lợi nhuận tài chính của việc đầu tư của cổ đông.
Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm hai biến số đại diện để đo lường chất lượng tài sản của ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu (NPLRatio), tổng nợ xấu (StockofNPLs) để việc phân tích về mối quan hệ được rò nét hơn. Các biến này chủ yếu đo lường chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Các khoản vay có chất lượng xấu nhiều quá sẽ dẫn đến nợ xấu cao hơn chi phí dự phòng để xử lý rủi ro. Đối với nợ xấu, tác giả sử dụng nợ có vấn đề được định nghĩa là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn theo hệ thống phân loại nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 đã được ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ban hành theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02.
Tỷ lệ nợ xấu (NPLRatio) được tính bằng Tổng các khoản nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) chia cho Tổng tài sản. Tổng số lượng nợ xấu (StockofNPLs) được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng nợ xấu mỗi năm.
3.1.3 Phương pháp đo lường các đặc tính của Hội đồng Quản trị:
Theo các nghiên cứu trước đây đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, tác giả đo lường các đặc tính của HĐQT từ ba khía cạnh: quy mô HĐQT, thành phần HĐQT và chức năng của HĐQT. Các biến đặc tính của Hội đồng quản trị bao gồm tổng số lượng các thành viên HĐQT có trong ngân hàng (BoardSize); số lượng các cuộc họp của HĐQT trong suốt năm (Meetings); sự kiêm nhiệm chức danh TGĐ của Ngân hàng của các thành viên HĐQT (Duality); số lượng các thành viên HĐQT độc lập trong Hội đồng quản trị (IndepDirector),
Thành viên HĐQT có kết nối chính trị (PoliticalDirector) được tác giả thu thập dựa vào thông tin tiểu sử của các các thành viên HĐQT được trình bày trong Báo cáo thường niên của các ngân hàng để phân loại các thành viên có kết nối chính trị hay không.
Thành viên HĐQT bận rộn (BusyDirector) được tác giả thu thập dựa vào tiểu sử của các thành viên HĐQT được trình bày trong báo cáo thường niên của các ngân hàng để thu thập biến này. Thành viên HĐQT lớn tuổi (OldDirector); tác giả thu thập lớn hơn 60 tuổi do tại Việt Nam, theo điều 187, Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ngày 16/06/2012, độ tuổi nghỉ hưu quy định là 60 tuổi nên từ độ tuổi này số lượng lao động làm việc sẽ không nhiều. Nếu thu thập lớn hơn 70 tuổi theo nghiên cứu của theo nghiên cứu của Qi Liang, Pisun Xu, Pornsit Jaraporn (2013) thì
sẽ không có hoặc rất ít thành viên HĐQT là người lớn tuổi để nghiên cứu. Thành viên HĐQT là người nước ngoài (ForeignDirector), thành viên HĐQT là nữ trong ngân hàng (FemaleDirector), tác giả thu thập hai biến này dựa vào thông tin về các thành viên HĐQT được trình bày trong báo cáo thường niên của từng ngân hàng.
3.1.4 Các biến kiểm soát:
3.1.4.1 Cơ cấu vốn sở hữu:
Cả quyền sở hữu và mức độ sở hữu tập trung đều có mối liên hệ với giá trị công ty (như Wang, 2005, Wei và cộng sự, 2005, Chen và cộng sự, 2009). Các nghiên cứu về ngân hàng trước đây tập trung vào tác động của quyền sở hữu theo loại cổ đông và chủ yếu sử dụng các biến giả quyền sở hữu trong phân tích thực nghiệm (như Berger và cộng sự, 2009, Garcia-Herrero và cộng sự, 2009 Fu and Heffernan, 2009, Jia, 2009, Lin và Zhang, 2009). Tác giả mở rộng các nghiên cứu về ngân hàng và xây dựng một số biến liên tục để kiểm soát cả loại hình sở hữu và mức độ sở hữu tập trung vào tay các cổ đông chi phối. Mức độ và định nghĩa cổ đông chi phối được đo bằng phần trăm cổ phần sở hữu bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ đông lớn nhất đó là nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước (PLGState), nhà đầu tư nước ngoài (PLGForeign), hay nhà đầu tư tư nhân (PLGPrivate). Tất cả các biến quyền sở hữu được đo lường ở cấp độ năm của ngân hàng.
3.1.4.2 Các biến kiểm soát khác:
Dựa trên các nghiên cứu hiện có (Lin và Zhang, 2009, Garcia-Herrero và cộng sự, 2009, Berger và cộng sự, 2010, Qi Liang , Pisun Xu, Pornsit Jiraporn, 2013) và các đặc điểm độc đáo của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát khác mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Quy mô ngân hàng được đo lường bằng tổng tài sản (BankSize). Tỷ lệ nợ là tổng nợ chia cho tổng tài sản (LoanRatio). Tác giả sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để tính tỷ lệ vốn hóa ngân hàng (CapitalRatio). Và đưa thêm vào một biến giả đối với việc niêm yết cổ phiếu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm (Listed) để đo lường việc cổ phần hóa ngày càng gia tăng và quyền sở hữu ngày càng lan rộng
hơn, biến này bằng 1 nếu ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán tại thời điểm cuối năm tài chính và bằng 0 nếu ngược lại. Thêm vào đó, tác giả còn đưa vào một biến giả bằng 1 nếu ngân hàng có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (ForStgInvestor) để tính đến vai trò đặc biệt của họ đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại nguồn vốn dài hạn mới mà còn để chuyển giao kỹ thuật quản lý và cơ chế quản trị doanh nghiệp hiện đại hơn .
Mô tả các biến trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Mô tả về các biến của Hội đồng quản trị và dự đoán mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tên biến đầy đủ | Dấu dự đoán | Phương pháp đo lường | |
Bảng A: Biến phụ thuộc | |||
ROA | Tỷ suất sinh lợi trên tài sản | Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản | |
ROE | Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu | Lợi nhuận sau thuế/ Vốn cổ phần | |
Preprovision profit ratio | Tỷ lệ lợi nhuận trước dự phòng | Lợi nhuận hoạt động trừ chi phí hoạt động/ Tổng tài sản | |
NPL ratio | Tỷ lệ nợ xấu | Các khoản nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay | |
Stock of NPLs | Tổng nợ xấu | Logarit tự nhiên của tổng các khoản nợ có vấn đề | |
Bảng B: Các biến đặc tính của Hội đồng quản trị | |||
BoardSize | Quy mô của HĐQT | - | Tổng số lượng các thành viên trong Hội đồng quản trị |
Meetings | Các cuộc họp HĐQT | - | Số lượng các cuộc họp HĐQT trong năm |
Duality | Việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh TGĐ | - | Biến giả thể hiện sự độc lập của HĐQT (nhận giá trị bằng 1 nếu Chủ tịch HĐQT có kiêm nhiệm chức danh TGĐ và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại). |
IndepDirector | Thành viên HĐQT độc lập | - | Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có trong HĐQT |
PoliticalDirector | Thành viên HĐQT có kết nối chính trị | - | Tỷ lệ thành viên HĐQT có kết nối chính trị có trong HĐQT |
BusyDirector | Thành viên HĐQT bận rộn | - | Tỷ lệ thành viên HĐQT nắm giữ ít nhất ba vị trí quản trị trở lên ở các công ty khác nhau |
ForeignDirector | Thành viên HĐQT là người nước ngoài | + | Tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước ngoài có trong HĐQT |
OldDirector | Thành viên HĐQT là người lớn tuổi | - | Tỷ lệ thành viên HĐQT lớn hơn 60 tuổi có trong HĐQT |
Có thể bạn quan tâm!
- Các đặc tính của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các đặc tính của Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Và Đề Xuất Lý Thuyết Nghiên Cứu Của Tác Giả
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Nghiên Cứu Được Trình Bày Bên Dưới
- Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi
- Kết Quả Hồi Quy Các Mô Hình Mối Quan Hệ Giữa Các Đặc Tính Hđqt Và Lần Lượt Là Các Biến Roe, Preprovision Profit Ratio, Npl Ratio, Stock
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Tên biến đầy đủ | Dấu dự đoán | Phương pháp đo lường | |
FemaleDirector | Thành viên HĐQT là nữ | + | Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ có trong HĐQT |
Bảng C: Các biến kiểm soát khác | |||
BankSize | Quy mô ngân hàng | Logarit tự nhiên của tổng tài sản | |
LoanRatio | Tỷ lệ nợ | Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản | |
CapitalRatio | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu | Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản | |
Listed | Niêm yết | Biến giả bằng 1 nếu ngân hàng niêm yết tại thời điểm cuối năm tài chính và bằng 0 nếu ngược lại. | |
ForStgInvestor | Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài | Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu ngân hàng có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại thời điểm cuối năm tài chính và bằng 0 nếu ngược lại | |
PLGState | Tỷ lệ sở hữu cổ phần của của cổ đông lớn nhất là nhà nước | Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ đông đó là nhà nước hay cơ quan nhà nước | |
PLGForeign | Tỷ lệ sở hữu cổ phần của của cổ đông lớn nhất là nước ngoài | Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ đông đó là nhà đầu tư nước ngoài | |
PLGPrivate | Tỷ lệ sở hữu cổ phần của của cổ đông lớn nhất là tư nhân | Phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất nếu cổ đông đó là nhà đầu tư tư nhân |
3.2 Dữ liệu của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng của 26 ngân hàng thương mại cổ phần trong tổng số 31 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 (theo danh sách của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 30/06/2017). Các ngân hàng còn lại do dữ liệu không công bố đầy đủ nên tác giả không thu thập được để đưa vào mẫu nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 do đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng nhằm giữ ổn