Giải Pháp Về Nguồn Vốn Đầu Tư Du Lịch Đường Sông


Xây dựng đề án phát triển DLĐS theo lộ trình từng giai đoạn gắn với Quy hoạch ngành Du lịch TP. Đà Nẵng để đáp ứng kịp thời sự phát triển.

Khuyến khích cơ chế xã hội hóa trong phát triển DLĐS, xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư phát triển DLĐS. Có cơ chế áp dụng linh hoạt theo từng loại công trình kêu gọi đầu tư; Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tiền thuê mặt bằng, hỗ trợ vay vốn... để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư CSVCKT phát triển DLĐS. Ưu tiên thu hút các dự án và sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn, đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về phát triển DLĐS trong nước và thế giới, tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Xây dựng chế tài về quản lý, giám sát khai thác DLĐS chặt chẽ, bám sát thực tiễn phát triển DL của Đà Nẵng. Xây dựng các quy định, bộ quy tắc về ứng xử trong khai thác DLĐS bao gồm: ứng xử với môi trường sông nước, ứng xử của nhân viên, người dân và khách DL trong khai thác DLĐS. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lí nhà nước về DL và du lịch đường sông.

Xây dựng chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách cho các hoạt động quy hoạch, hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, đề án khoa học công nghệ liên quan đến phát triển du lịch đường sông.

Chính quyền TP. Đà Nẵng cần có sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức về chính sách truyền thông, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh DL trong định hướng hướng phát triển bền vững, lâu dài.

Cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm các cơ sở kinh doanh DL vi phạm pháp luật dọc sông Cu Đê, từ đó có chế tài và có sự giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các cơ sở kinh doanh bất hợp pháp dọc các con sông.

3.2.1.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp:

Để phát triển DLĐS bên cạnh tận dụng vốn thông qua nguồn vốn đầu tư cho phát triển DL chung của TP. Đà Nẵng thì DLĐS cũng cần phải có nguồn vốn để đầu tư vào các hạng mục riêng cho phát triển DLĐS như đào tạo nhân lực, xây dựng CSVCKT DLĐS, xây dựng các sản phẩm DLĐS, xúc tiến, quảng bá,… do đó nguồn vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch đường sông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.


- Giải pháp thực hiện

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 18

Hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách đầu tư, tạo môi trường đầu tư phát triển DLĐS thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư DLĐS, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mô hình DLĐS kết hợp DL văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp về vốn đầu tư phát triển DLĐS, đặc biệt là nguồn vốn chi cho sắm sửa tàu thuyền, khôi phục tài nguyên DL ven sông, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ DLĐS và bảo vệ môi trường sông.

Xây dựng được quỹ đầu tư phát triển DLĐS với nguồn vốn hằng năm từ ngân sách của TP kết hợp với vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

3.2.1.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp

Công tác quảng bá, xúc tiến đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu hoạt động DLĐS của TP. Đà Nẵng đến khách DL. Qua khảo sát mức độ hài lòng của khách DL đối với hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng trên sông Hàn cho thấy, khách DL tiếp cận nguồn thông tin về DLĐS chủ yếu qua internet 31,9 %, doanh nghiệp, đại lý kinh doanh dịch vụ DL 42,8 %. Các nguồn cung cấp thông tin như người thân, bạn bè hay truyền hình, báo chí, tạp chí chiếm lần lượt là 12,7 % và 12, 5 %. Trước những đổi mới liên tục của công nghệ truyền thông và cách thức tiếp cận thông tin của công chúng trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến, nâng cao hình ảnh và hiện đại hóa công tác quảng bá để thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, khách DL là giải pháp có tính thực tiễn cao để thúc đẩy hơn nữa phát triển DLĐS của TP, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy DLĐS trở thành sản phẩm DL chủ đạo của TP. Đà Nẵng.

- Giải pháp thực hiện

Nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến DL Đà Nẵng trong việc xây dựng lộ trình và xã hội hoá trong công tác xúc tiến, quảng bá DLĐS, phối hợp công tư hiệu quả với vai trò liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong việc xúc tiến, quảng bá khai thác DLĐS có hiệu quả.


Đầu tư công tác nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường khách DLĐS để có định hướng phát triển DL đáp ứng tốt sự hài lòng cho du khách.

Mở rộng các hình thức quảng bá DLĐS đến các thị trường, trong đó chú trọng đầu tư E - marketting trong quảng bá, đẩy mạnh phát triển DL thông minh. Đa dạng tối đa các kênh bán dịch vụ từ nhỏ, lẻ, đoàn, bán trực tiếp, bán gián tiếp (gián tiếp thông qua hình thức tặng kèm khi khách book tour lớn, vé máy bay… ).

Xây dựng và phát triển website DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo hướng đa dạng ngôn ngữ có khả năng tương tác cao với khách DL. Nên dẫn đường link này lên trang website của UBND, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng.

Đầu tư và phát triển một số ứng dụng di động về DLĐS với thông tin về sản phẩm, tuyến, điểm DLĐS, bến tàu, mua vé, dịch vụ, hỗ trợ, thông tin khác,…; Xây dựng clip giới thiệu về DLĐS, hoặc các clip trải nghiệm DLĐS cùng những người nổi tiếng, blogger, người đại diện DL và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh mạng xã hội phổ biến như: Facebook, tiktok, youtube, instagram, zalo,...

Liên kết với các đơn vị lữ hành trong việc xây dựng các chương trình DL có khai thác tuyến, điểm DLĐS và quảng bá thông qua việc cung cấp thông tin, ấn phẩm trực quan, thẩm mỹ về DLĐS đến du khách trên các tour lữ hành.

Hoàn chỉnh bộ tư liệu thuyết minh về con sông, các điểm DL dọc sông, chú trọng trực quan hóa các thông tin thuyết minh tại các điểm DL thông qua việc thiết kế các bảng thông tin DL, các bảng chú dẫn.

Tổ chức các sự kiện, hội chợ DL dọc các sông giúp khách DL có nhiều cơ hội được tiếp cận bờ sông.

3.2.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp

Chất lượng dịch vụ DLĐS là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách DL cũng như phản ánh tính hiệu quả của hoạt động DLĐS, do đó đây là yếu tố quan trọng cần được chú trọng đầu tư.

- Giải pháp thực hiện

Cần có sự tương thích giữa giá vé và dịch vụ tương ứng mà khách DL nhận được, đồng thời giám sát chặt chẽ giá vé. Cần khuyến khích các hoạt động DLĐS không bán vé, nhưng lại có thể thu hút khách DL trải nghiệm và mong muốn quay trở lại.


Cần đa dạng hóa sản phẩm DLĐS, tạo được sự hấp dẫn thu hút du khách. Đối với hoạt động du thuyền cần kết hợp liên kết điểm DL ven sông, nâng cao chất lượng tàu thuyền, các trang thiết bị trên tàu. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đồ ăn thức uống, tăng cường tính đặc sắc của các chương trình biểu diễn trên tàu mang hình ảnh riêng cho DLĐS của TP. Đà Nẵng. Đối với các hoạt động khác cần có sự đầu tư về CSHT, CSVCKT để tạo điều kiện khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn khi khai thác.

Cần chú trọng đầu tư cho nhân lực DLĐS cả về số lượng và chất lượng, đó là các nhân viên tàu, hướng dẫn viên DLĐS. Trang bị cho họ cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ phục vụ khách DLĐ cũng như trang bị đồng phục, logo biểu tượng riêng để tạo sự chuyên nghiệp và làm hài lòng du khách.

3.2.1.5. Giải pháp môi trường và phát triển bền vững

- Lí do lựa chọn giải pháp

DLĐS là loại hình DL gắn liền với môi trường tự nhiên, đó là yếu tố hấp dẫn du khách, mặt khác nó cũng là ngữ cảnh để các hoạt động DL diễn ra, do đó cần phải tuân thủ các nguyên tắc hòa hợp với môi trường để có thể khai thác bền vững. Môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển DLĐS vì vậy, nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu hạn chế sự tổn thương của môi trường do hoạt động DLĐS tác động và khôi phục, bảo vệ sông nước, cảnh quan.

- Giải pháp thực hiện

Cần đánh giá cụ thể thực trạng môi trường DLĐS tại các sông và kịch bản tác động của hoạt động DLĐS đối với môi trường để có thể đưa ra chính sách quy hoạch và quản lí hợp lý.

Đối với môi trường sông nước: hầu hết các sông có chất lượng nước đều nằm trong quy chuẩn về chất lượng nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng với sự thay đổi của môi trường, biến đổi khí hậu và các hoạt động KT - XH và DL thì việc đưa ra các biện pháp bảo vệ là rất cần thiết. Cần chặt chẽ trong việc xử lý chất thải lỏng sinh hoạt và sản xuất trước khi đổ ra sông; Cấm đổ các chất thải rắn hữu cơ và vô cơ ra sông và bờ sông; Xây dựng các biển báo cấm đổ rác tại khu vực dân cư sinh sống; Thành lập đội quản lý môi trường sông nước để thanh tra xử lý trường hợp vi phạm và đội vệ sinh môi trường sông nước để thường xuyên dọn dẹp và vớt rác trên sông; Xây dựng kịch bản ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn vào mùa hè, đặc biệt trên sông Hàn và hạ


nguồn sông Cu Đê; Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát trên sông Cẩm Lệ và sông Túy Loan, đồng thời có chế tài phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đối với môi trường cảnh quan hai bên bờ sông: Ở những khu vực có dân cư sinh sống người dân hay đổ rác, xà bần ra bờ sông do đó, cần dọn sạch rác, và nghiêm cấm đổ rác hai bên bờ sông, xây dựng các biển báo cấm đổ rác tại khu vực dân cư sinh sống; Khu vực bờ sông bị sạt lở cần khắc phục và gia cố đường bờ bằng đê kè. Đối với khu vực tự nhiên cần khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của bờ sông hạn chế sự tác động, đối với đoạn bờ bị sạt lở cần có biện pháp gia cố hạn chế sự biến dạng bờ sông. Cần nạo vét sông để làm sạch sông;

Đối với môi trường ở bến tàu, trên tàu và các điểm DLĐS: Môi trường tại bến tàu, trên tàu và các điểm DLĐS gây tác động trực tiếp đến nguồn nước và môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, do đó cần phải được dọn dẹp vệ sinh thường xuyên. Trang bị khu vệ sinh công cộng sạch sẽ, hiện đại, xây dựng thùng rác ở nhiều vị trí, đưa ra nhiều biển báo, biển cấm về bảo vệ môi trường sông nước.

Đối với môi trường xã hội: Tạo môi trường xã hội an toàn, xử lí triệt để hiện tượng lừa gạt, chèo kéo, đeo bám khách DL tại các bờ sông, điểm DLĐS; Tăng cường vai trò của chính quyền và người dân bản địa trong việc đảm bảo môi trường xã hội, an ninh chính trị an toàn xã hội tại các điểm DLĐS.

Cần thành lập đội thanh tra và quản lý môi trường đường sông để kiểm tra, đánh giá môi trường thường xuyên và xử lí đối với các vi phạm liên quan. Áp dụng triệt để chế tài vào hoạt động khai thác và quản lý môi trường DLĐS. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên và tài nguyên DLĐS đến cộng đồng địa phương và du khách.

Ưu tiên các dự án về bảo vệ môi trường tại các con sông; xây dựng kịch và các phương án cụ thể ứng phó với tác động của biển đổi khí hậu và ngập lụt đối với các sông và điểm khai thác du lịch.

Ưu tiên phát triển các hoạt động DLĐS thân thiện với môi trường, đặc biệt là hoạt động đi xe đạp, đi bộ hay phương tiện cơ giới như xích lô, xe ngựa... dọc bờ sông ngắm cảnh kết hợp khai thác DL hoặc các hoạt động văn hóa giải trí ven sông, hoạt động thể thao trên sông.


3.2.1.6. Giải pháp đối thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương

- Lí do lựa chọn giải pháp

Cộng đồng dân cư địa phương là một thành tố quan trọng trong phát triển DLĐS, người dân địa phương và giá trị văn hóa của họ là nguồn tài nguyên DL để liên kết tạo nên sản phẩm DLĐS đặc sắc. Đồng thời, họ cũng là đối tượng khai thác, sử dụng và bảo vệ dòng sông. Phát triển DLĐS giúp mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, cùng với đó giúp họ bảo tồn các giá trị văn hóa vốn có. Do vậy, việc thu hút người dân địa phương tham gia vào phát triển DLĐS là rất quan trọng.

- Giải pháp thực hiện

Tăng cường vai trò của người dân địa phương tham gia vào các khâu trong phát triển DLĐS. Hiện nay người dân địa phương chủ yếu tham gia vào các hoạt động chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng cho du khách, hướng dẫn khách tham quan, bán hàng lưu niệm, trình diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật ven sông, xây dựng kinh doanh một số hoạt động giải trí như bãi tắm Tuấn Anh, Homestay A Lăng Như, Khu du lịch sinh thái Khuê Trung… Do đó, để thu hút sự tham gia của người dân thì cần trao cho họ quyền làm chủ. Tức là khuyến khích cá nhân, cộng đồng địa phương đứng ra tổ chức khai thác, nhưng việc khai thác này phải chịu giám sát chặt chẽ, quản lý của cơ quan chức năng.

Chính quyền TP cần phải trưng cầu ý kiến của cộng đồng dân cư ven sông trong việc xây dựng kế hoạch phát triển DLĐS. Đồng thời phải có bản cam kết đồng thuận, chấp hành thực hiện đối với các nội dung về khai thác DLĐS, bảo vệ môi trường, cảnh quan ven sông.

Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ DL tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng cho người dân địa phương các kỹ năng và chuyên môn về DL, nghiệp vụ về sơ cấp cứu, kiến thức về bảo vệ dòng sông.

Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ người dân trong việc kinh doanh các hoạt động DLĐS, hỗ trợ họ trong các thủ tục hành chính, giấy tờ.

3.2.1.7. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp

Đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển DLĐS là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sự thành công, chuyên nghiệp và đưa tới sự hài lòng cho du khách. Giải


pháp đảm bảo an toàn trong phát triển DLĐS nhằm tạo tâm lý phấn chấn cho du khách và đề phòng những trường hợp bất trắc trong khai thác du lịch đường sông

- Giải pháp thực hiện

Các phương tiện vận chuyển, bến tàu sử dụng trong khai thác DLĐS phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong Quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lí hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ứng dụng công nghệ hỗ trợ và kiểm soát giao thông tiên tiến như hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System – ITS)

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, thẩm định các tàu theo định kỳ và đột xuất để đánh giá khả năng vận hành, chất lượng trang thiết bị.

Xây dựng quy trình vận hành và khai thác DLĐS trước và sau khi khai thác.

Tại các bến tàu, trên tàu, các địa điểm khai thác DLĐS phải trang bị phao cứu sinh và các thiết bị cứu hộ phòng trường hợp bất trắc.

Nhân viên DLĐS bắt buộc phải có khả năng bơi lội và kỹ năng sơ, cấp cứu người khi bị đuối nước.

Thành lập đội cứu hộ thường trực 24/7 để kịp thời ứng cứu khi cần thiết.

3.2.1.8. Giải pháp phát triển giao thông công cộng gắn liền với phát triển du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp

Ngoại trừ sông Cu Đê nằm ở phía Bắc TP. Đà Nẵng, thì các sông còn lại đều được kết nối với nhau và chảy qua trung tâm TP. Đà Nẵng, nơi mà cùng với sự phát triển kinh tế, thì dân cư sẽ càng đông đúc, nhu cầu về phương tiện công cộng càng phổ biến để đảm bảo tính tiện lợi và nhu cầu đi lại. Vì vậy, việc khai thác hoạt động du thuyền, đi xe đạp dọc các sông như là một giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư vừa kết hợp tham quan, giải trí. Đây cũng là xu hướng áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Giải pháp thực hiện

Ngoài tuyến du thuyền ngắm cảnh theo một hành trình cố định để phục vụ hoạt động ngắm cảnh và giải trí trên sông thì cần phải xây dựng tuyến du thuyền cố định với các điểm đón - trả khách tại những khu vực quy định là điểm DL, giải trí dọc ven sông giúp khách DL dễ dàng tiếp cận và lên, xuống ở những khu vực mong muốn..


Đối với giải pháp này luận án đề xuất xây dựng trên các tuyến sông sau: Tuyến sông Hàn, tuyến sông Hàn - sông Cổ Cò, tuyến sông Hàn - sông Cẩm Lệ - Túy Loan. Đối với tuyến sông Hàn thời gian giữa các tuyến ngắn hơn, khoảng 15 phút hoặc 30 phút có 01 tuyến. Trên các tuyến còn lại có thể từ 1 giờ đến 2 giờ có 01 tuyến.

Phương tiện sử dụng trong tuyến ngoài đảm bảo tính an toàn theo Quy chuẩn, cần phải là loại tàu có tốc độ cao, đảm bảo khả năng di chuyển nhanh chóng, an toàn. Kích thước tàu có thể đa dạng với từng khung giờ.

Bến tàu cầu phải xây mới và bổ sung dịch vụ để khai thác, ngoại trừ sông Hàn thì các sông còn lại hầu như chưa có bến tàu để có thể khai thác.

Khác với loại vé cố định của tuyến du thuyền ngắm cảnh, thì đối với tuyến này vé cần được phải tích hợp cho vé phương tiện công cộng. Gói vé sử dụng có thể quy định theo giờ, theo ngày hoặc theo khu vực hoạt động để du khách linh động trong việc di chuyển, tham quan DL, nghĩ ngơi.

Để lưu thông tuyến cần phải phá bỏ các vật cản giữa các sông. Đối với sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi có chiều cao tĩnh không khá thấp nên cần được nâng gầm cầu để phù hợp cho các tàu lớn, tàu trung bình có thể chạy qua. Trên các sông còn lại, hầu hết đều có các cây cầu có chiều cao tĩnh không thấp dưới 3,5 m, do đó, để khai thác cần nâng chiều cao tĩnh không của cầu. Riêng sông Cổ Cò cần phá vỡ đập Đồng Nỏ, Bờ Quan để lưu thông tuyến, đồng thời cần khơi thông, nạo vét, chỉnh trị sông để liên kết khai thác với hạ lưu sông trong tuyến DLĐS giữa Đà Nẵng và Hội An.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp khai thác và phát triển tuyến sông phục vụ phát triển du lịch đường sông

* Lí do lựa chọn giải pháp

Khai thác và phát triển tuyến sông phục vụ phát triển DLĐS giúp phát huy được những lợi thế và khắc phục những hạn chế của mỗi phân hạng sông tạo điều kiện khai thác DLĐS có hiệu quả.

* Giải pháp thực hiện

- Tuyến sông hạng I (sông Hàn)

+ Độ hấp dẫn cảnh quan: Sông Hàn nổi bật bởi vẻ đẹp cảnh quan đô thị hiện đại với điểm nhấn là các cây cầu và công trình kiến trúc. Đó là điểm độc đáo rất thuận lợi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 29/09/2024