Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Các Chi Nhánh Khu Vực Thành Phố Hồ Chi Minh.


doanh nghiệp nhà nước thì xem xét tăng 02 bậc xếp hạng nhưng hạng sau khi điều chỉnh của công ty con không vượt quá hạng của Ngân hàng đối tác.

- Xem xét tăng tối đa 01 bậc xếp hạng đối với khách hàng TCKT có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, có khả năng trả nợ tốt, Chi nhánh đánh giá có triển vọng phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho BIDV hoặc khách hàng mới quan hệ tín dụng với BIDV không có phát sinh nợ nhóm 2, 3, 4, 5 tại các Tổ chức tín dụng khác (theo CIC) trong vòng 02 năm liền kề/liên tiếp”.

- Khách hàng được đảm bảo bằng giấy tờ có giá, tiền gửi tại BIDV 100% nghĩa vụ tại BIDV, có thể xem xét nâng lên hạng cao nhất (mức độ rủi ro thấp nhất). Trường hợp khách hàng phát sinh thêm khoản vay khác không có đảm bảo 100% nghĩa vụ bằng GTCG, tiền gửi tại BIDV mà chưa đến kỳ chấm điểm tiếp theo thì áp dụng hạng ban đầu trước khi điều chỉnh.

- Trường hợp khách hàng TCKT nước ngoài xuất xứ Nhật Bản có tình hình tài chính, khả năng trả nợ tốt thì được xem xét tăng tối đa 01 hạng.

- Trường hợp khách hàng TCKT nước ngoài gia công sản xuất thuộc thương hiệu nổi tiếng/khách hàng là công ty vệ tinh cấp 1 của tập đoàn đa quốc gia (Ví dụ: thương hiệu Honda, Toyota,..) có tình hình tài chính, khả năng trả nợ tốt thì được xem xét tăng tối đa 01 hạng.

- Trường hợp khác (kể cả trường hợp khách hàng có dư nợ gốc được sử dụng quỹ DPRR để hạch toán ngoại bảng (xử lý rủi ro)), Chi nhánh trình Trụ sở chính (thông qua Ban QLTD) quyết định.

Điều chỉnh giảm hạng (chuyển xuống hạng có rủi ro cao hơn)

- Khách hàng là công ty con được công ty mẹ bảo lãnh 100% vốn vay, công ty mẹ có kết quả xếp hạng thấp hơn thì hạng của công ty con phải được điều chỉnh xuống mức tương đương hạng của công ty mẹ.

- Trường hợp khách hàng TCKT nước ngoài được bảo lãnh 100% (không hủy ngang, vô điều kiện) bởi công ty mẹ, công ty mẹ có kết quả xếp hạng thấp hơn thì hạng của công ty con phải được điều chỉnh xuống mức tương đương hạng của công ty mẹ.


- Khách hàng TCKT nước ngoài được Ngân hàng đối tác nước ngoài phát hành Thư tín dụng dự phòng, Ngân hàng đối tác có kết quả xếp hạng thấp hơn thì hạng của công ty con phải được điều chỉnh xuống mức tương đương hạng của của Ngân hàng đối tác.

- Khách hàng có lỗ lũy kế và kinh doanh thua lỗ trong hai năm tài chính gần nhất (trừ trường hợp lỗ kế hoạch do có đầu tư dự án trong thời hạn theo báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc là khách hàng TCKT nước ngoài), Chi nhánh chủ động điều chỉnh hạ 02 bậc xếp hạng (ở mức độ rủi ro cao hơn) hoặc thậm chí điều chỉnh xuống hạng D3 nếu xét thấy khách hàng có khả năng không trả nợ BIDV đầy đủ và đúng hạn.

- Khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ (Hệ thống tự động xác định hạng của khách hàng (D1,D2,D3).

- Các dấu hiệu khác: Chi nhánh xem xét quyết định điều chỉnh không hạn chế hạng khách hàng (kể cả điều chỉnh xuống hạng D3).

Cơ chế phân loại nợ dựa trên hạng khách hàng


Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng TCKT như sau:

Bảng 3.2 Phân loại nhóm nợ khách hàng Tổ chức kinh tế theo kết quả xếp hạng

tín dụng


STT

Hạng

Nhóm nợ

1

AAA


Nhóm 1

2

AA+

3

AA

4

AA-

5

A+

6

A

7

A-

8

BBB

9

BB+

10

BB

11

BB-

Nhóm 2

12

B

13

D1

Nhóm 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 7


STT

Hạng

Nhóm nợ

14

D2

Nhóm 4

15

D3

Nhóm 5

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng của BIDV

Bảng 3.3 Các dấu hiệu cảnh báo sớm và không trả được nợ của khách hàng tổ chức kinh tế


STT

Các dấu hiệu Cảnh bảo sớm và không trả được nợ

1

Số ngày quá hạn

2

Khách hàng có dư nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (chưa hết thời gian thử thách) (*)

3

Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc không đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của khách hang


4

Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc/Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Trong vòng 3 tháng từ ngày thành viên thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc/ban điều hành bị khởi kiện/khởi tố, doanh nghiệp đã sớm khắc

phục và ổn định hoạt động kinh doanh


5

Thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp) có biến động lớn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên 10% sau 3 tháng, nhưng 3 tháng tiếp theo thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp), giá cả nguyên liệu đầu vào

biến động nhỏ hơn 10% và doanh nghiệp có giải pháp khắc phục.


6

Thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp) có biến động lớn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên 10% sau 3 tháng, 3 tháng tiếp theo thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp), giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục biến

động lớn hơn 10%

7

Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước

8

Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước và trong 02 quý liên tiếp

9

Doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm 50% so với quý trước

10

Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 50% so với quý trước

11

Kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính của khách hàng

12

Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD


13

Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, BIDV yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn được yêu cầu từ 90 ngày đến 180 ngày


STT

Các dấu hiệu Cảnh bảo sớm và không trả được nợ


14

Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, BIDV yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn được yêu cầu từ 181 ngày đến 360 ngày


15

Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, BIDV yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và và quá thời hạn được yêu cầu trên 360 ngày


16

Tài sản bảo đảm của khách hàng cho khoản vay có suy giảm đáng kể về mặt giá trị, không đáp ứng các yêu cầu của BIDV và BIDV yêu cầu khách hàng bổ sung

tài sản bảo đảm nhưng khách hàng không thể thực hiện được.


17

Tính pháp lý của tài sản bảo đảm bị thay đổi ảnh hưởng đến quyền và khả năng thu hồi của BIDV (có tranh cãi về quyền sở hữu, hợp đồng…), đồng thời khách hàng không thể bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu của Ngân hàng


18

Xảy ra các biến động bất lợi trong mội trường, ngành nghề kinh doanh (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế, thị trường đầu ra bị suy giảm..) tác động tiêu cực trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng (ví dụ doanh thu của doanh nghiệp giảm trên 30%...)

19

Khách hàng có nợ cơ cấu và được giữ nhóm nợ trước cơ cấu theo Quyết định

780/ Thông tư 09 hoặc Quy định khác của NHNN

20

Dự kiến tổn thất đến tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xảy ra ảnh

hưởng bất lợi của môi trường

21

Bảo lãnh vay vốn của Chính phủ, BTC, Ngâ ,.n hàng Phát triển, Ngân hàng TM quốc doanh


22

Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc/Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Quá 3 tháng từ ngày thành viên thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc/ban điều hành bị khởi kiện/khởi tố, doanh nghiệp vẫn không khắc phục và

ổn định hoạt động kinh doanh

23

Khách hàng có dư nợ gia hạn lần đầu (chưa hết thời gian thử thách) (*)

24

Khách hàng có dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 (chưa hết thời gian thử thách) (*)

25

Khách hàng có dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên (chưa hết thời gian thử thách) (*)

26

Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn đến dưới 90 ngày (*)

27

Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn từ 90 ngày trở lên (*)

28

Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 trở lên bị quá hạn (*)

29

Số ngày quá hạn của dư nợ trả thay cam kết ngoại bảng


STT

Các dấu hiệu Cảnh bảo sớm và không trả được nợ

30

Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD

31

Khách hàng có dư nợ gốc được sử dụng quỹ DPRR để hạch toán ngoại bảng (xử lý rủi ro)

32

Bị khoanh hoặc đang chờ xử lý

33

Được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả lãi đầy đủ, đúng hạn


34

Khách hàng bị giải thể, hoặc phá sản theo quy định của pháp luật hoặc đang trong quá trình xem xét giải thể, phá sản, hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

35

Nợ được BIDV dự kiến bán bán cho một bên thứ ba hoặc mua lại từ bên thứ ba với mức giá thấp hơn dư nợ gốc trên 5%


36

Người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Chủ tịch Hội đồng thành viên) bị truy tố, tạm giam, tuyên án phạt tù hoặc các tình huống pháp lý tương tự, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị

ảnh hưởng nghiêm trọng (ví dụ doanh thu của doanh nghiệp giảm trên 30%...)

37

Trường hợp chi nhánh đánh giá khách hàng tình hình tài chính yếu kém, không

có khả năng trả nợ

38

Khách hàng bán nợ VAMC

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng của BIDV

3.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – các Chi nhánh khu vực Thành phố Hồ Chi Minh.

Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Với các chính sách được đề ra, BIDV nói chung và các Chi nhánh BIDV tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn tăng cường công tác kiểm ra, giám sát nhằm đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng một cách tốt nhất. Và như một điều tất yếu, rủi ro tín dụng được đảm bảo thì đó sẽ là một đóng góp rất lớn trong thành công của mục tiêu chiến lược kinh doanh mà mỗi ngân hàng đề ra.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2016:


Bảng 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2010 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng


ST T

NĂM


CHỈ TIÊU


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016

1

Tổng tài sản

366.268

405.755

484.785

548.386

650.340

850.670

1.006.404

2

Huy động vốn từ

tổ chức, dân cư

244.701

240.508

303.060

338.902

440.472

658.701

797.689

3

Cho vay khách

hàng

248.898

288.080

334.009

384.890

439.070

598.434

723.697

4

Tỷ lệ nợ xấu

2,71%

2,96%

2,92%

2,37%

2,03%

1,68%

1,95%

5

Tổng thu nhập từ

các hoạt động

11.488

15.414

11.485

19.209

21.907

24.712

30.434

6

Lợi nhuận sau

thuế

3.758

3.200

2.572

4.051

4.986

5.901

6.229

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV qua các năm 2010 – 2016

Bảng 3.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng



STT

NĂM


CHỈ TIÊU


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016

1

Tổng tài sản

43.230

65.852

87.225

129.634

166.741

232.465

287.658

2

Huy động vốn từ

tổ chức, dân cư

35.620

48.556

63.662

106.974

148.765

219.601

266.625

3

Cho vay khách

hàng

36.789

52.323

68.744

111.122

147.699

208.652

258.158

3.1

Khách hàng

doanh nghiệp

29.996

41.884

54.969

87.441

115.733

160.745

198.239

3.1

Khách hàng cá

nhân

6.793

10.439

13.775

23.681

31.966

47.907

59.919

4

Tỷ lệ nợ xấu

2,62%

2,98%

2,83%

2,44%

1,93%

1,86%

2,12%

5

Tổng thu nhập từ

các hoạt động

1.133

1.897

1.922

4.366

5.414

6.632

8.763

6

Lợi nhuận sau

thuế

384

468

497

1.133

1.298

1.497

1.675

Nguồn: Số liệu báo cáo nội bộ BIDV qua các năm 2010 – 2016

Bảng 3.6 Chỉ tiêu phân loại nợ tại các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2016


NĂM

CHỈ TIÊU

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nợ đủ tiêu chuẩn

85,57%

87,58%

88,47%

90,67%

92,99%

95,66%

95,03%

Nợ cần chú ý

11,81%

9,44%

8,70%

6,89%

5,08%

2,48%

2,85%

Nợ dưới tiêu chuẩn

1,11%

1,36%

1,22%

1,01%

0,70%

0,82%

0,99%

Nợ nghi ngờ

0,19%

0,20%

0,17%

0,16%

0,15%

0,11%

0,12%

Nợ có khả năng mất vốn

1,32%

1,42%

1,44%

1,27%

1,08%

0,93%

1,01%

Tổng cộng

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Nguồn: Số liệu báo cáo nội bộ BIDV qua các năm 2010 – 2016

Bảng 3.7 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của từng nhóm khách hàng tại các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2016

STT

NĂM

CHỈ TIÊU

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1

Nợ quá hạn

14,43%

12,42%

11,53%

9,33%

7,01%

4,34%

4,97%

1.1

Khách hàng doanh nghiệp

10,96%

9,97%

9,96%

7,22%

5,48%

3,52%

3,74%

1.2

Khách hàng cá nhân

3,47%

2,45%

1,57%

2,11%

1,53%

0,82%

1,23%

2

Nợ xấu

2,62%

2,98%

2,83%

2,44%

1,93%

1,86%

2,12%

2.1

Khách hàng doanh nghiệp

2,14%

2,36%

2,30%

2,00%

1,48%

1,48%

1,72%

2.2

Khách hàng cá nhân

0,48%

0,62%

0,53%

0,44%

0,45%

0,38%

0,40%

Nguồn: Số liệu báo cáo nội bộ BIDV qua các năm 2010 – 2016

Qua các bảng trên có thể thấy rằng, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tiến triển tương đối tốt trong cả giai đoạn 2010 - 2016. Tổng tài sản tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 37,14%/năm. Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản, các chỉ tiêu như huy động vốn, cho vay khách hàng cũng gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 39,86%/năm và 38,37%/năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Đến năm 2014 và năm 2015, tỷ lệ nợ xấu đã xuống dưới mức 2%. Đây là một tín hiệu lạc quan trong việc đảm bảo rủi ro tín dụng khi mà dư nợ tín dụng liên tục tăng và tỷ lệ nợ xấu lại giảm dần theo thời gian. Sự gia tăng trong tài sản và chất lượng tín dụng được đảm bảo đã góp phần làm thu nhập của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng đều đặn qua các năm. Tổng thu nhập từ các hoạt động có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 40,63%, trong khi của lợi nhuận là gần 27,82%/năm.


Đánh giá cụ thể rủi ro tín dụng thông qua hoạt động kinh doanh đạt được của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 2010 – 2011: Tổng tài sản cuối kỳ đạt 65.852 tỷ đồng, tăng 52,33%, chiếm 16,23% so với tổng hệ thống BIDV. Tổng huy động vốn và dư nợ đạt lần lượt là 48.556 tỷ đồng và 52.323 tỷ đồng, tăng 36,32% và 42,22%. Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng, song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng như thành lập các tổ kiểm tra, đẩy mạnh thu hổi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt hiệu quả… nên chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, đảm bảo theo mục tiêu chung của hệ thống (nhỏ hơn 3%). Tỷ lệ nợ xấu là 2,62% thấp hơn mức thực hiện chung của hệ thống BIDV là 2,96% và toàn ngành là 3,39%, trong đó tỷ lệ nợ xấu đến từ tín dụng doanh nghiệp là 2,36%. Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 1.897 tỷ đồng, tăng 764 tỷ đồng tương đương 67,43%. Đi cùng với đó là sự gia tăng trong lợi nhuận sau thuế với mức tăng là 21,87%.

Giai đoạn từ năm 2011 – 2012: Tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ đều tăng trưởng lần lượt là 32,46%, 31,11% và 31,38%. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát gắn với chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ xấu 2,83%, giảm 0.15% so với năm trước), đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các công trình trọng điểm quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Nhờ đó, tuy tín dụng doanh nghiệp có tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đã suy giảm.

Giai đoạn từ năm 2012 – 2013: Tiếp đà tăng trưởng ở các năm trước, tổng tài sản đã đạt 129.634 tỷ đồng, chiếm 23,64% tổng tài sản của hệ thống BIDV, tăng 48,62% so với năm trước. Huy động vốn và dư nợ tín dụng cũng tăng hơn 40 ngàn tỷ đồng. Đi cùng với sự tăng mạnh của dư nợ tín dụng, BIDV đã chủ động tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng, đánh giá khả năng thu hồi để có biện pháp phù hợp với từng khách hàng có nợ xấu, thường xuyên rà soát công tác phân loại nợ và trích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2024