Khái Quát Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Nam Định

+ Hành vi “Tư ̣ ý chuyển nhương quyêǹ sử duṇ g đât́ gắn với chuyên̉ nhương

toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà k hông đủ điều kiêṇ ” (Điều 16);

+ Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện” (Điều 17);

+ Hành vi “Tư ̣ ý bán mua tài sản gắn liền với đất đươc tiền đất hằng năm mà không đủ điều kiêṇ ” (Điều 18) [12].

nhà nước cho t huê thu

b.7. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Nghị định 102 quy định như sau: Chủ tịch UBND cấp xã có thể xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Thanh tra chuyên ngành đất đai có thể xử phạt tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Đặc biệt, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác (theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.

b.8. Nghị định số 102 cũng quy định đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định số 102 có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định số 102 có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định số 102 để xử lý. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó.

Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 102/2014/NĐ-CP được thi hành vẫn còn có một số điểm bất cập, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp, cụ thể như sau:

- Việc xác định diện tích đất vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 5 đối với trường hợp đã có bản đồ địa chính; quy định chi phí đo đạc xác định lại diện tích vi phạm do người sử dụng đất phải trả (kể cả trường hợp diện tích đo đạc lại đúng như ý kiến phản ánh của người sử dụng đất).

- Quy định cụ thể về việc xác định số lợi bất hợp pháp tại các điều 6, 7, 8, 9, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 22 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Bổ sung quy định cụ thể cách xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo hướng:

+ Trường hợp vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian vi phạm của loại đất trước và sau khi chuyển mục đích tính theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 8

+ Trường hợp vi phạm chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng QSDĐ thì xác định bằng giá trị đất chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn tính theo bảng giá;

+ Trường hợp tặng cho không đủ điều kiện thì không phải xác định và nộp số lợi bất hợp pháp;

+ Trường hợp thế chấp không đủ điều kiện xác định bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng trên tổng số tiền đã vay.

+ Trường hợp phân lô, bán nền không đủ điều kiện thì xác định bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng tính trên giá trị chệnh lệch giữa tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp và giá trị chuyển nhượng QSDĐ trong thời gian chuyển nhượng

- Quy định xử phạt bổ sung đối với một số trường hợp nhằm bảo đảm sự công bằng và tăng tính răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai gồm:

+ Bổ sung xử phạt hành vi sử dụng đất đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/7/2014 mà không đăng ký đất đai lần đầu;

+ Bổ sung xử phạt hành vi chậm đưa đất vào sử dụng quá thời gian quy định theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chương 2

THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ

VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH


2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nam Định nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 85km về phía Nam, kết nối với thủ đô Hà Nội bởi đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông với 72km bờ biển.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 là 1.66887,55km2, bao gồm 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc Tỉnh. Thành phố Nam Định là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh - là Trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của Tỉnh, Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ (QL1, QL10, QL21), đường biển và hệ thống sông ngòi thuận

lợi cho giao lưu kinh tế. Đặc biệt chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng gần 90km - đó là những thị trường tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm và lao động), đồng thời cũng là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Nam Định.

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Đồng thời, cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.2. Đặc điểm xã hội, nhân văn

Nam Định là một tỉnh đất chật người đông; dân số của tỉnh năm 2014 là 1.839.946 người; mật độ dân số 1.113 người/01 km2. Trong đó: Dân số đô thị

333292 người; nông thôn 1.506.654 người. Lực lượng lao động gồm 1.076.958 người, thành thị 183943 người, nông thôn 893.015 người; là một trong những địa phương có mật độ dân số đông thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 8 trong toàn quốc. Tuy nhiên, phân bố không đều, thành phố Nam Định là nơi có mật độ dân cư tập trung đông nhất với 5.320 người/km2. Các huyện còn lại có mật độ xấp xỉ trên dưới 1.000 người/km2. Dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 22,04% dân số tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đến nay chỉ còn 1,01% và là một trong những địa phương có tỷ lệ tăng thấp của cả nước.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Nam Định là một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình chuyển dịch mạnh sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Xu hướng này tiếp tục được củng cố trong giai đoạn sau, công nghiệp - xây dựng đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Đến năm 2014, cơ cấu kinh tế của Nam Định là công nghiệp (55,69%) - nông nghiệp (22,38) - dịch vụ (21,93).

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 3%/năm, trong đó ngành thủy sản liên tục tăng trưởng mạnh, khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực có dự trữ, phát triển chăn nuôi và nông sản hàng hóa xuất khẩu ngày càng cao. Đặc biệt, đến nay tỉnh Nam Định đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay số thửa ruộng trung bình toàn tỉnh chỉ còn 2 thửa/hộ, đã vận động nông dân góp 2.902 ha ruộng để chỉnh trang giao thông, thủy lợi nội đồng. Đã phát động và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2014 có 65 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2015 huyện Hải Hậu là huyện nông thôn mới; toàn tỉnh có 128 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.

Về sản xuất công nghiệp, năm 2014, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt gần 142.06 tỷ đồng tăng 42,65% so với năm 2010. Những

ngành mũi nhọn của tỉnh là: Dệt may, cơ khí đúc, điện tử, gia công kim loại và chế biến; đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2039.5 ha. Hiện có 03 khu công nghiệp (khu công nghiệp Hoà Xá, khu công nghiệp Mỹ Trung và khu công nghiệp Bảo Minh) đã đi vào hoạt động và cơ bản lấp đầy. Toàn tỉnh có 20 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 562,1 tỷ đồng, diện tích 338,9 ha. Trong đó, có 8 cụm công nghiệp đã lấp đầy 100%. Hiện tại, đã có 372 dự án đầu tư vào cụm công nghiệp (163 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 207 cơ sở hộ gia đình). Nam Định hiện có 90 làng nghề đang hoạt động và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với các nghề truyền thống khá nổi tiếng như cơ khí đúc, thủ công mỹ nghệ vv…

Nam Định có mạng lưới giao thông phong phú và khá dày đặc với cả đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển tạo cho Nam Định giao lưu với các tỉnh trong vùng, trong nước và nước ngoài tương đối thuận lợi. Hầu hết các tuyến giao thông đều có đã được nâng cấp, mở rộng đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH, đặc biệt là phát triển công nghiệp. Đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định dài 42km, tuyến đường này đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện, đường xã, thôn xóm có tổng chiều dài 8.114km. trong đó Quốc lộ có 4 tuyến với tổng chiều dài là 201,6km; đường tỉnh có 10 tuyến là 366km; đường huyện là 400,5km; đường liên xã và đường thôn xóm là 7. Đặc biệt đầu năm 2014 đã khánh thành đường mới Nam Định- Phủ lý, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi từ thủ đô Hà Nội về thành phố Nam Định chỉ còn hơn một giờ. Nam Định là tỉnh có ưu thế về mạng lưới đường sông với 4 con sông lớn có tổng chiều dài 251km. Nam Định có 72km đường biển và cảng Hải Thịnh với 200 m cầu tàu, năng lực 2 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu 2.000 tấn ra vào cảng.

2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.2.1. Thực trạng về hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Nam Định

2.2.1.1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Nam Định hiện nay

Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh Nam Định hiện nay gồm:

- Ở cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường,

- Ở cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường 9 huyện và thành phố Nam Định,

- Ở xã, phường, thị trấn có công chức Địa chính - Xây dựng.

Thứ nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Sở TN&MT được thực hiện theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trường (được ban hành căn cứ theo Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND các cấp).

Sở TN&MT có chức năng tham mưu, giúp cho UBND tỉnh Nam Định thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, đo đạc bản đồ, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khi tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ của Sở TN&MT trong lĩnh vực đất đai gồm:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND tỉnh; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã sử dụng đất được phê duyệt;

- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;

- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.

- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo uỷ quyền của UBND tỉnh; ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; việc đăng ký sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngừng sử dụng đất;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và hệ thống thông tin đất đai của tỉnh;

- Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

- Tổ chức, quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ và Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở; hướng dẫn, kiểm tra, hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện.

Về tổ chức, bộ máy: Sở TN&MT hiện có Giám đốc sở và 03 Phó giám đốc sở. Hiện có 13 đơn vị trực thuộc Sở. Theo góc độ dự toán ngân sách gồm 08 đơn vị dự toán cấp II, gồm:

- Khối Văn phòng sở, gồm: Văn Phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng nghiệp vụ:

+ Văn phòng Sở là đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tổ chức, bộ máy, công chức, viên chức, lao động; tổng hợp; hành chính, quản trị.

+ Thanh tra Sở, là Thanh tra chuyên ngành cấp Sở; tổ chức, hoạt động theo

quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật về đất đai; có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai, đo đạc bản đồ, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khi tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

+ Phòng Quy hoạch-Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất; thu hồi đất.

+ Phòng Đo đạc - Bản đồ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ; lập, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý biến động về đất đai.

+ Phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản - Khí tượng thủy văn có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn.

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong công tác kế hoạch, thực hiện quản lý tài chính của sở và tham mưu, giúp cho Giám đốc sở thực hiện việc định giá đất.

- Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong công tác bảo vệ môi trường.

- Chi cục Biển có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và ứng phó với biến đổi khi hậu.

- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, là đơn vị sự nghiệp công; có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

- Trung tâm Phát triển quỹ đất, là đơn vị sự nghiệp công; có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện dịch vụ khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024