Tổng Quan Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Quan Điểm Chủ Nghĩa Cấu Trúc Mới


Một trong những nghiên cứu tiên phong về mối quan hệ giữa CTTC và TTKT là của Beck và cộng sự (2000). Họ sử dụng các phương pháp luận khác nhau cho ba tập dữ liệu xuyên quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp để phân tích mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Đầu tiên, sử dụng mẫu 48 quốc gia với dữ liệu được lấy trung bình trong giai đoạn 1980–1985, họ thấy rằng CTTC không liên quan đáng kể đến TTKT. Thứ hai, dữ liệu cấp ngành của 34 quốc gia và 36 ngành công nghiệp chỉ ra rằng mức độ PTTC tổng thể, nhưng không phải là cấu trúc cụ thể của hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành và sự hình thành các doanh nghiệp mới. Thứ ba, họ sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp giai đoạn 1990 ­ 1995 để kiểm tra xem liệu khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài của các doanh nghiệp có khác nhau trong hệ thống tài chính với các cấu trúc khác nhau hay không và kết quả tương tự như hai kết luận đầu.

Các nghiên cứu xuyên quốc gia sau đó đã được đa dạng hóa thông qua đánh giá các quan điểm khác nhau liên quan đến lĩnh vực tài chính, bên cạnh việc phân loại CTTC dựa trên ngân hàng và dựa trên thị trường. Levine (2002) cung cấp bằng chứng xuyên quốc gia liên quan đến CTTC và TTKT. Bộ dữ liệu của ông bao gồm 48 quốc gia từ năm 1980 đến năm 1995. Đóng góp chính của Levine (2002) là xây dựng một bộ dữ liệu rộng để điều tra CTTC dựa trên ngân hàng và thị trường. Bộ dữ liệu này cung cấp các phép đo khác nhau về CTTC liên quan đến quy mô, hiệu quả và hoạt động, với các thành phần khác nhau của tài chính, bao gồm TTCK, ngân hàng và TCTC phi ngân hàng.

Tương tự, Beck và Levine (2002) đã xem xét các quan điểm cạnh tranh về CTTC thông qua các phân tích xuyên quốc gia và xuyên ngành cho 42 hai quốc gia và 36 ngành. Họ đã xây dựng một bộ dữ liệu CTTC tương tự như của Levine (2002),

nhưng chuyển hướng tập trung vào tác động của CTTC đến việc mở rộng công

nghiệp, tạo ra một cơ sở và phân bổ vốn, thay vì chỉ quan sát tác động trên GDP.


Kết quả của họ không ủng hộ quan điểm dựa trên ngân hàng, cũng như dựa trên thị trường, trong khi phù hợp với quan điểm của dịch vụ tài chính và luật & tài chính.

Ngược lại, các nghiên cứu sau này thì sử dụng cùng tập dữ liệu, cỡ mẫu lớn hơn và thời gian dài hơn, chỉ ra rằng CTTC có tác động đáng kể đến TTKT và ủng hộ quan điểm hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng (Pinno & Serletis, 2007; Ergungor, 2008; Baum và cộng sự, 2011). Cụ thể, Pinno và Serletis (2007) điều tra khả năng không đồng nhất trong mối quan hệ giữa CTTC và TTKT trong tập dữ liệu xuyên quốc gia của Levine (2002). Họ tìm thấy bằng chứng cho thấy các nước đang phát triển hưởng lợi từ hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng trong khi các nước phát triển thu lợi từ hệ thống CTTC dựa trên thị trường. Ergungor (2008) nghiên cứu về cách thức CTTC ảnh hưởng đến TTKT của 48 quốc gia từ 1980 đến 1995, sử dụng nhiều loại CTTC và PTTC. Kết quả chỉ ra rằng CTTC quan trọng đối với TTKT. Cụ thể,

hệ thống tài chính theo định hướng ngân hàng thúc đẩy TTKT, đặc biệt là thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

phần vốn cổ phần, ở các quốc gia có hệ thống tư pháp không linh hoạt. Baum và cộng sự (2011) nghiên cứu xem liệu CTTC có ảnh hưởng đến những trở ngại của công ty trong việc huy động vốn từ bên ngoài hay không. Họ dựa trên nghiên cứu của Levine (2002) để sử dụng hai thước đo về CTTC là: quy mô và hoạt động. Sử dụng dữ liệu của 5500 công ty sản xuất từ 35 quốc gia trong giai đoạn 1989–2006, họ nhận thấy rằng cả quy mô và hoạt động CTTC đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt những trở ngại đối với việc tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài của công ty. Mặc dù kết quả này ủng hộ quan điểm dựa trên ngân hàng, các tác giả nhấn mạnh rằng cả ngân hàng và TTCK đều có những ưu và khuyết điểm riêng.

Các tác giả khác tìm thấy bằng chứng ủng hộ quan điểm CTTC dựa trên thị trường với cách thức tiếp cận sử dung nhiều kỹ thuật kinh tế lượng hơn (Yeh và cộng sự, 2013; Castro và cộng sự, 2015; Luintel và cộng sự, 2016; Liu & Zhang, 2020; Chu, 2020). Chẳng hạn, Yeh và cộng sự (2013) chỉ ra rằng CTTC có tương

Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 7


quan với cả TTKT và sự biến động. Họ nhận thấy rằng hệ thống CTTC dựa trên thị trường hỗ trợ phát triển nhanh hơn mặc dù cũng dẫn đến sự biến động cao hơn trong dài hạn. Một nghiên cứu khác củng cố quan điểm dựa trên thị trường là của Luintel và cộng sự (2016), họ phân tích mẫu nghiên cứu gồm 33 quốc gia có thu nhập cao và 36 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 1989–2011,

bằng cách sử

dụng phương pháp Bayes. Theo họ, hệ

thống CTTC dựa trên thị

trường so với ngân hàng góp phần thúc đẩy TTKT hơn ở các nước có thu nhập cao. Thêm vào đó, cả CTTC và PTTC đều không quan trọng đối với TTKT ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Liu và Zhang (2020) cũng ủng hộ quan điểm dựa trên thị trường và CTTC có ảnh hưởng đáng kể đến TTKT. Tuy nhiên, ảnh hưởng của

CTTC đối với TTKT khác nhau giữa các vùng và theo hình chữ U ngược. Đồng

thuận với quan điểm với Liu và Zhang (2020), Chu (2020) cũng ủng hộ cấu trúc dựa trên thị trường, nhưng tác động tích cực của TTCK đến TTKT so với hệ thống ngân hàng sẽ yếu đi đáng kể nếu CTTC mất cân đối.

Bên cạnh những quan điểm cạnh tranh tầm quan trọng của hệ thống cấu trúc nào tốt hơn, thì một số nghiên cứu nhấn mạnh tác động bổ trợ lẫn nhau của CTTC

dựa trên ngân hàng và thị trường như Boyd và Prescot (1986), Tadesse (2002),

Blackburn và cộng sự (2005), Oima và Ojwang (2013), Gambacorta và cộng sự (2014)

đều chứng minh rằng cả

ngân hàng và thị

trường đều cần thiết cho sự

gia tăng

TTKT. Theo đó, họ coi các ngân hàng và thị trường bổ sung cho nhau thay vì đóng vai trò thay thế cho nhau. Oima và Ojwang (2013), cho rằng chất lượng dịch vụ tài chính mới quan trọng, chứ không phải nguồn vốn được cung cấp bởi thị trường vốn

hay ngân hàng. Tương tự, Gambacorta và cộng sự

(2014) cũng cho rằng cả

thị

trường vốn và ngân hàng đều thúc đẩy TTKT nhưng với giới hạn tài trợ nhất định. Khi vượt qua giới hạn này, việc mở rộng tài trợ của thị trường vốn hay ngân hàng đều không dẫn tới TTKT thực sự.


Ngược lại, dòng quan điểm khác cho rằng không có CTTC nào là tối ưu nào cho tất cả các nền kinh tế (UNDP, 2015; Bose & Neumann, 2015). Để tài chính thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả thì cần quan tâm đến việc tăng cường tính ổn định và giảm chi phí tài chính, cũng như tăng cường nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với khả năng phục hồi của hệ thống tài chính hơn.

Bên cạnh đó, Seven và Yetkiner (2017) đã mở rộng phân tích tác động của

CTTC lên TTKT trên các nhóm quốc gia dựa theo mức thu nhập. Họ thấy rằng phát triển ngân hàng có lợi cho TTKT ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nhưng có hại ở những nước thu nhập cao. Ngược lại, họ phát hiện sự phát triển của TTCK kích thích tăng trưởng ở các nước thu nhập trung bình và cao.

Như vậy, từ các bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại CTTC tối ưu với CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường sẽ có tác động đến nền kinh tế. Do đó, luận án xây dựng giả thuyết nghiên cứu H3 theo sau:

Giả thuyết H3: Tồn tại CTTC tối ưu trong hệ thống tài chính tại mỗi quốc gia với CTTC dựa trên ngân hàng hoặc CTTC dựa trên thị trường.

2.6.3.2. Tổng quan các bằng chứng thực nghiệm về quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới

Bên cạnh các nghiên cứu riêng lẻ nhấn mạnh tác động của CTTC đến TTKT, thì một số nghiên cứu khác đề cao tầm quan trọng của giai đoạn phát triển kinh tế trong việc xác định CTTC (như Allen và cộng sự, 2006; Demirgüç­Kunt và cộng sự, 2011; Lee, 2012; Cull & Xu, 2013; Demir & Hall, 2017). Cụ thể, Allen và cộng sự (2006) xem xét mối quan hệ giữa CTTC với nền kinh tế thực của 93 quốc gia từ năm 1976 đến 2004. Họ đưa ra bốn lý do để giải thích sự khác biệt giữa CTTC của các quốc gia này: (1) nền kinh tế thực; (2) nguồn gốc hợp pháp; (3) yếu tố chính trị;

(4) yếu tố lịch sử. Từ những điều này, họ đã chọn nền kinh tế thực và đưa ra giả


thuyết là nhu cầu của các dịch vụ tài chính có nguồn gốc từ khu vực thực hình thành nên cấu trúc của một hệ thống tài chính. Kết quả của họ ngụ ý mối quan hệ tích cực giữa CTTC và nền kinh tế thực, từ nền kinh tế thực sang CTTC xác nhận giả thuyết của họ. Ngoài ra, những phát hiện của họ cho thấy cấu trúc của khu vực thực là một yếu tố quyết định quan trọng của CTTC. Nếu ngành công nghiệp có tài sản vật chất, hệ thống tài chính có nhiều khả năng bị chi phối bởi các ngân hàng, trong khi TTCK trở nên nổi bật trong các ngành công nghiệp có tài sản vô hình, điều này mang lại sự tin cậy cho quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc mới.

Demirgüç­Kunt và cộng sự

(2011) sử

dụng bộ dữ

liệu được thu thập của

khoảng 150 quốc gia để minh họa cách các hệ thống tài chính khác nhau trên thế giới. Họ (1) phân tích hiệu quả, hoạt động và quy mô của các hệ thống CTTC khác nhau như thế nào giữa các nhóm thu nhập bình quân đầu người khác nhau, (2) xác định các chỉ số khác nhau về CTTC và xác định các mô hình khác nhau khi các quốc gia trở nên giàu có hơn và (3) điều tra về pháp lý, quy định và các yếu tố quyết định chính sách của CTTC sau khi kiểm soát GDP bình quân đầu người. Một mô hình rõ ràng xuất hiện: Ngân hàng, các TGTC khác và TTCK đều tăng trưởng và hoạt động hiệu quả hơn khi các nước trở nên giàu có hơn. Khi thu nhập tăng lên, ngành tài chính phát triển, TTCK trở nên sôi động và hiệu quả hơn so với ngân hàng, tại các nước thu nhập cao hơn. Vì vậy, CTTC có xu hướng dựa trên thị trường nhiều hơn.

Ngược lại với Allen và cộng sự (2006) và Demirgunc­Kunt và cộng sự (2011), Lee (2012) đã thực hiện phân tích chuỗi thời gian mối quan hệ giữa CTTC và phát triển kinh tế tại Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ xác định TTCK thúc đẩy TTKT ở Mỹ, Anh và Nhật Bản, ngược lại với Đức và Hàn Quốc thì ngân hàng đóng vai trò quan trọng hơn. Thêm vào đó, trong phân tích mẫu phụ, Lee chứng minh rằng, đối với tất cả các quốc gia, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn đầu mở rộng kinh tế, trong khi cả thị trường và


ngân hàng đều bổ sung cho nhau trong giai đoạn TTKT. Phát hiện này là một phần phù hợp với quan điểm cấu trúc mới.

Cull và Xu (2013) xem xét mối quan hệ giữa CTTC và TTKT tại các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, với dữ liệu cấp công ty từ 89 quốc gia. Kết quả của họ ngụ ý rằng sự gia tăng vốn nhân lực và vật chất có liên quan đến sự gia tăng phát triển ngành ngân hàng ở các nước thu nhập thấp, trong khi đó những sự gia tăng này liên quan đến sự cải thiện của TTCK ở các nước thu nhập cao. Điều này cũng phù hợp với dự đoán của quan điểm cấu trúc mới.

Demir và Hall (2017) phân tích mối quan hệ giữa CTTC và phát triển kinh tế ở bốn quốc gia của Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ từ 1989 đến 2012. Kết quả của họ cho thấy (1) các giai đoạn phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với CTTC.

(2) có mối quan hệ tích cực giữa CTTC dựa trên thị trường và giai đoạn phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia ngoại trừ Đức, nơi mà sự thống trị của khu vực ngân hàng tăng lên cùng với trình độ phát triển kinh tế. (3) tác động ngưỡng của phát triển kinh tế trong đó tầm quan trọng tương đối của các ngân hàng và thị trường thay đổi. Các bằng chứng của họ phù hợp với đề xuất rằng CTTC được định hình bởi nhu cầu bắt nguồn từ khu vực thực.

Nhìn chung CTTC có xu hướng dựa trên thị trường ở các nước thu nhập cao hơn, nơi TTCK cũng trở nên năng động và hiệu quả hơn so với ngân hàng. Trong CTTC dựa trên ngân hàng, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ vốn, huy động tiết kiệm, cung cấp các công cụ quản lý rủi ro và giám sát các quyết định đầu tư. Ngược lại, trong hệ thống CTTC dựa trên thị trường, TTCK cùng chia sẻ với ngân hàng trong việc tiết kiệm xã hội cho các doanh nghiệp, kiểm soát doanh nghiệp và giảm bớt công việc quản lý rủi ro. CTTC dựa trên các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thực và có xu hướng dựa trên thị trường khi nền


kinh tế ngày càng phát triển hơn. Do đó, luận án xây dựng giả thuyết nghiên cứu H4 như sau:

Giả thuyết H4: CTTC tuân theo quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới – trong giai đoạn đầu của nền kinh tế, CTTC dựa trên ngân hàng; khi nền kinh tế phát triển hơn CTTC có xu hướng chuyển sang thị trường.

2.7. Khoảng trống nghiên cứu

Như vậy có thể thấy rằng, các tài liệu học thuật về liên kết giữa PTTC và TTKT đã có từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào được đưa ra. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã sử dụng nhiều cách đo lường khác nhau làm thước đo PTTC. Ba nhóm thước đo phổ biến nhất được sử dụng chủ yếu là: độ sâu tài chính (Rousseau & Wachtel, 2002; Huang & Lin, 2009; Anwar & Cooray, 2012; Yu và cộng sự, 2012), nhóm các chỉ số về tài chính (King và Levine, 1993; Levine (1997)

và nhóm chỉ

số về

ngân hàng (Beck & Levine, 2004; Cole và cộng sự, 2008;

Chakraborty, 2010; Yu và cộng sự, 2012). Hoặc phát triển hơn là thước đo tổng hợp

về độ

sâu tài chính (Samargandi và cộng sự, 2015; Bist, 2018;

Siva và Prabhakar,

2018; Ncanywa và Mabusela, 2019; Guru và Yadav, 2019). Nhưng PTTC là một khái niệm đa chiều vì có nhiều TCTC (ngân hàng, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, công ty bảo

hiểm, v.v.), TTTC (TTCK, thị trường trái phiếu, v.v.) và hệ thống tài chính ngày

càng đa dạng, hiện đại và phát triển hơn. Mặc dù, ngân hàng vẫn giữa quan trọng nhất và lớn nhất, nhưng các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm và nhiều loại hình TCTC khác ngày càng phát triển hơnnvà đóng vai trò thực chất hơn. Thêm nữa, các hệ thống tài chính dù phát triển nhưng sẽ không hiệu quả nếu bị hạn chế và lãng phí hoặc hạn chế khả năng sử dụng nếu chúng không thể tiếp cận được với tỷ lệ đủ lớn người dùng (Svirydzenka, 2016). Vì vậy, IMF khi xem xét vấn đề này, đã đưa ra cách đo lường PTTC theo ba khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận và tính hiệu quả. Trong khi đó, theo WB thì PTTC còn cần phải tính sự ổn định


của hệ thống tài chính, cụ thể là tính ổn định của TCTC và TTTC. Tương tự, theo các tác giả (Lown và cộng sự, 2000; Trew, 2008; Cihak và cộng sự, 2008; Hakkio & Keeton, 2009) cũng cho rằng bất ổn tài chính có thế ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa PTTC và TTKT. Theo các học giả này, bất ổn tài chính sẽ làm gia tăng chi tiêu của hộ gia đình và chi phí cho các doanh nghiệp, do đó làm cho TTKT chậm lại. Vì vậy, khi đo lường PTTC thì cần tính đến cả tính ổn định tài chính.

Tính đến nay, mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của PTTC đến TTKT, tuy nhiên khi đo lường PTTC không tính đến phương pháp đa chiều này (Phụ lục 1). Do đó, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của PTTC lên TTKT một cách toàn diện và khái quát nhất, bao gồm cả tác động tổng thể và tác động của từng khía cạnh trong PTTC gây ra. Và nếu tác động thực sự của PTTC lên TTKT là do một trong khía cạnh nào hoặc là tất cả các khía cạnh của PTTC gây ra, thì đây đều được xem là một thách thức lớn trong việc hoạch định chính sách tại quốc gia.

Ngoài ra, tác động tích cực của PTTC đối với TTKT không đồng đều với các mức độ khác nhau, và tác động này có thể khác nhau trong cùng một CTTC. Do đó, khi đề cập đến mối quan hệ tăng trưởng – tài chính không thể không kể đến cấu trúc của hệ thống tài chính, với quy mô thời gian khác nhau thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng hay TTTC sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến TTKT. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây, chủ yếu tập trung nghiên cứu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng đơn thuần thì không thể nắm bắt hết mối quan hệ thực sự của hai biến số này. Bởi vì hầu hết các chuỗi thời gian kinh tế bao gồm các lớp phát sinh từ các khoảng thời gian đa dạng khác nhau, mỗi một mối quan hệ có thể xuất hiện trong khoảng thời gian này nhưng có thể không xuất hiện trong khoảng thời gian khác. Hơn nữa, sự cùng tồn tại của các xu hướng và chu kỳ trong chuỗi có thể che

Ngày đăng: 07/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*