Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Và Giáo Viên Về Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung

nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

1.5.1.2. Giáo dục gia đình

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường. Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ… đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Hơn nữa, cha mẹ học sinh dân tộc thiểu số, với những hạn chế nhất định về nhận thức sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

Gia đình, không chỉ là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục mà còn là môi trường giáo dục quan trọng, là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS nói riêng, môi trường gia đình có thể tác động theo hướng tích cực hoặc không tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh. Do kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thuộc phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh cần phát huy tốt sức mạnh của các yếu tố gia đình và xã hội. Nếu cha mẹ, người thân của học sinh có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con em mình, tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức cho bản thân, suy nghĩ tìm ra cách dạy con biết cách phòng tránh xâm hại thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục được tiến hành tại nhà trường bởi những kiến thức (dù là sơ đẳng) mà học sinh

được cha mẹ trang bị ở nhà sẽ là cơ sở để học sinh tiếp nhận các tác động giáo dục ở nhà trường. Ngược lại, nếu cha mẹ của học sinh kém hiểu biết, thờ ơ, bỏ mặc việc giáo dục con cho nhà trường, không phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Nếu cha mẹ, người thân của HS PTDTBT THCS có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con em mình, tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức cho bản thân, suy nghĩ tìm ra cách dạy con biết cách phòng tránh xâm hại thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục được tiến hành tại nhà trường bởi những kiến thức (dù là sơ đẳng) mà HS PTDTBT THCS được cha mẹ trang bị ở nhà sẽ là cơ sở để HS PTDTBT THCS tiếp nhận các tác động giáo dục ở nhà trường. Ngược lại, nếu cha mẹ của HS PTDTBT THCS kém hiểu biết, thờ ơ, bỏ mặc việc giáo dục con cho nhà trường, không phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục HS PTDTBT THCS thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động giáo dục của trường PTDTBT THCS.

1.5.1.3. Môi trường xã hội

Địa bàn dân cư nơi cư trú, các yếu tố về kinh tế, văn hóa địa phương... ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh nói chung và học sinh các trường PTDTBT THCS nói riêng. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đều có vai trò nhất định trong hình thành phát triển kỹ năng sống cho học sinh nhằm hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục kỹ năng sống, phát huy những yếu tố tích cực trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, để đạt được mục tiêu giáo dục.

Bên cạnh đó, môi trường xã hội có tác động lớn tới hoạt động quản lý giáo dục. Nếu môi trường sống thuận lợi, HS PTDTBT THCS được chăm sóc chu đáo và đầy đủ dinh dưỡng, được tiếp nhận các tác động giáo dục tiến bộ, việc quản lý chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS nói riêng sẽ đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, ở những vùng miền điều kiện sống còn khó khăn, dân trí thấp, giao thông không thuận tiện, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục hạn chế thì sẽ có nhiều thách thức, trở ngại đối với cán bộ quản lý trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS ở nhà trường.

1.5.1.4. Môi trường sống nội trú của học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Trường PTDTBT THCS là trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT thì trường PTDTBT THCS là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT THCS có số lượng học sinh bán trú theo quy định phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng số học sinh toàn trường. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chung của một trường theo quy định Điều lệ trường học thì trường PTDTBT THCS còn có nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng một số lượng học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

- Các trường PTDTBT THCS đều tổ chức cho học sinh bán trú ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho học sinh bán trú ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của học sinh bán trú đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung" (nhà ở tập trung cho học sinh bán trú, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ ” cho học sinh bán trú (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 7

- Là môi trường thuận lợi để tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở trường PTDTBT THCS, thu hút và tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh dân tộc thiểu số; các hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học.

- Các em có điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ (chính khóa và ngoại khóa) trong trường PTDTBT THCS nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, văn hoá truyền thống, kỹ năng sống

(trong đó có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục)… để thu hút học sinh dân tộc thiểu số vào các hoạt động có ích, từng bước thay đổi những tập tục, lối nghĩ, nếp sống lạc hậu. Đồng thời giúp các em rèn luyện tính tự lập, kỷ luật, ngăn nắp và nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

- Trong môi trường bán trú, các em khi nhập học còn thiếu kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân. Cuộc sống xa nhà như một xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ, nhưng dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, các em tự rèn cho mình những kỹ năng sống bổ ích. Giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa các em để các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động. Từ đó, giúp các em hình thành lối sống văn minh, lịch sự, có giờ giấc học tập và sinh hoạt khoa học.

- Bên cạnh những tác động tích cực của môi trường bán trú thì việc ở bán trú trong cả tuần cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới học sinh. Trong môi trường bán trú, học sinh sẽ không còn sống trong vòng tay của bố mẹ. Bên cạnh việc các em được các thầy cô chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì bản thân các em gần như phải tự lập trong cuộc sống xa nhà. Vì vậy, các em sẽ thiếu đi sự chăm sóc, giáo dục và bảo vệ của cha mẹ, người thân trước những cám dỗ, thách thức và những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của các em, trong đó có nguy cơ bị xâm hại tình dục.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Trình độ nhận thức của đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Nhận thức đúng giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia vào quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động này.

Nhận thức của các lực lượng quản lý giáo dục và giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS; hiểu thế nào là kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục; ý nghĩa vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, CBQL, giáo viên, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS; mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc giáo dục kỹ năng cho HS PTDTBT THCS hiện nay.

Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên phù hợp với mục tiêu quản lý sẽ thúc đẩy cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu và ngược lại khi nhận thức lệch lạc, chưa đúng với yêu cầu tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS sẽ trở thành lực cản việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS của các trường PTDTBT THCS. Do vậy, nhận thức của các lực lượng này đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức, nâng cao tinh trần trách nhiệm của họ trong hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.

1.5.2.2. Nhận thức của học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở về xâm hại tình dục và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Nhận thức của HS PTDTBT THCS có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Nhận thức đúng giúp các em tham gia tích cực vào các hoạt động của của giáo viên và các lực lượng giáo dục trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho chính mình.

Nhận thức của HS PTDTBT THCS, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cần thiết phải được giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục; hiểu thế nào là kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục; ý nghĩa vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Nhận thức của HS PTDTBT THCS về phòng chống xâm hại tình dục phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà trường sẽ thúc đẩy cho hoạt động giáo dục này nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu và ngược lại. Do vậy, nhận thức của HS PTDTBT THCS về phòng chống xâm hại tình dục đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống

xâm hại tình dục cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức, nâng cao tinh trần trách nhiệm của họ trong hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

1.5.2.3. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên là lực lượng chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý tốt, am hiểu về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nói riêng, xác định được nội dung và các phương pháp, hình thức tương ứng để triển khai hoạt động này thì việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS sẽ đạt hiệu quả. Nếu đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì việc thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS sẽ có chất lượng tốt, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ngược lại, năng lực của đội ngũ cán bộ và giáo viên hạn chế sẽ không đảm bảo chất lượng của hoạt động quản lý giáo dục trong nhà trường nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS nói riêng.

Kết luận chương 1


Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, mà trẻ chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để chấp nhận hoặc từ chối và hành vi này trái với các quy định của pháp luật,các thuần phong mĩ tục của xã hội.

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một trong số các kỹ năng sống, là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân thể hiện ở hành vi thích ứng tích cực giúp cá nhân ngăn ngừa và thoát hiểm trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là quá trình tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà trường nhằm trang bị kiến thức, hình thành các kỹ năng cần thiết giúp cho người học biết chủ động tự bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh ở trường PTDTBT THCS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giúp các em biết cách phòng ngừa, thoát hiểm khi bị xâm hại, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của các em theo mục tiêu giáo dục.

Trong trường PTDTBT THCS, Hiệu trưởng là chủ thể quản lý các hoạt động giáo dục. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS bao gồm nhiều nội dung: quản lý mục tiêu giáo dục, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS các trường PTDTBT THCS, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan: Yếu tố giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội;điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội; nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Toàn huyện Sa Pa hiện có 59 cơ sở giáo dục - đào tạo trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa quản lý với 3 cấp học (Mầm non 19 trường, 216 lớp, 5.978 học sinh; Tiểu học 20 trường, 444 lớp, 8.602 học sinh; THCS có 20 trường, 163 lớp, 5.013 học sinh). Có 04 cơ sở giáo dục - đào tạo có cấp học THPT với 27 lớp, 2066 học sinh học viên đóng trên địa bàn do Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai quản lý.

Là một huyện vùng cao, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, huyện Sa Pa triển khai thực hiện các chương trình đổi mới giáo dục với 15/20 trường cấp THCS học theo chương trình trường học mới Việt Nam, 100% học sinh THCS được học Tiếng Anh.

Công tác giáo dục dân tộc được quan tâm chỉ đạo toàn diện và có sự chuyển biến tích cực, toàn huyện có 14 trường PTDTBT THCS là nòng cốt thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh khu vực vùng cao.

Công tác tuyển sinh huy động học sinh ra lớp đảm bảo theo chỉ tiêu: tuyển sinh HS PTDTBT THCS ra lớp đạt 20,5% (tăng 6.7% so với năm học 2016-2017), duy trì vững chắc tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,9%; học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99.9%; học sinh 11 - 14 tuổi đến trường đạt 98,7%; học sinh hoàn thành CTTH vào lớp 6 THCS đạt 98,79%; 12/18 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; 17/18 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDXMC mức độ 2. Tỷ lệ chuyên cần duy trì và dần tăng lên, đặc biệt cấp THCS đạt 94,65%, tăng 1,36% so với cùng kỳ năm 2017.

Cùng với quy mô trường lớp học, đội ngũ cán bộ, viên chức được tăng cường với bậc THCS 1.9 GV/lớp, 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Về cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí (Ngân sách TW, tỉnh, huyện, xã hội hóa), toàn huyện có trên 50% phòng học kiên cố, 38% bán kiên cố và còn khoảng 11% phòng tạm. Các công trình phụ trợ như nhà công vụ giáo viên, phòng ở học sinh bán trú, nhà bếp, bếp ăn được đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023