Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở

HS PTDTBT THCS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS trong nhà trường. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.

Theo chúng tôi, Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh ở trường PTDTBT THCS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giúp các em biết cách phòng ngừa, thoát hiểm khi bị xâm hại, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của các em theo mục tiêu giáo dục.

1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.1. Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở

* Đặc điểm về đời sống xã hội

Học sinh các trường PTDTBT THCS thường sống tại các xã có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn của miền núi, hoặc các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không đồng đều cho nên giao thông đi lại hết sức khó khăn (nhiều hộ gia đình cách xã trung tâm xã hơn 10 km).

Sống xa trung tâm nên học sinh con em dân tộc ở đây chịu nhiều thiệt thòi, không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách báo, Internet, thiếu sách vở... Thậm chí nhiều học sinh còn ăn chưa được no, ngủ chưa được ấm nên nhiều học sinh chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Môi trường sống gần thiên nhiên nên các em thường trầm tính, ít hoà đồng... Những điều kiện đó có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý học sinh dân tộc thiểu số [29].

* Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số

Học sinh các trường PTDTBT THCS nhà cách xa trung tâm xã, tham gia lao động trên nương rẫy sớm nên thường nhút nhát và tự ti, thiếu kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể. Các em rất hay tự ái và nếu không thích học

là bỏ trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì [29].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

* Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số

Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình. Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh. Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ; các phương tiện giao tiếp khác rất hạn chế. Khi giao tiếp với người thân, với bạn bè ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi. Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em. Hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn học sinh người Kinh. Hơn nữa, việc học sinh PTDTBT THCS được các trường PTDTBT tổ chức cho ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơ sở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HS PTDTBT THCS ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường. Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của HS PTDTBT THCS BT đều do nhà trường quản lý. Công tác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HS PTDTBT THCS đã được các nhà trường thực hiện theo các phương châm "ba tập trung" (nhà ở tập trung cho HS PTDTBT THCS, ăn tập trung và quản lý tập trung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốt hơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ” cho HS PTDTBT THCS (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Việc này hỗ trợ các em rất tốt về cơ sở vật chất và tinh thần, nhưng cũng dẫn đến hạn chế trong việc giao tiếp với các bạn học sinh dân tộc Kinh. Vì thế đặc điểm giao tiếp của các em có thể bị hạn chế vì vấn đề này [29].

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 5

* Đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số

Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển khá tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng. Quá trình tri giác thường gắn với hoạt động trực tiếp,

sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh. Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây con, thiên nhiên xung quanh. Đặc biệt hơn do vốn từ tiếng Việt của các em rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp rất nhiều khó khăn. Có những câu các em đọc nhưng chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tư duy sai lệch [29].

1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết (Nghị quyết 29-NQ/TW) giáo dục kỹ năng sống cho HS PTDTBT THCS nhằm các mục tiêu sau:

- Trang bị cho HS PTDTBT THCS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS PTDTBT THCS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS PTDTBT THCS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở không nằm ngoài mục tiêu chung của mục tiêu GD Việt Nam nói chung.

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có những ý nghĩa sau:

- Thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục sẽ biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp, có thể tự bảo vệ được bản thân; thúc đẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội, đồng thời còn giải quyết tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế.

- Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ: Trẻ em còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào các tình huống nguy hiểm, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

giúp trẻ có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực, an toàn cho bản thân trong các tình huống nguy hiểm trước nguy cơ và khi bị xâm hại.

1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS tập trung vào những vấn đề sau:

- Những kiến thức về giáo dục giới tính, tình dục (đặc điểm sinh lý của tuổi dậy thì; quan hệ tình dục an toàn;…).

- Về quyền của các em với cơ thể của mình: Các em có quyền tuyệt đối với cơ thể của mình, khi các em không muốn, không cho phép, người khác không được phép chạm vào cơ thể của các em.

- Về những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, có nguy hại cho sự an toàn của các em: giới thiệu cho trẻ biết các hành vi sau đây là biểu hiện của xâm hại tình dục:

+ Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm: đây là dạng xâm hại tình dục phổ biến nhất và dễ dàng nhận ra. Đó là những hành vi tác động trực tiếp lên cơ thể giữa trẻ và thủ phạm như: sờ vào vùng kín của trẻ; ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn; hôn hít hay sờ mó vào những vùng kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm vậy với mình; ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm…

+ Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm: là những hành vi tác động vào nhận thức, tinh thần, tâm lý tình cảm của nạn nhân. Hình thức xâm hại tình dục này có thể bao gồm các biểu hiện cụ thể như: dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục; bắt trẻ đứng, ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh; dụ dỗ, ép buộc trẻ xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm; phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt trẻ; nhìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm…

- Thủ phạm xâm hại tình dục.

- Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại tình dục.

- Các cách phòng, chống nếu bị xâm hại tình dục dưới các hình thức khác nhau để trẻ có thể tự tin, mạnh dạn bảo vệ chính mình và bạn bè trước các nguy cơ đó, bao

gồm: Kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ để phòng ngừa sự xâm hại; Kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa và xử lý hậu quả của hành vi xâm hại tình dục.

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể.

1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.3.4.1. Phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Phương pháp giáo dục phòng chống XHTD cho HS PTDTBT THCS ở các trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú tuy nhiên có thể tập trung ở một số các phương pháp sau:

* Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để học sinh được trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân của mình một cách chủ động về một vấn đề nào đó liên quan tới việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh PTDTBT THCS theo nhóm, nhằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Cách tiến hành như sau:

+ Tổ chức: Phân chia nhóm (tùy theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn), giao nhiệm vụ cho nhóm

+ Các nhóm thảo luận: Các thành viên trong nhóm trao đổi để đi đến thống nhất cách làm

+ Giáo viên tổng kết các ý kiến trên.

- Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận:

+ Khi phân chia số lượng học sinh trong nhóm phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và số lượng học sinh trong lớp. Tuy nhiên không nên để nhóm quá đông hoặc quá ít.

+ Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.

+ Các nhóm phải cử người làm thư kí.

+ Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến.

+ Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm.

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ngoài tác dụng rèn luyện kỹ năng cần thiết còn rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng làm việc hợp tác; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng xử lý tình huống,…

* Phương pháp đóng vai

- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhân vật.

Phương pháp này giúp học sinh PTDTBT THCS suy nghĩ sâu sắc về nạn xâm hại tình dục bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà học sinh PTDTBT THCS quan sát được. Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánh giá tình huống, học sinh PTDTBT THCS được rèn luyện về những kỹ năng giải quyết các vấn đề của bản thân mình.

- Cách tiến hành: Chọn chủ đề; Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5-7 người; Lần lượt các vai thể hiện; Người ngồi dưới ghi nhận xét; Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện; Ý kiến của đại diện các nhóm khác; Giáo viên nhận xét và kết luận.

- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai:

+ Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất).

+ Mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình trình bày.

+ Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện.

* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tình huống

- Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) là một trong những phương pháp giáo dục chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình giáo dục, học sinh không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ra nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề. Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét, hoặc dưới dạng hình vẽ.

- Cách tiến hành:

+ Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống).

+ Chia nhóm (mỗi nhóm một tình huống càng tốt).

+ Đọc (xem, nghe) tình huống.

+ Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi).

+ Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.

+ Trình bày ý kiến của nhóm.

+ Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra.

+ Giáo viên kết luận.

* Ngoài ra, trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trò chơi, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch,…

1.3.4.2. Hình thức giáo dục

Trong quá trình giáo dục thì giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em cũng là một hoạt động nằm trong quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành thông qua những hình thức tổ chức sau:

- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản thông qua các môn khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ, cách ứng xử, hành vi trong phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em. Các môn này giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội như: Con đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức… Các môn khoa học khác như: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên

cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội.

- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội vì đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS là rất thích hoạt động, hứng thú với các hoạt động phong trào. Vì vậy, cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề có nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS PTDTBT THCS để lôi cuốn các em tham gia, thông qua đó giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em cho các em.

- Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ: vì hình thức sinh hoạt này có ưu thế giáo dục được đông đảo cho HS PTDTBT THCS trong toàn trường, đồng thời giáo dục đến từng HS ở các lớp học cụ thể.

- Giáo dục phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS PTDTBT THCS. Phải khơi dậy và kích thích các em tự giác, tích cực, tự giáo dục bản thân, tự đấu tranh loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các hủ tục của dân tộc mình, của gia đình và địa phương. Chỉ khi HS PTDTBT THCS đủ nhận thức và tự giác đấu tranh với chính bản thân mình noi gương cái tốt, bỏ cái xấu thì nạn xâm hại tình dục trẻ em mới được xóa bỏ triệt để.

Ngoài ra còn một số hình thức khác cũng được tổ chức để giáo dục phòng ngừa nạn tảo hôn cho học sinh các trường PTDTBT THCS như: tham vấn tâm lý học đường; các tấm gương đạo đức ở địa phương, ở nhà trường; hoạt động trải nghiệm; hoạt động của Hội cha mẹ HS PTDTBT THCS, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho HS PTDTBT THCS,...

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

1.4.1. Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Với tư cách pháp nhân đó, hiệu trưởng trường PTDTBT THCS có các vai trò chủ yếu và cần có

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí