Xâm Hại, Xâm Hại Tình Dục, Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục

niệm, các cách tiếp cận về giá trị sống, kỹ năng sống, biện pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho trẻ em, học sinh.

Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thanh Dũng đã nêu lên những giải pháp để có thể nâng cao kỹ năng sống cho học tiểu học. Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này. Từ thực trạng nghiên cứu, tác giả đã nêu ra những biện pháp để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ thông qua những việc cần làm của giáo viên và phụ huynh học sinh. Đề tài này mới chỉ đề cập đến một số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp,… chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống xâm hại [10].

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2012), trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ trung học phổ thông”, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, luận giải vấn đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống được coi là nền tảng, còn kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện. Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giáo viên trung học phổ thông định hướng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, theo đó, giáo viên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép việc giáo dục kỹ nang sống vào trong dạy học các môn học mà giáo viên đó đang đảm nhận [15]. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu đê xuất biện pháp đổi mới, đa dạng hóa phương pháp giáo dục và phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu, hứng thú và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh.

Trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em… không phải là một vấn đề mới, đã được mổ xẻ, được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ tâm lý học, triết học, xã hội học, hành chính học hoặc luật học,… và có thể được đề cập trong các giáo trình, tài liệu, bản tin, bài báo hay các luận văn, luận án… tuy nhiên, ở góc độ này hay góc độ khác vấn đề trên còn nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu hay nhiều bình luận khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu có thể dựa vào đặc điểm tâm lý, độ tuổi hay dựa vào mối quan hệ của trẻ em để xem xét, đây chính là cơ sở để luận văn có thể tìm hiểu và phân tích các khái niệm được chặt chẽ hơn, từ đó phát triển và bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ quản lý giáo dục.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại 13 tình của Đồng bằng sông cửu long từ năm 2009 đến 2010 kết quả cho thấy, trẻ em dưới 06 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2% [3].

Trong khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, tác giả Đặng Thị Thùy Linh (2017) cho thấy rằng đa số GV trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tiểu học, tuy nhiên vẫn có 7.5% GV tham gia khảo sát cho rằng việc giáo dục là không quan trọng cho thấy rằng có một số người vẫn mang tâm lý chủ quan và chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em với việc dành ít thời gian để giáo dục các em kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Bên cạnh đó phân tích thực trạng thực hiện nội dung giáo dục và thấy rằng các nội dung trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em chưa được cụ thể và thống nhất với nhau có thể dẫn đến việc giáo dục thừa hoặc thiếu khiến cho việc giáo dục kỹ năng không đạt được hiệu quả. Kế đến là nhà trường đã sử dụng rất nhiều các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em và cần phải vận dụng linh hoạt hơn nữa các biện pháp tạo cơ hội cho trẻ dễ dàng tiếp nhận nội dung kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục hơn [16].

Trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả Nguyễn Tuấn Thiện (2015) đã nghiên cứu về tính hình loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội để có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em [26].

Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 - 2010”, các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm của mình về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ 2000 - 2010.

Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Lưu Hải Yến đã đi sâu phân tích tình hình tội phạm của

nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7 năm (2001- 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới [33].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục” (2005), một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên, giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải. Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV - AIDS, có thai ngoài ý muốn,… nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị chấn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một trong số ít các biểu hiện. Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành. Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt với những bé gái bị chính người thân trong gia đình xâm hại [17].

Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn” chủ yếu được biên soạn bởi tác giả Phạm Thị Thúy. Sách cung cấp những hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của những người từng bị XHTD. Ngoài ra còn có phần dành cho trẻ em với tựa “Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI - Trẻ em bảo vệ trẻ em!” do Trần Lê Thảo Nhi và Đào Trung Uyên là những học sinh tiểu học cùng với cố vấn là Phạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốn sách này. Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu những kỹ năng phòng tránh XHTD dành cho bé - với những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minh họa sinh động [28].

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 4

Bài viết “Về vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Tố Uyên cho rằng trong sự phát triển tình dục, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, làm sao để giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giới tính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái [30].

Tác giả Lò Mai Hạnh (2018) với luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” đã chỉ ra thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục này [11].

Như vậy, nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em, những biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em,… Các công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối với việc hỗ trợ phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu sâu, hoặc có nghiên cứu chỉ ra hay đánh giá về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS. Thực tế đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề này để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Vì vậy, có thể nói, nghiên cứu về Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đây chính là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu: “Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Quản lý

Đứng trên các góc nhìn khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra tìm hiểu bản chất khái niệm quản lý và đưa ra các định nghĩa khác nhau. Dù tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở các điểm chung sau:

+ Chủ thể quản lý: Có thể là một người hoặc nhiều người

+ Khách thể quản lý: Đối tượng bị quản lý có thể là một người hoặc nhiều người, sự vật, sự việc,…

+ Mục tiêu của quản lý: Điều khiển hoạt động, trạng thái hoạt động của tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức.

+ Chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý thông qua các công cụ quản lý và phương pháp quản lý.

Một cách khái quát, quản lý là sự tác động liên tục một cách hệ thống, có định hướng, mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để tổ chức vận hành hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục

1.2.2.1. Xâm hại

Xâm hại là hành động hay lời nói cố ý làm tổn hại đến sự cần bằng về tinh thần, tình cảm và xã hội của trẻ, làm hạ thấp nhân cách, danh dự và lòng tự trọng của trẻ [18]. Xâm hại trẻ em cũng bao gồm cả việc cố tình tước đoạt những nhu cầu tồn tại cơ bản của trẻ như ăn uống, nhà cửa, làm trẻ bị thương tổn về mặt thể chất - tinh thần đến mức nếu không được can thiệp ngay, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của trẻ hoặc dẫn tới tàn tật hay cái chết. Vì vậy, xâm hại trẻ em bị coi là một tội ác.

1.2.2.2. Xâm hại tình dục

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội” (dẫn theo [18]).

Theo định nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân. Theo định nghĩa này người phạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, quen biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác. Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm,… (dẫn theo [21]).

Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em bao gồm những hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm, hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em” (Child Welfare Information Gateway, 2009) [25].

Theo khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là một thuật ngữ rộng bao gồm những hành vi về mặt dân sự và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tình dục. Hiệp hội sức khỏe tâm thần Hoa kỳ (APA) cho rằng “trẻ em không thể đồng tình để thực hiện hành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn “Mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi là bình thường” [16].

Theo Luật Trẻ em 2016 quy định: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [24].

Theo Tài liệu dự án Tầm nhìn, Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Dành cho Cán bộ Cộng đồng, [18] thì xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn, có thể bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hại không tiếp xúc.

Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: Làm những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em; Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục; Ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn.

Nhìn chung, các cách định nghĩa khác nhau về xâm hại tình dục thường tập trung vào ba nội dung chính: Tình dục được quan niệm thế nào, những hành vi như thế nào được coi là xâm hại về tình dục; độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và người xâm hại; tính chất của xâm hại tình dục đối với trẻ em và mối quan hệ của nó với các hình thức xâm hại hoặc bạo lực khác.

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm xâm hại tình dục được trình bày trong Luật trẻ em làm khái niệm công cụ để nghiên cứu.

1.2.2.3. Phòng chống xâm hại tình dục

Theo từ điển Việt - Việt thì phòng chống là phòng bị trước và sẵn sàng chống lại.

Như vậy, căn cứ vào khái niệm xâm hại tình dục và phòng chống, chúng tôi hiểu phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là tổng hợp các biện pháp từ nhà trường, gia đình và xã hội nhằm phòng ngừa và chống lại tất cả các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

1.2.3. Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

* Kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thí chứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả rước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng. Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; Học làm người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,... Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning todo) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đạt mục tiêu,đảm nhận trách nhiệm,...

Theo UNICEF: “Kỹ năng sống là tập hợp nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể được thể hiện

thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh”.

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội nếu cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Như vậy, kỹ năng sống là khả năng mà cá nhân làm chủ được bản thân, biết cách ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

* Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng bảo vệ bản thân. Từ sự phân tích và khái niệm công cụ về kỹ năng sống, theo chúng tôi, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng cá nhân nhận biết được nguy cơ, biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, từ đó biết cách phòng ngừa, tự bảo vệ mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại.

1.2.4. Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Học sinh PTDTBT THCS, là những trẻ em nằm trong độ tuổi từ 11,12 đến 14,15 tuổi, đang theo học tại các trường PTDTBT THCS. Ở lứa tuổi này, sự phát triển về mọi mặt của trẻ diễn ra nhanh mạnh nhưng thiếu cân đối, thiếu hài hòa, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Sự phát triển mọi mặt ở lứa tuổi này là tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em ở lứa tuổi sau.

1.2.5. Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Theo chúng tôi, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là quá trình tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà trường tới các em nhằm trang bị kiến thức, hình thành các kỹ năng cần thiết giúp cho người học biết chủ động tự bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục.

1.2.6. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí