Một Số Nhận Xét Rút Ra Từ Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề

NTPT và sử dụng hợp lý HS phổ thông tốt nghiệp [2]. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã ban hành khá nhiều văn bản chỉ đạo khác, tạo hành lang pháp lý cho GDHN và QL GDHN được thực hiện trong tất cả các trường phổ thông.

Năm 2002, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các tác giả Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Mai Thu đã biên soạn bộ sách hướng dẫn GV thực hiện bộ môn GDHN ở trường phổ thông dành cho HS lớp 9, 10, 11, 12 và đã trực tiếp tập huấn cho GV cốt cán của các tỉnh thành trong toàn quốc về bộ sách này cũng như phương pháp QL, tổ chức thực hiện GDHN trong trường phổ thông. Bộ sách xoay quanh 3 nhóm nội dung chính: các chủ đề về lý luận GDHN; Các chủ đề về tìm hiểu ngành nghề cụ thể, thực hành; Các chủ đề giao lưu, tham quan, thực tế. Trong quá trình tập huấn, nội dung QL GDHN được các tác giả trên nhấn mạnh, bước đầu nâng cao nhận thức cho CBQLGD và GV về HN, GDHN và QL GDHN trong NTPT.

Trong HĐ nghiên cứu khoa học về GDHN và QL GDHN trong NTPT, có thể nói Phạm Tất Dong là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực GDHN và đã đóng góp cho ngành GD&ĐT Việt Nam các nội dung về lý luận, thực tiễn cũng như góp phần định hình được mục đích, ý nghĩa, vai trò của GDHN trong hệ thống giáo dục cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng nghiên cứu về hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp của HS cũng như hệ thống các quan điểm, nguyên tắc HN, các nội dung, giải pháp GDHN trong NTPT..., tất cả các nghiên cứu trên đều đã được thể hiện ở rất nhiều báo cáo khoa học, sách, giáo trình của ông như: các sách “HN cho thanh niên”, “Sự lựa chọn tương lai”, “Đổi mới công tác HN cho phù hợp với cơ chế thị trường”, “Giúp bạn chọn nghề”, “Bối cảnh của việc xây dựng chiến lược phát triển NL và công tác HN”,…; ngoài ra, ông còn viết nhiều bài báo khoa học như: “Định hướng GDHN ở trường THPT”, “Đổi mới công tác HN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”,… Ông và các cộng sự cho rằng công tác giáo dục và tư vấn HN phải nhằm giúp HS tìm được “Miền chọn nghề tối ưu” của bản thân. Cụ thể hơn, khi chọn nghề, HS phải trả lời được ba câu hỏi: Em thích nghề gì? (hứng thú nghề), Em có thể làm được nghề gì? (năng lực), XH có cần nghề đó không? (yêu cầu XH, TTLĐ đối với nghề) [91], [94], [95], [96], cụ thể như trong hình minh họa sau:


Em có thlàm

được nghđó không? (năng lc)



Em thích ngh

gì? (hng thú)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Xã hi có cn nghđó không (nhu cu ca xã hi)


Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh - 4

Min chn nghti ưu


Sơ đồ 1.1. Miền chọn nghề tối ưu

Ngoài Phạm Tất Dong, trong giai đoạn 1979 – 1986, tại Viện khoa học dạy nghề trực thuộc Tổng cục dạy nghề (cũ), Đặng Danh Ánh cùng với Phạm Đắc Quang, Đỗ Thị Hà, Phạm Ngọc Anh cũng đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học như: “Nguyện vọng học nghề của HS phổ thông; Xây dựng thí điểm phòng truyền thống và hướng nghiệp trong trường phổ thông cũng như trong trường nghề; Phân luồng HS sau trung học; Hứng thú nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề trong trường nghề”… Trên cơ sở số liệu thu được từ thực tiễn và từ nghiên cứu khoa học, Viện dạy nghề đã soạn thảo văn bản để ngày 12/3/1981, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị quyết 109/CP về nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp phát triển công tác dạy nghề, trong đó có chỉ rõ Ngành dạy nghề có nhiệm vụ phối hợp với các trường phổ thông trong công tác hướng nghiệp và giúp HS phổ thông học tập kỹ thuật. Đặc biệt, các tác giả trên đã nghiên cứu đề tài “Mô tả, phân tích các đặc điểm nghề đào tạo nhằm mục đích HN” với sản phẩm có được là 70 bức họa đồ nghề, được xuất bản sau đó trong bộ sách “Tuổi trẻ và nghề nghiệp” (2 tập, xuất bản lần lượt vào năm 1985 và 1986), đóng góp rất lớn vào GDHN, giúp HS phổ thông ở thời điểm đó có được tài liệu hỗ trợ định hướng ngành nghề tương lai cho bản thân. Nói cách khác, nhóm tác giả trên đã làm rõ được thực trạng của GDHN trong NT, giới thiệu được kinh nghiệm quốc tế của GDHN và dạy nghề cho HS phổ thông cũng như làm rõ được các vấn đề như tổ chức lao động và tư vấn nghề cho HS phổ thông, các con đường thực hiện GDHN trong trường phổ thông... Qua công trình nghiên cứu “Tư vấn nghề và phân luồng HS sau trung học” của mình, Đặng Danh Ánh cho rằng cần xác định rõ ngay từ đầu tư vấn chọn nghề là công việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của TTLĐ với hứng thú, khuynh hướng và năng lực của HS, rồi mới

khuyên HS nên chọn nghề nào là phù hợp [35], [36]. Thật ra, các nghiên cứu trên đã phát triển rõ nét hơn khái niệm “Tam giác HN” của nhà tâm lý học K.K. Platonov trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, gồm ba yếu tố trọng tâm của công tác HN cho HS, đó chính là định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề như trong mô hình sau:


ĐỊNH HƯỚNG

NGHỀ

Đặc điểm yêu cầu của

các nghề trong XH

Nhu cầu nhân lực của

thị trường lao động

TƯ VẤN

NGHỀ

Đặc điểm

tâm sinh lýcủa HS

TUYỂN CHỌN

NGHỀ

Sơ đồ 1.2. Tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov

Nói đến GDHN Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp của Nguyễn Văn Hộ, một trong những nhà khoa học giáo dục rất tâm đắc với công tác này. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả đã đề xuất giải pháp “Thiết lập và phát triển hệ thống HN cho HS Việt Nam”. Năm 1998, ông đã xuất bản cuốn “Cơ sở sư phạm của công tác HN trong trường phổ thông” và vào năm 2006, ông xuất bản sách: “GDHN và giảng dạy kĩ thuật ở trường THPT”; Các công trình nghiên cứu và sách của ông đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của GDHN cũng như QL GDHN trong bối cảnh nước ta mở cửa, hội nhập sâu rộng, phát triển mạnh nền KT thị trường theo định hướng XH chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, đề tài cấp nhà nước KX-05-09 “Giáo dục phổ thông và HN - nền tảng để phát triển NL đi vào CNH-HĐH đất nước”năm 2004, do Nguyễn Văn Lê

làm chủ nhiệm đã góp phần làm sinh động hơn cơ sở lý luân

và thưc

tiên

về giáo

dục phổ thông và GDHN t ại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp làm cho NTPT

chuẩn bi ̣tốt nhất cho viêc

đào tao

NNL đi vào công nghiêp

hóa , hiên

đaị hóa đất

nước trong điều kiên kinh tế thi ̣trường , toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế . Sản

phẩm của đề tài chính là bài báo khoa học “GDHN cho HS phổ thông với việc

phát triển NL”, sách “Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và HN trên thế giới”, sách “Một số vấn đề về HN cho HS phổ thông”. Nhìn chung, các tác giả trên đã đẩy mạnh nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QL GDHN ở trường phổ thông, tìm hiểu về xu hướng, động cơ lựa chọn nghề nghiệp của HS phổ thông cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa GDHN phổ thông và công tác phân luồng, phát triển NL phục vụ phát triển KT-XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và HNQT của Việt Nam.

Năm 2005, Khoa Sư phạm (nay là Trường ĐH Giáo dục) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu quốc gia về lao động HN Cộng hòa Pháp (INETOP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế mang tên “Đối thoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho GDHN tại Việt Nam”. Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, đã đề cập đến thực trạng, phương hướng hợp tác phát triển về GDHN và QL GDHN trong và ngoài nước. Rất nhiều tham luận của nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam và Pháp tại hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng GDHN và QL GDHN tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm QL GDHN tại Pháp, góp phần rất lớn vào sự phát triển cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của GDHN và QL GDHN tại Việt Nam.

Năm 2010, tác giả Nguyễn Đức Trí đã giới thiệu chi tiết QL GDHN trong giáo trình “QL quá trình đào tạo trong NT”, bao gồm các nội dung như: mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp QL GDHN. Có thể cho rằng tài liệu này là một trong những tài liệu có ý nghĩa khá quan trọng trong việc đổi mới QL GDHN trong NTPT tại Việt Nam.

Mới đây, một bộ tài liệu HN, sáng tạo được Tổ chức lao động quốc tế ILO phối hợp cùng các chuyên gia GD&ĐT Việt Nam xây dựng từ tháng 11/2013 đã được Bộ GD&ĐT thẩm định vào tháng 8/2014 để thí điểm mở rộng. Bộ tài liệu bao gồm sách bài tập HS, sách hướng dẫn GV, bộ sách tra cứu thông tin nghề nghiệp và bộ đồ dùng dạy học được kỳ vọng giúp HS hiểu rõ hơn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai, triển vọng việc làm, ưu nhược điểm bản thân, từ đó đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin. Tài liệu này đã được áp dụng thí điểm với 2.000 HS THCS và THPT và 300 thanh niên ngoài NT các tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế trong 6 tháng đầu năm 2014.

Riêng tại TPHCM, GDHNvà QL GDHN trong NTPT cũng là một vấn đề được các nhà khoa học giáo dục rất quan tâm, ngành GD&ĐT TPHCM đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn khoa học nhằm đánh giá thực trạng công tác phân luồng, HN nhằm tìm ra những giải pháp đổi mới QL GDHN, gần đây nhất là hai hội thảo “Phân luồng HS sau trung học tại TPHCM giai đoạn 2013-2020” (tháng 7/2013) và Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐ HN cho HS THPT, trung tâm GDTX” (tháng 10/2013)…

Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học giáo dục đã đầu tư nghiên cứu về GDHN và QL GDHN như: Tác giả Quang Dương (1998), chủ nhiệm đề tài“Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý HS PTTH tại Tp. Hồ Chí Minh và bước đầu xây dựng bộ trắc nghiệm HN và chọn nghề”. Tác giả Nguyễn Toàn và cộng tác viên (1998) đã “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác tư vấn HN cho HS phổ thông cấp 2-3 ở TPHCM”. Tác giả Lý Ngọc Sáng (2003) với đề tài: “Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo dục truyền thông về HN, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm nghề nghiệp cho HS phổ thông theo yêu cầu của TTLĐ ở TPHCM”. Tác giả Phạm Đức Khiêm (2005) với đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp HS THPT nhằm phân luồng HS vào các trường TCCN tại TPHCM”. Tác giả Võ Hưng (2005) với đề tài “Tổ chức đưa kết quả nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ công cụ trắc nghiệm vào phục vụ công tác tư vấn HN cho HS phổ thông ở TPHCM”.

Trong 2 năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014, Đại học quốc tế RMIT đã phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức tập huấn cho GV THCS và THPT chương trình GDHN theo một dự án của tổ chức giáo dục Vương quốc Bỉ VVOB. Trong khuôn khổ đợt tập huấn, ban tổ chức đã giới thiệu các sách GDHN, QL GDHN dành cho CBQLGD, GV và cha mẹ HS… có thể nói đây là bộ sách bổ sung thêm nhiều kiến thức về lý luận và thực tiễn cho bộ sách GDHN do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2002.

1.1.3. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu vấn đề

Tổng quan nghiên cứu vấn đề QL GDHN trong và ngoài nước cũng như những cơ sở pháp lý của QL GDHN tại Việt Nam và TPHCM đã giúp luận án có được một số nhận định sau:

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về GDHN cho thấy các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho việc định hình cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của GDHN và QL GDHN trong và ngoài NTPT cũng như đi sâu vào thực tiễn, đề ra các giải pháp QL hiệu quả HĐ này. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới thực hiện công tác này rất chuyên nghiệp, bài bản, thậm chí được quy định bởi một bộ luật (như tại Pháp). Có thể nói, các nghiên cứu trong và ngoài nước là tiền đề quan trọng sẽ cho phép luận án này kế thừa, vận dụng linh hoạt vào việc xây dựng và đề xuất các giải pháp QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL tại TPHCM trong bối cảnh thành phố cùng cả nước đang đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và HNQT.

Giáo dục hướng nghiệp và QL GDHN trong NTPT luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới, góp phần giáo dục toàn diện HS và hỗ trợ hiệu quả công tác phân luồng HS, nâng cao chất lượng NNL. Một số quốc gia đã triển khai chương trình giáo dục nghề nghiệp song song với chương trình giáo dục phổ thông, có tầm quan trọng ngang hàng với giáo dục phổ thông, do đó, tính liên thông của chương trình giáo dục (liên thông dọc, liên thông ngang, công nhận bằng cấp lẫn nhau) được đề cao, tạo điều kiện cho công tác phân luồng được thông suốt, do đó, cơ hội học tập và làm việc của người học được rộng mở hơn.

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chú trọng đến sự phát triển tâm sinh lý của người cần được GDHN để tác động hoặc hướng dẫn người cần được giáo dục, tư vấn HN thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý như trắc nghiệm IQ, EQ, MBTI, RIASEC của John Holland để tìm hiểu xu hướng nghề, năng lực tư duy, sự phù hợp nghề… Đây cũng là một hướng nghiên cứu lớn mang ý nghĩa định tính, giúp cho người cần được HN hiểu được năng lực, nhu cầu của bản thân, qua đó, so sánh với yêu cầu về tâm sinh lý của nghề định chọn để đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở bản thân người cần được HN, mang tính kỹ thuật chứ chưa chú trọng đến QL GDHN trong các trường phổ thông, chưa phân tích rõ sự liên hệ giữa GDHN ở NTPT và hiệu quả phát triển NL của một địa phương.

Các quốc gia trên thế giới thực hiện hiệu quả công tác phối hợp, vận động mọi nguồn lực trong và ngoài NT phục vụ GDHN, cụ thể như: NT liên kết với doanh

nghiệp tại địa phương để dạy nghề và GDHN cho HS; các văn phòng tư vấn HN ngoài hệ thống công cũng hỗ trợ PHHS, NT trong việc chọn nghề cho HS; đặc biệt là nhận thức của XH về GDHN khá cao, các nước cũng không chú trọng HS phải vào bằng được trường đại học mà tạo nhiều ngã rẽ, nhiều lựa chọn học tập cho HS như học nghề, học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp… mà không tạo tâm lý “thất bại” ở những HS này.

Một số quốc gia đã đạt đến trình độ nhận thức cao về GDHN và QL GDHN khi cho rằng cần giáo dục và hỗ trợ người dân được HN suốt đời, góp phần nâng cao NL của địa phương và quốc gia. Theo đó, GDHN trong NTPT chỉ là bước khởi đầu trong quá trình HN suốt đời cho người dân.

Cuối cùng, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu tập trung xác định khái niệm, nội dung, tính chất, các hình thức GDHN trong NTPT cũng như đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp HN. Tuy nhiên, thị trường lao động trên thế giới và của Việt Nam đã có nhiều biến đổi cả về mặt chất và lượng; chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường THPT cũng đang có nhiều thay đổi, đặc điểm HS THPT có nhiều khác biệt so với trước đây, nhu cầu về NL cũng có nhiều yêu cầu mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu về QL GDHN cho HS THPT trong bối cảnh mới.

Nói tóm lại, luận án này mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống về GDHN và QL GDHN ở cấp THPT theo định hướng phát triển NL trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới bị chi phối bởi toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Nói cách khác, hiểu được GDHN ở trường THPT trong mối quan hệ chặt chẽ với định hướng phát triển NL của TPHCM, từ đó, đề xuất các giải pháp QL GDHN sao cho đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp theo định hướng phát triển NL thành phố là điều mà luận án hướng đến.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp

Theo UNESCO, “hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp”.

Ở tầm vĩ mô, hướng nghiệp là hệ thống biện pháp tác động của Nhà nước, tổ chức hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong xã hội, giúp cho con người lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống.

Theo tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình sách GDHN lớp 10 thì trong trường phổ thông, “HN được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu NL của các ngành sản xuất trong XH”.

Gần đây, khái niệm GDHN thường được sử dụng trong các tài liệu tập huấn nhằm nhấn mạnh hơn công tác HN trong NTPT. Có thể hiểu rằng giáo dục hướng nghiệp là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ra trong toàn bộ quá trình phát triển nghề nghiệp của con người. Giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho HS. Cụ thể, Giáo dục học cho rằng GDHN là các tác động có hệ thống giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề sao cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động XH, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân, sao cho mỗi HS tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh đó, công tác HN trong NTPT, hay nói cách khác, GDHN trong NTPT cũng nhằm giáo dục HS rèn luyện thái độ yêu lao động và kỹ năng tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra khỏi môi trường học đường.

Theo Đặng Danh Ánh, giáo dục hướng nghiệp nói chung có 4 giai đoạn liên tiếp nhau: Định hướng nghề, Tư vấn nghề, Tuyển chọn nghề và Thích ứng nghề. Hai giai đoạn đầu diễn ra ở NTPT, hai giai đoạn sau diễn ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, TCCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động. [35]

Thật vậy, có thể cho rằng GDHN ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển NL. Trên bình diện cá nhân, HN là hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, XH học và nhiều khoa học khác để giúp HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu XH, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho XH

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023