DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | CB | Cán bộ |
2 | CBQLGD | Cán bộ quản lý giáo dục |
3 | CT | Chính trị |
4 | ĐHNN | Định hướng nghề nghiệp |
5 | GĐ | Gia đình |
6 | GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
7 | GDHN | Giáo dục hướng nghiệp |
8 | GV | Giáo viên |
9 | GVBM | Giáo viên bộ môn |
10 | GVCN | Giáo viên chủ nhiệm |
11 | HĐ | Hoạt động |
12 | HN | Hướng nghiệp |
13 | HNQT | Hội nhập quốc tế |
14 | HS | Học sinh |
15 | KH | Kế hoạch |
16 | KT | Kinh tế |
17 | NL | Nhân lực |
18 | NNL | Nguồn nhân lực |
19 | NT | Nhà trường |
20 | NTPT | Nhà trường phổ thông |
21 | PHHS | Phụ huynh học sinh |
22 | QL | Quản lý |
23 | QLGD | |
24 | TCCN | Trung cấp chuyên nghiệp |
25 | THPT | |
26 | TPHCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
27 | TTLĐ | Thị trường lao động |
28 | XH | Xã hội |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Một Số Nhận Xét Rút Ra Từ Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề
- Mối Quan Hệ Giữa Gdhn, Phát Triển Nhân Lực Và Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng nhu cầu NL tính theo trình độ nghề 53
Bảng 2.2. Tổng nhu cầu NL của 04 ngành công nghiệp trọng yếu 53
Bảng 2.3. Tổng nhu cầu NL của 09 ngành dịch vụ trọng yếu 54
Bảng 2.4. Mức độ quan tâm của CBQLGD đến GDHN ở trường THPT 63
Bảng 2.5. Mức độ quan tâm của GV đến GDHN ở trường THPT 63
Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của HS đến GDHN ở trường THPT 64
Bảng 2.7. HS đánh giá nội dung GDHN tại trường 64
Bảng 2.8. GDHN và sự ảnh hưởng đối với các trường THPT 65
Bảng 2.9. Ý kiến của CBQLGD về việc đưa những nội dung chính của chiến lược phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển NL của TPHCM giai đoạn 2011 - 2020 đến HS 66
Bảng 2.10. Ý kiến của GV về việc đưa những nội dung chính của chiến lược phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển NL của TPHCM đến HS 66
Bảng 2.11. Nhu cầu được biết chiến lược phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển NL của HS tại TPHCM 66
Bảng 2.12. Tỉ lệ CBQLGD thực hiện các hoạt động QL đội ngũ GDHN 75
Bảng 2.13. Ý kiến CBQLGD về mức độ ảnh hưởng của khó khăn về GV 79
Bảng 3.1. Khung năng lực đội ngũ GDHN ở trường THPT 110
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của 6 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng QL GDHN ở trường THPT 131
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, tiêu chí 136
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá hiệu quả QL GDHN ở 4 trường THPT tại TPHCM...140
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Miền chọn nghề tối ưu 13
Sơ đồ 1.2. Tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov 14
Sơ đồ 1.3. Mục tiêu quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT 30
Sơ đồ 1.4. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực 31
Sơ đồ 1.5. Xây dựng năng lực tự chủ chuyên môn về GDHN cho GV 39
Sơ đồ 1.6. Quy trình QL tài chính phục vụ GDHN 40
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Ban GDHN ở trường THPT 105
Sơ đồ 3.2. Mối liên hệ giữa các giải pháp 130
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. HS đánh giá hiệu quả GDHN tại trường 65
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ tổ chức các GDHN ngoài lớp học 67
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ GDHN thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông 67
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ lồng ghép GDHN vào các HĐGD ngoài giờ lên lớp 68
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ lồng ghép GDHN vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 69
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ các trường có tổ chức các GDHN 69
Biểu đồ 2.7. Mức độ tham gia các GDHN của HS 70
Biểu đồ 2.8. Xu hướng chọn nghề theo ngành đào tạo của HS TPHCM vào năm 2013 và năm 2014 (Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu NL và Thông tin TTLĐ TPHCM) 71
Biểu đồ 2.9. Xu hướng chọn nghề theo bậc đào tạo của HS TPHCM vào năm 2013 và năm 2014 72
Biểu đồ 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn nghề, chọn ngành học của HS các trường phổ thông 73
Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ hoạt động QL phát triển đội ngũ GDHN đã được thực hiện 75
Biểu đồ 2.12. Mức độ thăm lớp, dự giờ và kiểm tra, đánh giá GDHN 76
Biểu đồ 2.13. Tỉ lệ thực hiện các hoạt động QL công tác kiểm tra, đánh giá GDHN trong trường THPT 77
Biểu đồ 2.14. Mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài NT đối với GDHN 77
Biểu đồ 2.15. Mức độ ảnh hưởng của CBQLGD các cấp đối với GDHN 79
Biểu đồ 2.16. Mức độ ảnh hưởng của khó khăn từ phía HS, PHHS đối với GDHN80 Biểu đồ 2.17. Mức độ ảnh hưởng của một số khó khăn khác đối với GDHN 81
Biểu đồ 2.18. Tần suất tổ chức các GDHN ở trường THPT 82
Biểu đồ 2.19. Thực trạng QL phương pháp GDHN 82
Biểu đồ 2.20. Tỉ lệ thực hiện các phương pháp GDHN 83
Biểu đồ 2.21. Thực trạng QL nội dung chương trình GDHN 84
Biểu đồ 2.22. Tỉ lệ các hoạt động QL nội dung chương trình GDHN 84
Biểu đồ 2.23. Tỉ lệ trang bị cơ sở vật chất phục vụ GDHN 86
Biểu đồ 2.24. Tỉ lệ thực hiện QL thông tin đầu vào của GDHN 86
Biểu đồ 2.25. Tỉ lệ QL thông tin đầu ra của GDHN 87
Biểu đồ 2.26. Tỉ lệ QL công tác xã hội hóa GDHN 88
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, cụ thể, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng KT Đông Nam Á (ACE) vào năm 2015. Điều này chứng tỏ đất nước ta ngày càng đẩy mạnh giao thương và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, không chỉ trên lĩnh vực CT mà còn tạo được thế và lực ngày càng vững chắc trên thương trường. Chính bối cảnh nêu trên đặt ra cho ngành GD&ĐT một trọng trách: làm sao cung cấp cho TTLĐ nguồn NL chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên, có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế. Có như vậy, nền KT của nước ta mới có thể giao thương bình đẳng với các nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mới chắc chắn đi đến thành công. Suy cho cùng, nhân tố con người chính là điều kiện tiên quyết, lực lượng lao động càng tinh, NL càng mạnh thì cơ hội thành công của nền KT càng lớn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của GD&ĐT đối với chất lượng NL, Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, xem việc đổi mới GD&ĐT là một trong ba chiến lược đột phá để đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả phát triển KT- XH, điều này được Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: “Phát triển nhanh NL, nhất là NL chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển NL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.”[29, tr. 5]. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các chiến lược phát triển KT- XH và quy hoạch phát triển NL Việt Nam đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới, trong đó, có yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo như nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [30]: “tập trung đào tạo NL có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp,…., bảo đảm bám sát định hướng phát triển NL kỹ thuật công nghệ của TTLĐ trong nước và quốc tế”; hoặc như văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI [34] cũng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm
kỳ, đó là“Nâng cao chất lượng nguồn NL đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập KT quốc tế của đất nước”.
Trong bối cảnh đó , viêc
đẩy maṇ h giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong hệ
thống giáo dục đào tạo đã trở thành môt
tư tưởng chủ đao
, một nhu cầu cấp bách
trong chiến lươc
phát triển của rất nhiều quốc gia nhằm cung cấp cho đươc
nguồn
NL năng đôṇ g, sáng tạo, có trình độ tay nghề cao và mỗi cá nhân có khả năng tư ̣ lưa
chọn, điṇ h hướng và phát triển nghề nghiêp suốt cuộc đời của mình.
một cách khoa học và hiệu quả trong
Có thể nói, GDHN đã được ngành GD&ĐT nước ta quan tâm nghiên cứu và
xây dựng nhiều chính sách, giải pháp, tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả từ công tác phân luồng đến GDHN cho thanh niên HS, gây lãng phí khá lớn về sức người, sức của và cả nhiệt huyết học tập, lao động của thanh niên HS. Theo bản tin cập nhật TTLĐ do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới gần 150.000 cử nhân, thạc sĩ do chưa có dự báo NL”; Theo tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam cao gấp 3 lần ở người trưởng thành và gần một nửa số người thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 -
24. Theo số liệu được công bố tính đến thời điểm 31/12/2014, cả nước đã có khoảng 1,2 triệu lao động thiếu việc làm, tăng 23,5 nghìn người so với Quý 3 năm 2014.
Những con số nêu trên cho thấy tình hình chất lượng NL của Việt Nam chưa được đảm bảo, tỉ lệ thất nghiệp còn khá cao, trong đó, tỉ lệ người có trình độ cử nhân thất nghiệp cũng không hiếm. Trong khi đó, số HS và phụ huynh HS cho rằng Đại học là con đường duy nhất lại chiếm tỉ lệ khá cao chính là một trong những hệ lụy của một XH trọng việc học nhưng cũng trọng cả bằng cấp như Việt Nam, xem đại học như cách duy nhất để thoát nghèo. Điều này gây lãng phí rất lớn trong XH, gây ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thừa NL ở những ngành nghề không còn là mũi nhọn của nền KT nhưng lại thiếu NL, đặc biệt là NL chất lượng cao cho những ngành nghề mà XH đang cần, nói cách khác, tình trạng mất cân đối NL, chất lượng NL chưa cao đang là một trong những điểm yếu của nền KT Việt Nam, mà cũng là điểm yếu của ngành GD&ĐT.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng GDHN hiện nay còn mang tính hình thức và chưa chuyên nghiệp. Đa số HS chuẩn bị tốt nghiệp THPT ít quan tâm và có hiểu biết về các ngành nghề mà địa phương đang cần. Ngoài ra, nhiều HS chọn ngành nghề theo cảm tính, một số HS chỉ quan tâm ngành nghề nào có thu nhập cao, có vị thế cao trong XH để thi vào. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 vừa qua với mục tiêu kép: vừa xét tốt nghiệp THPT (với 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn thi tự chọn), vừa xét tuyển đại học, cao đẳng đã góp phần làm cho GDHN trong trường THPT càng thêm kém hiệu quả. Lý do là HS có xu hướng học lệch, chỉ đầu tư cho những môn thi tốt nghiệp THPT mà thôi. Đến lúc xét tuyển đại học, cao đẳng thì việc cho phép thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng và được phép rút hồ sơ xét tuyển từ trường này ra để xin xét tuyển vào trường khác chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm sao được ngồi ghế đại học, điều này đã làm cho hiệu quả của GDHN ở trường THPT càng bị hạn chế. Thực tiễn nêu trên cũng tồn tại ở các trường THPT tại TPHCM.
Đây cũng là do QL GDHN trong khu vực trường học chưa hiệu quả. Do đó, QL hiệu quả hơn GDHN ở trường THPT đã và đang là một nhu cầu cấp thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng phân luồng HS, chất lượng GD&ĐT, nói rộng hơn là chất lượng NL của từng địa phương trong thời kỳ cả nước đang đẩy mạnh CNH- HĐH và HNQT sâu, rộng như hiện nay. Hơn nữa, hiệu quả của QL GDHN đặc biệt có ý nghĩa đối với việc góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện HS mà toàn ngành GD&ĐT ra sức hướng đến. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu và thực hiện hiệu quả QL GDHN chính là nhiệm vụ mà mọi CBQLGD cần quan tâm bên cạnh việc QL các HĐGD khác trong trường học, đặc biệt là ở cấp THPT.
Là người làm công tác QLGD tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai trong nhiều năm qua và hiện là Phó Trưởng phòng Phòng GD&ĐT Quận 3, TPHCM, tác giả nhận thấy muốn có nguồn NL chất lượng cao thì phải làm tốt công tác QLGD, trong đó, QL GDHN là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm gắn kết HS với thế giới nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của địa phương, giúp các em được hướng nghiệp một cách khoa học, hiểu rõ bản thân (xu hướng nghề, sở thích, năng lực…), từ đó, có quyết định hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT chính xác hơn.