Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu 90876

Để làm được điều trên, phải tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của GDHN và QL GDHN, phải hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa QL GDHN và mục tiêu phát triển NL, từ đó xây dựng các giải pháp QL GDHN hiệu quả hơn theo định hướng phát

triển NL của một địa phương. Hiên

đã có nhi ều công trình khoa học nghiên cứu về

GDHN cũng như mối quan hệ giữa GDHN ở các loại hình trường và chiến lược phát triển NL, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế và cung cấp NL lớn của cả nước.

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững về KT-XH, GD&ĐT và NL của TPHCM.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứ u lý luân

và thưc

tiên

c ủa giáo dục hướng nghiệp và quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh - 3

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT trong mối quan hệ với phát triển nhân lực của TPHCM.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT và công tác phát triển NL , phát triển KT-XH có mối quan hệ như thế nào?

- Thực trạng về GDHN và QL GDHN ở trường THPT tại TPHCM hiện nay như thế nào? Những thành tựu cũng như những bất cập cần tháo gỡ là gì?

- Tại sao TPHCM đã có nhiều chủ trương, nhiều HĐ thúc đẩy GDHN nói chung và GDHN ở trường THPT nói riêng, song hiệu quả của HĐGD này chưa cao, chưa tác động tích cực đến chất lượng NL của thành phố?

- Những giải pháp QL nào là cấp thiết và khả thi để nâng cao chất lượng GDHN ở các trường THPT theo định hướng phát triển NL của TPHCM?

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT tại TPHCM đã có những thành tựu nhất

định, tuy nhiên đến nay vẫn chưa gắn với muc tiê u phát triển NL của thành phố.

Nguyên nhân cơ bản là do QL GDHN ở trường THPT tại TPHCM chưa theo kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Nếu cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT xây dựng được các giải pháp QL GDHN phù hợp với bối cảnh mới theo hướng chuyên nghiệp hóa, XH hoá, liên kết và đa dạng hóa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, bám sát định hướng phát triển nhân lực của thành phố thì HĐ này sẽ đi vào nề nếp, chất lượng sẽ được nâng lên.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận của GDHN và QL GDHN ở trường THPT; về phát triển NL; về mối quan hệ giữa GDHN ở trường THPT với nhiệm vụ phát triển NL và sự phát triển KT-XH. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QL GDHN.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng GDHN và QL GDHN ở trường THPT trên địa bàn TPHCM.

- Đề xuất các giải pháp QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL TPHCM.

- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp và tiến hành thử nghiệm một số giải pháp QL GDHN tại một số trường THPT tại TPHCM.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu khảo sát GDHN và QL GDHN ở các trường THPT taị TPHCM và thử nghiệm một số giải pháp QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL của địa phương trong phạm vi 04 trường THPT tại TPHCM.

8. Các luận điểm bảo vệ

- QL GDHN ở trường THPT là một trong những khâu quyết định nhằm định hướng nghề nghiệp cho HS theo định hướng phát triển NL cho địa phương.

- QL GDHN ở trường THPT chỉ có thể được thực hiện hiệu quả thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, xây dựng và kiện toàn bộ máy, phát triển đội ngũ GDHN ở trường THPT.

- Đổi mới xây dựng kế hoạch, cải tiến nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả GDHN là khâu đột phá để thực hiện tốt GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực của TPHCM.

- Xây dựng Bộ khung đánh giá hiệu quả QL GDHN là định hướng và là căn cứ quan trọng để đổi mới và QL có hiệu quả GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL TPHCM trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

9. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp luận

Đề tài được triển khai nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ yếu áp dụng các cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận hệ thống: xem xét vấn đề nghiên cứu QL NT trong tổng thể các cấp

QL của hệ thống giáo duc

quốc dân và bên trong NT như là một tổ chức , một chỉnh

thể với nhiều nội dung QLGD, trong đó có QL GDHN.

- Tiếp cận phát triển: xem xét vấn đề QL GDHN ở trường THPT trong quá trình vận động và phát triển của địa phương.

- Tiếp cận mục tiêu: xem xét các giải pháp QL GDHN ở trường THPT theo định

hướng phát triển NL của địa phương.

- Tiếp cận thị trường: xem xét các giải pháp QL GDHN ở trường THPT trong quá trình điều chỉnh của quy luật cung – cầu nhân lực.

9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Hồi cứu, phân tích các tài liệu, văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành GD&ĐT về GDHN và QL GDHN ở trường THPT; hệ thống văn

bản pháp quy, cơ chế QL của các cấp đối với loại hình hoaṭ đôṇ g giáo duc

này.

- Nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL của TPHCM.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra khảo sát : bằng phiếu câu hỏi về thực trạng GDHN và thực trạng QL GDHN ở trường THPT của TPHCM.

- Phương pháp chuyên gia : Trao đổi, quan sát, thảo luận, phỏng vấn các chuyên gia, các nhà QL giáo duc̣ .

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn

GDHN và QL GDHN ở trường THPT trên địa bàn TPHCM.

- Thử nghiệm và phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm bằng thực tế một số giải pháp QL GDHN theo định hướng phát triển NL tại 04 trường THPT tại TPHCM.

Các phương pháp xử lý số liệu thống kê

- Hệ thống các dữ liệu thu thập về đánh giá các HĐ và xử lý số liệu điều tra khảo sát theo chương trình SPSS (Statistical Package for Social Studies) trong môi trường Windows, phiên bản 11.0 dùng trong nghiên cứu QLGD.

- Phân tích cứ liệu theo thống kê miêu tả và thống kê phân tích.

10. Đóng góp mới của luận án

10.1. Về lý luận

Góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về quản lý GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL của một địa phương.

10.2. Về thực tiễn

Xây dựng và khẳng định được các giải pháp nâng cao hiệu quả QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển NL của TPHCM và cũng là những kinh nghiệm cho QL GDHN của nhà trường Việt Nam hiện nay.

11. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luân

c ủa giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng

nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực.

Chương 2: Thưc traṇ g giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp

ở trường THPT tại TPHCM.

Chương 3: Các giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực TPHCM.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Chất lượng nhân lực chính là nhu cầu to lớn mà tất cả các nền KT đều đặt ra đối với những người làm công tác giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, cộng đồng khoa học thế giới cũng hiểu rất rõ vai trò và ảnh hưởng nhất định của GDHN đối với chất lượng NL của một quốc gia. Chính vì lẽ đó, GDHN đã được nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm giúp cho thanh thiếu niên HS có sự chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực, thể lực, trí tuệ, hứng thú cá nhân và yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước, hay nói rộng hơn, là nhằm giúp một quốc gia không những nâng cao chất lượng NL mà xa hơn nữa, còn giúp đẩy mạnh ổn định và phát triển bền vững KT, CT, XH.

Lịch sử GDHN và QL GDHN trên thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng được hệ thống lý thuyết và các chiến lược phát triển GDHN hơn 100 năm qua. Khởi đầu là lý thuyết của Frank Parsons (1854 – 1908), giáo sư người Mỹ, với cách tiếp cận “yếu tố nhân cách” vào những năm đầu của thế kỷ 20 [122, tr.25]. Ông cho rằng phải QL GDHN sao cho cá nhân thực hiện được 3 yêu cầu sau trước khi chọn nghề [121, tr.72]:

- Hiểu được chính xác đặc điểm nhân cách của mình (thái độ, mối quan tâm, khả năng cá nhân…)

- Có kiến thức về thế giới nghề nghiệp và TTLĐ.

- Đánh giá được một cách khách quan và hợp lý về mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách bản thân và TTLĐ.

Vào những năm 1960, nhà tâm lý học người Mỹ John Holland (1919-2008) đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp khác nhau, ông đã chỉ ra rằng tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp khác nhau thì có một số nghề mà cá nhân có thể chọn để có được hiệu quả làm việc cao

nhất. Nói cách khác, ông cho rằng khi lựa chọn một nghề nào, con người có xu hướng sẽ tìm kiếm những môi trường làm việc mà ở đó, họ được thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi của mình và có xu hướng không chọn những việc không phù hợp với đặc điểm nhân cách của mình. Lý thuyết của John Holland đã và đang được các nhà QL sử dụng rộng rãi trong thực tiễn QL nhân sự cũng như QL GDHN trên toàn thế giới [122, tr.81]. Ông nổi tiếng với lục giác hướng nghiệp RIASEC, thể hiện 6 kiểu nhân cách nghề nghiệp: Realistics (kiểu người thực tế), Investigative (kiểu người thích nghiên cứu), Artistic (kiểu người có tính nghệ sĩ), Social (kiểu người có tính XH), Enterprising (kiểu người dám nghĩ dám làm), Conventional (kiểu người công chức).

Năm 1938, GDHN và QL GDHN đã mang tính pháp lý tại Pháp thông qua Quyết định ban hành chứng chỉ HN bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi. Có thể nói các nhà nghiên cứu giáo dục Pháp cũng là một trong những người đi đầu nghiên cứu về GDHN và QL GDHN. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Pháp đã xây dựng được dự thảo Luật HN, nâng tầm lĩnh vực này lên một bước đáng kể. Đây chính là hành lang pháp lý hỗ trợ cho QL GDHN trong các cơ sở giáo dục của Pháp. Ngoài ra, Pháp đang đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng phát triển GDHN suốt đời, được áp dụng trong và ngoài trường học [125, tr.37].

Allan Walker, một nhà nghiên cứu về GDHN người Úc cho rằng: “nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết mà phải cung cấp cho học sinh một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong tất cả học sinh, làm cho học sinh vừa có kỹ năng lao động vừa có tri thức” [119, tr.34]. Do đó, trong quá trình QL GDHN ở trường học, cần chú ý đến mục tiêu phát triển kỹ năng HN và thích ứng nghề của HS và QL sao cho mọi HS đều được tiếp cận với HĐGD này.

Giáo dục hướng nghiệp trên thế giới cũng đã xuất hiện trào lưu “tiếp cận phát triển” với lý luận rằng: sự phát triển của cá nhân là một tiến trình liên tục và không thể quay lại được, tiến trình này có thể khác nhau trong các mô hình được gọi là các giai đoạn của vòng đời và cuối cùng, kết quả của một sự phát triển bình thường chính là sự trưởng thành càng lúc càng rõ nét của cá nhân. Do đó, cần QL tốt tiến trình phát triển nói trên. Những đại diện tiêu biểu của cách tiếp cận này là Eli Ginzberg (1911-2002) và Donald Super (1910-1994), cụ thể như sau: Eli Ginzberg

và cộng sự đã đề xuất phải QL 3 giai đoạn tương ứng với 3 độ tuổi khác nhau của một con người: đầu tiên là độ tuổi mộng mơ kéo dài từ lúc mới sinh cho tới 11 tuổi, tiếp theo là độ tuổi thăm dò kéo dài từ 11 tuổi đến 17 tuổi với 3 đặc điểm chính gồm sở thích, khả năng và giá trị; cuối cùng là độ tuổi thực tế kéo dài từ 17 tuổi trở đi với 3 đặc điểm chính gồm khám phá, kết tinh và định hình. Theo thuyết này, QL GDHN ở trường THPT sẽ ảnh hưởng đến những năm đầu của độ tuổi thực tế. Trong khi đó, Donald Super lại cho rằng lý thuyết của Eli Ginzberg có khuyết điểm, một trong số đó chính là chưa QL được việc cung cấp thông tin giáo dục và thế giới nghề nghiệp trong quá trình GDHN cho HS. Một trong những đóng góp lớn nhất của Donald Super chính là ông đã phát triển khái niệm “self-concept”, tức là “tự biết mình”. Theo ông, sự tự biết mình thay đổi theo thời gian và phát triển như là kết quả của sự trải nghiệm, theo đó, độ chín nghề nghiệp sẽ được thực hiện liên tục và phải QL được quá trình này để một cá nhân đủ “chín” khi chọn nghề [121, tr.69]. Vào những năm 1960, các nhà khoa học như E.A Klimov, V.N. Supkin, V.P Gribanov, V.A Kruchetxki.... thuộc Liên Xô (cũ) cũng có những nghiên cứu về GDHN và QL GDHN, chủ yếu tập trung vào hứng thú nghề nghiệp, động cơ chọn nghề, các giá trị về nghề mà HS quan tâm, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn để giúp HS chọn nghề tốt hơn. Do đó, nhằm QL tốt GDHN cho HS, nhà QLGD cần QL hiệu quả quá trình giúp HS tự nhận biết mình và QL quá trình tư vấn của NT đối với HS khi

chọn nghề [71, tr.14].

Từ năm 2002, các nhà làm chính sách giáo dục tại châu Âu đã nghiên cứu và xây dựng “Chính sách Châu Âu về GDHN và dạy nghề” (VET), nằm trong tài liệu có tên là “Tiến trình Copenhagen” [123, tr.26], theo đó, Bộ trưởng giáo dục của các quốc gia họp 2 năm/lần để tổng kết và rút kinh nghiệm về GDHN và dạy nghề cũng như nhằm cải thiện QL GDHN. Đến năm 2010, Hội đồng Châu Âu đã ban hành một văn bản có tiêu đề “Động lực mới cho hợp tác ở châu Âu về GDHN và dạy nghề nhằm hỗ trợ Chiến lược phát triển Châu Âu đến năm 2020” với mục tiêu đưa ra một viễn cảnh cho HĐ này [126, tr.17]. Nhằm cải thiện GDHN và dạy nghề, Tuyên bố chung Copenhagen năm 2002 và Thông cáo Maastricht năm 2004 đã bàn luận về nhu cầu học nghề cũng như vai trò của giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề nhưng ít nói về QL GDHN và dạy nghề. Tuy nhiên, sau đó, Thông cáo Helsinski lại nêu

rõ: “cần nhấn mạnh đến việc QL tốt hệ thống GDHN và dạy nghề thông qua đáp ứng nhu cầu của cá nhân và TTLĐ, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác này, đảm bảo chất lượng GDHN cấp quốc gia, cải thiện XH hóa công tác này” [120, tr.42].

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Đi chậm hơn so với sự phát triển của GDHN và QL GDHN trên thế giới, có thể nói hai lĩnh vực này mới chỉ được đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ ở Việt Nam vào những năm 1970 bởi những nhà khoa học tâm lý, giáo dục tiên phong như Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Trần Khánh Đức… hay gần đây là các tác giả Phạm Văn Sơn, Bùi Việt Phú… trong các luận án tiến sĩ về GDHN và QL GDHN của mình. Các công trình của các tác giả tập trung vào cơ sở lý luận về GDHN, kinh nghiệm quốc tế về GDHN, những cơ sở khoa học của việc chọn nghề phù hợp cũng như phương pháp QL GDHN ở trường phổ thông, giới thiệu những ngành nghề trong đời sống XH…

Ngay từ năm học 1975-1976, Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ và Phạm Ngọc Luận (Viện khoa học giáo dục) đã xây dựng thành công nội dung và phương pháp tư vấn nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho thương binh. Các nhà khoa học trên đã xây dựng được 12 họa đồ nghề dành cho đối tượng này. Ngay sau đó, ý tưởng tổ chức HN cho đối tượng HS đã được quan tâm nghiên cứu, thực hiện. Cụ thể, các nhà khoa học trên đã xây dựng đề án “HN và sử dụng hợp lý HS ra trường”, trình Bộ GD&ĐT và Ủy ban cải cách giáo dục Trung ương, với mục đích từng bước đưa GDHN vào NTPT, giúp HS được định hướng nghề nghiệp sớm và khoa học hơn. Chính sự kiện này đã bước đầu đề ra nhu cầu phải QL hiệu quả GDHN trong NTPT. Ngày 19/3/1981, Chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP về “Công tác HN trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” [22]. Từ khi quyết định trên được thực hiện cho đến năm 1986, Bộ GD&ĐT đã biên soạn nhiều tài liệu tập huấn về tổ chức GDHN, về QL GDHN trong khu vực trường học, trong đó có “Tài liệu sinh hoạt HN cho HS cuối

cấp”, đề cập khá rõ về GDHN và tư vấn nghề về QL GDHN trong NTPT.

Ngày 17/11/1981, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 31-TT nhằm hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác HN trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023