Xây Dựng Năng Lực Tự Chủ Chuyên Môn Về Gdhn Cho Gv

cách mô tả cụ thể để có thể đo lường được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà HS phải đạt được sau khi kết thúc 3 năm học cấp THPT [19]. Thật vậy, theo Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ, “Giáo dục người học dựa trên năng lực thực hiện dẫn họ đến việc làm chủ được các kỹ năng cơ bản và kỹ năng sống cần thiết của cá nhân và hòa nhập tốt vào HĐ lao động ngoài XH” (trích dẫn lại từ [19]). Cụ thể, sau 3 năm học ở trường THPT, được GDHN, HS phải nắm được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… và đặc biệt là kỹ năng tự HN cho HS, đây chính là hành trang tối cần thiết cho HS trong suốt cuộc đời các em vì rất có thể trong tương lai, các em lại có nhu cầu được HN để chuyển dịch ngành nghề.

Cuối cùng, cần tổ chức lồng ghép nội dung GDHN vào chương trình HĐGD ngoài giờ lên lớp, HĐ Đoàn – Đội nhằm thu hút HS hiệu quả hơn đến với GDHN cũng như tăng tính tích cực chủ động và sáng tạo của các em. Các HĐ phong trào này cần giúp HS có điều kiện tìm hiểu bản thân, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và xây dựng được một định hướng nghề nghiệp cho bản thân (VD: hội thi làm báo tường giới thiệu các nghề truyền thống, hội thi viết bài về nghề yêu thích, hội thi thiết kế blog sưu tầm các nghề, hội thi thiết kế file powerpoint giới thiệu các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong địa bàn thành phố, hội diễn tiểu phẩm ước mơ nghề nghiệp...)

Việc QL chương trình GDHN cần tạo được sự hài hòa, phân bổ đều khắp nội dung của chương trình GDHN trong suốt 3 năm học ở cấp THPT, cần tính toán đến sự phù hợp của các nội dung GDHN đối với HS từng cấp học sao cho HS luôn tiếp nhận được những thông tin mới, có ích và phù hợp với mong đợi của bản thân, tránh làm hình thức hoặc nội dung lặp lại ở các năm học.

1.5.2.4. Quản lý thông tin GDHN

Trong công tác QL, thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để các nhà QL hiểu rõ đối tượng QL, từ đó, thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu QL. Ở trường THPT, thông tin đầu vào của QL GDHN có thể được xác định là thông tin về đối tượng HS THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), có thể bao gồm cả HS theo học các trường công lập và các trường dân lập, tư thục, các trường có yếu tố nước ngoài. Để QL hiệu quả nguồn thông tin này, CBQLGD cần lưu ý đến

độ tuổi, giới tính, tâm lý lứa tuổi, sở trường, sở đoản, năng lực, kỹ năng, nghề nghiệp của cha mẹ HS, ước mơ, nguyện vọng… của HS. Các trường THPT có thể thực hiện hồ sơ HN cho từng HS, hồ sơ này cần được cập nhật trong suốt 3 năm học tại trường THPT và được trao lại cho HS khi các em tốt nghiệp, ra trường, là hành trang giúp các em tự xác định được năng lực, kỹ năng, động cơ theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, từ đó có định hướng học lên cao hoặc theo học nghề để có thể sớm tham gia vào TTLĐ.

Bên cạnh đối tượng HS, CBQLGD cần hiểu rõ mặt mạnh và hạn chế của NT về nhân sự thực hiện GDHN (bao gồm GVCN, GVBM, Đoàn trường, Phòng tư vấn tâm lý - hướng nghiệp, Ban đại diện Cha mẹ HS…); cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, các văn bản, chỉ thị của ngành dọc và của địa phương về quy hoạch NL, phân luồng, hướng nghiệp, kinh phí phục vụ GDHN.... Cụ thể hơn, CBQLGD cần thực hiện phân tích SWOT để nắm được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của NT trong GDHN cũng như QL GDHN.

Để QL thông tin đầu ra của GDHN trong trường THPT theo định hướng phát triển NL, CBQLGD cần đảm bảo đạt được các mục tiêu của QL GDHN cũng như mục tiêu của GDHN trong suốt 3 năm học ở cấp THPT. Muốn vậy, CBQLGD cần xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng của GDHN, thu thập thông tin phản hồi từ CBQLGD, GV, HS, PHHS, doanh nghiệp về hiệu quả của GDHN. Đặc biệt, các tiêu chí đánh giá GDHN phải dựa trên khung định hướng phát triển NL của địa phương, nói cách khác, GDHN phải giúp phân luồng, định hướng được đa số HS theo học hoặc tham gia làm các ngành nghề theo đúng cơ cấu nghề nghiệp của địa phương và đáp ứng được nhu cầu, sở thích, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và động cơ nghề nghiệp của từng HS. Các số liệu có được cần được lưu thành từng năm học để có sự so sánh về hiệu quả QL GDHN theo từng thời điểm nhất định, từ đó rút được những bài học kinh nghiệm cho những năm học sau.

Như đã nói ở phần đầu vào của GDHN, mỗi HS có 1 hồ sơ HN ngay từ đầu năm học lớp 10, được cập nhật trong suốt 3 năm học và được trả lại cho HS khi ra trường, sau lớp 12. Do đó, CBQLGD cũng cần QL việc trả lại và sử dụng hiệu quả các thông tin có được trong hồ sơ HN của từng HS thông qua lực lượng GVCN, đây cũng là một công cụ giúp GVCN tư vấn thêm cho HS, PHHS trong việc hướng học,

HN. Cuối cùng, cần có giải pháp QL để tránh thất thoát các hồ sơ HN này. Nếu có điều kiện, NT có thể lập một cơ sở dữ liệu số hóa, lưu tất cả các hồ sơ HN của HS nhiều năm học để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về GDHN, về QL GDHN cũng như giúp HS có cơ hội tìm lại hồ sơ HN của mình nếu có làm thất lạc bản chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

1.5.2.5. Quản lý xây dựng đội ngũ thực hiện GDHN

Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CB và GV có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ GDHN là một trong những nội dung quan trọng của QL GDHN ở trường THPT. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh việc phát triển năng lực tự chủ chuyên môn trong công tác QL đội ngũ GDHN ở trường THPT.

Một số tác giả định nghĩa việc tự chủ chuyên môn chính là “khả năng và sự sẵn sàng giúp đỡ HS thực thi trách nhiệm đối với việc học của chính họ”[19]. Các học giả cũng đã khuyên CBQLGD nên khuyến khích GV có ý thức xác định mình là người tự chủ trong chuyên môn, thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của NT, của lãnh đạo, của hệ thống GD và có thể tự quyết định và hành động.

Như vậy, GV làm GDHN cần có kiến thức chuyên môn về GDHN thật tốt và có khả năng của một người học tự chủ (autonomous learner) về GDHN, có năng lực nhìn nhận, đánh giá vấn đề để đưa ra quyết định GDHN một cách độc lập và khả năng hành động độc lập trên cơ sở thái độ sẵn sàng và sự tự tin trong công việc. Thật vậy, tự chủ giúp GV có khả năng nhận thức và cải thiện phương pháp làm việc, từ đó nâng cao chất lượng công việc của chính mình và có thể đạt được sự hài lòng trong công việc. Ngoài ra, sự tự chủ cũng có thể giúp GV góp phần cùng NT đào tạo nên những con người có khả năng tự chủ, nói cách khác, sự tự chủ của HS là một mục tiêu quan trọng của GD. Có thể khái quát năng lực tự chủ chuyên môn của GV (theo các tác giả Littlewood 1996; David Little 1990 và Ramos, 2006) vận dụng vào GDHN như sau:

Sơ đồ 1 5 Xây dựng năng lực tự chủ chuyên môn về GDHN cho GV 1 5 2 6 Quản lý 1


Sơ đồ 1.5. Xây dựng năng lực tự chủ chuyên môn về GDHN cho GV

1.5.2.6. Quản lý tài chính - cơ sở vật chất - thiết bị GDHN

Ở cấp độ vi mô, QL tài chính dành cho GDHN trong NT bao gồm các hoạt động xem xét, dự báo, phân tích TC, lập dự toán, giám sát việc xây dựng và thực hiện KH chi tiêu của NT dành cho GDHN và đánh giá hiệu quả của nó. Điều quan trọng là cần tranh thủ được nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí của NT và nguồn XH hóa để phục vụ cho GDHN. Các hoạt động này diễn ra liên tục và kế tiếp nhau theo chu kỳ như sau:

Sơ đồ 1 6 Quy trình QL tài chính phục vụ GDHN CBQLGD cần phải có tầm nhìn đối 2

Sơ đồ 1.6. Quy trình QL tài chính phục vụ GDHN

CBQLGD cần phải có tầm nhìn đối với sự phát triển của NT nói chung và sự phát triển của GDHN. Trong các KH chiến lược, KH năm học đều phải có các dự toán tài chính cho các HĐ trọng tâm, kinh phí rõ ràng cho từng năm học, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Bên cạnh đó, cần huy động các NNL, tài lực, vật lực trong và ngoài NT phục vụ GDHN như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ GDHN, các doanh nghiệp mong muốn giới thiệu ngành nghề đến với HS, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…

Bên cạnh công tác QL tài chính, CBQLGD còn phải QL việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ GDHN, cụ thể như xây dựng phòng tư vấn HN, trong đó có trang bị các bộ trắc nghiệm HN, máy vi tính, máy scan và chấm trắc nghiệm, máy chiếu, các bảng biểu giới thiệu các ngành nghề, thông tin về hệ thống trường Đại học, Cao đẳng, TCCN và các trường dạy nghề, các thông tin về kế hoạch phát triển KT-XH và nhu cầu NL của địa phương…

Cần xây dựng tủ sách HN, bên cạnh các sách giáo khoa, sách GV về GDHN của Bộ GD&ĐT ban hành, cần giới thiệu thêm các đầu sách HN giới thiệu thế giới nghề nghiệp, các test trắc nghiệm HN, các ngành nghề truyền thống và các sách tu thân, thành công trong nghề, khởi nghiệp…

Trong thời đại CNTT, CBQLGD cần đẩy mạnh QL cơ sở vật chất, thiết bị bằng CNTT cũng như cung cấp thông tin HN cho HS thông qua kênh Internet, email, các trang mạng XH như facebook, twitter… để HS nhận được thông tin nhiều hơn, nhanh hơn và chính xác hơn theo chủ đích của người làm GDHN.

Sau mỗi năm học, CBQLGD cần chỉ đạo rà soát và nâng cấp, bổ sung các thiế bị trên, cập nhật các bảng họa đồ nghề cho phù hợp với nhu cầu NL của địa phương.

1.5.2.7. Quản lý công tác XH hóa, phối hợp thực hiện GDHN

Việc huy động, phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài trường phục vụ cho GDHN, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu GDHN có vai trò rất quan trọng trong QL GDHN ở trường THPT. Do đó, để đẩy mạnh công tác XH hóa GDHN, các trường cần sáng tạo và chủ động trong việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài NT phục vụ công tác này (trí lực, NL, vật lực, tài lực), đặc biệt là các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có năng lực hỗ trợ NT định hướng nghề nghiệp cho HS. Tuy nhiên, cần có chọn lọc, không làm tràn lan , không làm bề nổi . Bên cạnh đó, khi tổ chức các GDHN, tư vấn HN tại trường thì

nên mời cả PHHS cùng tham gia, vì thực tế, việc chọn nghề của HS phụ thuộc khá

nhiều vào ý kiến và mong muốn của PHHS.

Bên cạnh đó, CBQLGD cần quan tâm xây dựng một “bầu không khí HN” trong và ngoài NT nhằm tạo môi trường gắn kết GV, HS, PHHS và cộng đồng XH vào GDHN cho HS. Chính “bầu không khí HN” trên sẽ tạo động lực cho tập thể sư phạm NT có nhận thức cao hơn về GDHN, xác định được năng lực của mình về GDHN, từ đó có giải pháp tự nâng cao trình độ, năng lực để phục vụ công tác tốt hơn. Bầu không khí HN cũng thúc đẩy sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, giữa PHHS và NT, giữa NT và cộng đồng XH trong GDHN. Về lâu dài, việc xây dựng bầu không khí HN cần được xem như một trong số những nội dung quan trọng của công tác xây dựng văn hóa NT theo định hướng “Văn hóa NT là sự chia sẻ những kinh nghiệm cả trong và ngoài NT, tạo nên những cảm xúc về cộng đồng, GĐ và thành viên của một nhóm” (Christopher R. Wagner) [20]. Điều quan trọng mà mỗi CBQLGD cần hướng tới khi QL GDHN, đó chính là tạo được những cảm xúc, hay nói cách khác, tạo được bầu không khí HN trong suốt quá trình QL HĐGD này.

1.5.2.8. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá

Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các năng lực ở người học, do đó, hoạt động dạy học định hướng vào việc tích cực hóa người học. Vì vậy, cần đổi mới công tác kiểm

tra, đánh giá HS trong quá trình GDHN, giúp HS xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập, từ đó phát triển các năng lực cần có nhằm đáp ứng được yêu cầu của XH. CBQLGD cần quán triệt tinh thần đổi mới đánh giá GDHN theo định hướng phát triển năng lực của HS. Để HĐ đánh giá thể hiện được triết lý “đánh giá vì sự tiến bộ của người học”, CBQLGD cần thực hiện một số công việc sau [19]:

- Hỗ trợ GV trong công tác đánh giá HĐ học tập của HS khi được GDHN. Tập huấn cho GV sử dụng thành thạo các kỹ thuật đánh giá trong lớp học, thực hành thường xuyên HĐ phản hồi thông tin cho HS để HS biết được năng lực hiện có của mình, từ đó có những điều chỉnh hợp lý HĐ học của mình trong quá trình được GDHN.

- Khuyến khích GV thường xuyên sử dụng kết quả đánh giá để giám sát việc học của HS và điều chỉnh việc dạy của bản thân trong suốt quá trình GDHN.

- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá quá trình, đồng thời định hướng cho GV tập trung vào việc đánh giá để giúp HS nhận diện đúng năng lực hiện tại của mình

- Khuyến khích GV kiên trì nhận xét sự tiến bộ của HS, không làm cho có hoặc nhận xét sơ sài, nhận xét chung chung, không gắn với HS cụ thể đồng thời phải khích lệ được và làm cho HS hứng thú với GDHN.

1.5.3. Phương pháp QL GDHN ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực

Phương pháp QL GDHN là cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của CBQL GDHN (chủ thể QL) đến hệ thống bị QL nhằm đạt được mục tiêu QL. Phương pháp QL bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện QL (như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kĩ thuật - công nghệ…) và lựa chọn cách thức tác động (tác động bằng quyền lực; tác động bằng KT; tác động bằng tư tưởng CT…) của CBQLGD. Trong quá trình QL GDHN, tùy điều kiện và trường hợp cụ thể, CBQLGD có thể vận dụng một số phương pháp QL sau:

- Phương pháp hành chính - pháp luật: là phương pháp QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực Nhà nước để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng QL. Mục đích chính của phương pháp này là duy trì kỷ luật, kỷ cương và đạt hiệu quả QL. Quan hệ trong phương pháp hành chính - pháp luật là quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. Cấp trên ra lệnh,

cấp dưới phải thi hành. Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả, các CB QL GDHN phải được giao quyền QL theo từng cấp QL.

- Phương pháp giáo dục - tâm lý: là phương pháp tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của những người tham gia GDHN. Mục đích chính của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách, CB, GV làm GDHN tác động lên đối tượng QL nhằm cung cấp và trang bị thêm hiểu biết về GDHN; hình thành những quan điểm đúng đắn đối với GDHN; nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về GDHN; tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tính tự chủ, lòng kiên trì và tinh thần tự chịu trách nhiệm… của các tập thể và cá nhân thực hiện nhiệm vụ GDHN. Có thể sử dụng phương pháp này thông qua hình thức giao lưu, tổ chức các HĐ văn hóa, hội thảo, tập huấn… Đây là phương pháp QL phù hợp và nên tăng cường vận dụng trong quá trình QL GDHN vì đây là HĐ đòi hỏi tính tự giác cao với lý do: 1/ HĐ HN chưa được đưa vào hướng dẫn kiểm tra, đánh giá và chỉ tiêu thi đua của Bộ GD&ĐT; 2/ HĐ này rất khó tổ chức thực hiện do không có GV được đào tạo về lĩnh vực GDHN; và 3/ Đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều tác nhân trong và ngoài ngành cùng thực hiện.

- Phương pháp QL bằng KT: là phương pháp sử dụng nguồn lực vật chất và lợi ích KT để tạo động cơ thúc đẩy, phát huy tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí và trách nhiệm của đối tượng QL nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong GDHN.

- Phương pháp tuyên truyền giáo dục: là phương pháp tác động tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho đối tượng QL có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh của GDHN, về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với GDHN. Có thể thực hiện phương pháp này thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng, tọa đàm, giao lưu…

Để phát huy hiệu quả của các phương pháp QL GDHN, CBQL GDHN cần lưu ý: Một là, lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp đúng lúc, đúng cách, đúng “liều lượng” bởi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương pháp nào là vạn năng; Hai là, mỗi phương pháp QL chỉ tác động đến đối tượng QL GDHN theo khía cạnh nhất định và tạo động cơ thúc đẩy GDHN ở mức độ rất khác nhau. Ba là, các phương pháp được lựa chọn sử dụng cần đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình huống và đối tượng QL GDHN cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023