DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Cơ Cấu Thị Trường Nội Địa 39
Biểu đồ 4.1 Độ Tuổi của Đối Tượng Mua Sản Phẩm Silki ở Showroom 50
Biểu đồ 4.2 Tỉ Lệ Khách Hàng Mua Sản Phẩm Silki Theo nghề Nghiệp 50
Biểu đồ 4.3 Mức Thu Nhập Cá Nhân của Đáp Viên Mỗi Tháng 52
Biểu đồ 4.4 Hành Vi Tiêu Dùng của Nhóm Trẻ 20- 29 tuổi 53
Biểu đồ 4.5 Hành Vi Tiêu Dùng Của Người Tiêu Dùng Trung Niên 54
Biểu đồ 4.6 Tỉ Lệ Đáp Viên Mua Sản Phẩm Mặc Nhà May Sẵn/Đồ Ngủ 54
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng phát triển thương hiệu thời trang mặc nhà cao cấp silki của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn - 1
- Lợi Ích Của Việc Xây Dựng Tính Cách Thương Hiệu
- Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
- Tầm Nhìn, Sứ Mạng, Giá Trị Văn Hóa Của Công Ty
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.7 Lý Do Chọn Mua 55
Biểu đồ 4.8 Yếu Tố Quan Trọng Cấu Thành Sản Phẩm 56
Biểu đồ 4.9 Yếu Tố Quyết Định Mua 56
Biểu đồ 4.10 Địa Điểm Thường Mua Đồ Mặc Nhà/ Đồ Ngủ của Đáp Viên 60
Biểu đồ 4.11 Nhận Biết Thương Hiệu SILKI Đầu Tiên 69
Biểu đồ 4.12 Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu SILKI Không Nhắc Nhớ 70
Biểu đồ 4.13 Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu SILKI Có Nhắc Nhớ 71
Biểu đồ 4.14 Lượng Đáp Viên Tìm Kiếm Thông Tin Sản Phẩm trước khi Mua 72
Biểu đồ 4.15 Phương Tiện Truyền Thông Tìm Kiếm Chủ Yếu trước khi Mua 72
Biểu đồ 4.16 Thông Tin Tìm Kiếm Chủ Yếu về Sản Phẩm 73
Biểu Đồ 4.17 Phân Bổ Nguồn Lực theo Kênh Truyền Thông 89
Biểu Đồ 4.18 Phân Bổ Nguồn Lực theo Phân Khúc 89
Biểu đồ 4.19 Lượng Người Dùng của Mạng Xã Hội 96
Biểu đồ 4.20 Các Đầu Báo Đáp Viên Thường Xem 99
Biểu đồ 4.21 Các Tạp Chí Đáp Viên Thường Xem 101
Biểu đồ 4.22 Các Kênh Truyền Hình Đáp Viên Thường Xem 101
Biểu đồ 4.23 Các Website Đáp Viên Thường Xem 111
Biểu đồ 4.24 Lượng Người Dùng Các Cổng Thông Tin ở Việt Nam 112
Biểu đồ 4.25 Lượng Người Dùng Các Trang Tin Tức ở Việt Nam 113
Sơ đồ 3.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty 30
Sơ đồ 3.2 Sơ Đồ Tổ Chức của Bộ Phận Marketing của Công Ty Hiện Nay 32
Sơ đồ 3.3 Sơ Đồ Các Dòng Sản Phẩm Đang Kinh Doanh của Thái Tuấn 34
Sơ đồ 3.4 Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối của Thái Tuấn 37
Sơ đồ 4.1 1 Các Công Đoạn Kiểm Soát Chất Lượng của Thái Tuấn 59
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATL Above The Line
BST Bộ Sưu Tập
BTL Below The Line CBCNV Cán Bộ Công Nhân Viên CTCP Công Ty Cổ Phần
CVP Customer Valune Proposition
DN Doanh Nghiệp
GDP Gross domestic product
HTV Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh KH Khách Hàng
NTD Người Tiêu Dùng
POS Point Of Sales
POSM Point Of Sales Materials SEO Search Engine Optimization
SMS Short Message Services
SP Sản Phẩm
TGĐ Tổng Giám Đốc
TH Thương Hiệu
THVL Đài Truyền Hình Vĩnh Long TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh URL Uniform Resource Locator
VTV Đài truyền hình Việt Nam
VNĐ Việt Nam Đồng (đơn vị tính tiền Việt Nam) VIP Very Important Person
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái? Khi cả thế giới là một thị trường thì đây là vấn đề không của riêng ai, vì vậy việc phát triển “thương hiệu” sao cho hiệu quả đang là vấn đề rất quan trọng đối với các công ty trong thời điểm hiện nay.
Như vậy, thương hiệu là điểm mấu chốt thành công của doanh nghiệp. Thương hiệu ban đầu là dấu ấn khác biệt giúp người mua yên tâm hoặc có được sự hài lòng trước khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Ngày nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ mang những thương hiệu khác nhau nhưng với lợi ích khá giống nhau. Vì thế việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ với những thương hiệu khác nhau là việc làm khá phức tạp mà khách hàng phải đắn đo, suy xét. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu với những đặc tính nổi bật khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh. Chính vì vậy, hoạt động truyền thông – makerting để quảng bá thương hiệu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ý nghĩa rất quan trọng, công tác quản lý thương hiệu đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp để tiến tới chiếm lĩnh thị trường, tồn tại lâu dài và thành công trên thương trường. Những năm gần đây trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam, sau một thời gian xác định được vị thế của mình ở thị trường nước ngoài mà bỏ ngỏ thị trường trong nước, giờ đây đang quay trở lại giành lấy thị phần của mình. Bằng cách xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Trong đó, được nhìn nhận như một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực dệt may, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn đã góp phần làm thị trường dệt may trở nên đa dạng, phong phú hơn với nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm, điển hình là thương hiệu thời trang may sẵn cao cấp SILKI với các mẫu thiết kế trang phục gia đình, dạo phố dành cho các bạn gái và cả lứa tuổi trung niên. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhà nước
và tư nhân, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm mạnh, bền vững trở thành một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, lợi nhuận trong kinh doanh và các vấn đề liên quan đến ngành dệt may có sức hấp dẫn và thu hút rất nhiều nhà kinh doanh đầu tư vào các lĩnh vực này. Kết quả là ngày nay hàng loạt các tập đoàn dệt may đã xuất hiện để chia sẻ lợi nhuận của ngành; các công ty này đã phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng rất nhiều các biện pháp và chính sách để có thể thu hút được nhiều khách hàng về với mình hơn. Chính vì những lý do trên cùng với sự chấp thuận của Khoa Quan hệ công chúng & Truyền thông trường Đại học Dân lập Văn Lang và Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn tôi chọn đề tài “Định hướng phát triển thương hiệu thời trang mặc nhà cao cấp SILKI của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quan hệ công chúng.
1.2 Phát biểu vấn đề
Xây dựng thương hiệu chính là vấn đề cốt lõi và biểu hiện tham vọng của doanh nghiệp. Trong những năm qua, quy mô và sự hấp dẫn của thương hiệu Thái Tuấn không ngừng lớn mạnh và phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trong thời kỳ mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức. Gần 20 năm qua, dòng sản phẩm áo dài xuất hiện trên thị trường gắn liền với phương hướng phát triển, chiến lược xây dựng thương hiệu của Thái Tuấn. Vì thế việc xây dựng và quảng bá thương hiệu thời trang mặc nhà một cách hiệu quả và tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng khi họ lựa chọn sản phẩm là vấn đề đặt ra để thương hiệu SILKI tồn tại, phát triển ổn định và lâu dài trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu quá trình, phân tích, đánh giá thực trạng và môi trường hoạt động kinh doanh thời trang may sẵn hiện nay của công ty để định hướng chiến lược quảng bá thương hiệu và đề xuất các giải pháp thực hiện cho công ty trong thời gian tới.
1.3 Mục đích của nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu là phân tích thực trạng truyền thông và đưa ra các đề xuất cho thương hiệu SILKI giúp tạo ra những giá trị vững chắc, biểu hiện qua những sản phẩm chất lượng cao, thu hút đựơc nhiều người sử dụng.
Đề tài nghiên cứu với các đề xuất cho chiến lược quảng bá thương hiệu còn tạo điều kiện thuận lợi giúp thương hiệu SILKI nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường thời trang may sẵn mặc nhà và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và dễ dàng vượt qua các rủi ro phát sinh trong kinh doanh.
1.4 Nhu cầu nghiên cứu
Người tiêu dùng ngày nay gần như ngập tràn trong tình trạng tràn lan hàng hoá và thông tin. Thương hiệu là yếu tố có tính quyết định cho lựa chọn của người tiêu dùng. Thương hiệu còn là thông điệp của doanh nghiệp cam kết về trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Do vậy, bên cạnh những sáng tạo không ngừng nhằm cung ứng cho người tiêu dùng những lợi ích ưu việt với giá cả cạnh tranh, thương hiệu còn là yếu tố quan trọng số một giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới.
Sinh viên PR cũng như sinh viên các ngành kinh tế - xã hội khác cần phải nghiên cứu đề tài này vì thương hiệu góp phần tạo ra sức cầu trong tiêu dùng, từ đó xác định mức ảnh hưởng của thương hiệu đến với lợi ích kinh tế nước nhà trong tương lai. Sinh viên có nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng kiến thức lý thuyết và sự trải nghiệm bản thân cùng với tấm lòng nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ để góp phần đưa ra những đề xuất, phương án, chiến lược phát triển nhằm tạo ra một thương hiệu bền vững, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho đời sống người lao động, đây cũng chính là mục tiêu trong công cuộc phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu và phát triển đề tài này giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức về doanh nghiệp “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, có cái nhìn bao quát về thị trường hàng tiêu dùng thời trang may sẵn; tiếp cận những vấn đề thực tế có liên quan, học hỏi kiến thức thực tiễn về thương hiệu, PR, Marketing, truyền thông
cùng nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác. Đây là những kiến thức then chốt, vô cùng hữu ích để phục vụ cho học tập cũng như nghề nghiệp trong tương lai.
1.5 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
Các đề xuất của đề tài là kết luận đưa ra từ quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng tình hình của thương hiệu nên có tính khả thi cao và có thể ứng dụng ngay vào thực tế, giúp đẩy mạnh thương hiệu SILKI lên tầm cao mới, tương xứng với thương hiệu “mẹ” Thái Tuấn vốn có lâu nay.
Bên cạnh đó, đề tài này hy vọng góp thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn vào việc vận dụng hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu, từ đó góp phần tạo nên những kinh nghiệm quản trị chiến lược ở những lĩnh vực khác nhau, cung cấp một nền tảng lý thuyết và các đề xuất để công ty nghiên cứu, rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp với tình hình thực tế của riêng mình, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
1.6 Các mặt hạn chế của đề tài
Khóa luận không thu thập được dữ liệu về ngân sách cho các hoạt động truyền thông - makerting của ngành dệt may, các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành cũng như thị phần của SILKI trên thị trường mục tiêu.
Khóa luận cũng gặp khó khăn trong quá trình phân tích các dữ liệu có liên quan đến công ty đối thủ cạnh tranh vì một số dữ liệu chưa đầy đủ của cả năm, rất khó đánh giá. Do đó chưa thể hiện một cách chính xác mức độ chênh lệch chi phí qua các năm dành cho từng loại hình truyền thông - makerting.
Số lượng mẫu nghiên cứu không nhiều nên dẫn đến tính chính xác chưa cao.
Cùng với sự thiếu kinh nghiệm và trải nghiệm bản thân của người thực hiện nên những thiếu sót trong đề tài là không thể tránh khỏi.
1.7 Giới thiệu các chương kế tiếp của đề tài
Kết thúc chương đặt vấn đề, các phần kế tiếp của đề tài bao gồm các chương sau:
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số cơ sở lý luận được sử dụng trong khóa luận như lý thuyết về truyền thông - marketing, thương hiệu, và các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu.
Chương 3. Tổng quan về đề tài. Giới thiệu tổng quan về công ty và một số chức năng cơ bản của các bộ phận chức năng trong công ty.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phân tích một cách cụ thể các mục tiêu chính của khóa luận như: Phân tích tình hình ngành dệt may Việt Nam, thực trạng của thương hiệu SILKI liên quan đến nội dung nghiên cứu của khóa luận nghiên cứu, hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh chính. Đưa ra một số đề xuất chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Tổng kết lại những kết quả đã phân tích, đề
xuất một số kiến nghị.