Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để góp phần tổng quan các nghiên cứu liên quan đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình một cách hệ thống và toàn diện, luận án đã tiến hành phân tích và tổng hợp kết quả của các nghiên cứu đã có, đồng thời tiếp tục làm rò những nhiệm vụ đặt ra về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu liên quan đến dịch vụ CTXH với nam giới GBL. Tổng quan tài liệu cung cấp một cái nhìn phổ quát vấn đề nghiên cứu, từ mức độ phổ biến và nguyên nhân gây ra BLGĐ cho đến các dịch vụ CTXH đối với nạn nhân của BLGĐ và đặc biệt là các dịch vụ CTXH với nam giới – người gây ra bạo lực chính nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Dữ liệu được tìm kiếm trên các nguồn báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực bạo lực gia đình và các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu bạo lực gia đình dưới góc độ dịch vụ CTXH. Ưu tiên các tài liệu sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, các bài báo khoa học, các luận án, luận văn đã được công bố, các báo cáo của địa phương mô tả đầy đủ các chỉ số của công cụ nghiên cứu như độ tin cậy, độ hiệu lực, số lượng mẫu đủ đại diện và những thông tin trên các trang wed được cập nhật liên tục. Từ khóa tìm kiếm bao gồm “bạo lực gia đình‖, ―công tác xã hội với bạo lực gia đình”, “ dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực‖. Ngoài ra, để tăng thêm tài liệu, nghiên cứu đã lựa chọn tìm kiếm nâng cao trên Google scholar cũng không giới hạn về thời gian xuất bản và tác giả. Sau quá tổng hợp có gần 100 tài liệu, nghiên cứu được sàng lọc và đáp ứng tiêu chí. Các kết quả chính đạt được:
1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Thực trạng và các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình
1.1.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới mẻ mà là hiện tượng có tính lịch sử tương đối phổ biến trên thế giới. Điều đó đã và đang xảy ra ở mọi dân tộc, quốc gia và trong các gia đình thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau. Trong quá khứ và thậm chí hiện đang ở một số quốc gia trên thế giới, hành vi đánh đập, mắng chửi và trừng phạt hà khắc về tinh thần hay thể xác đối với người phụ nữ trong gia đình như một cách thể hiện uy quyền của người đàn ông trong gia đình. BLGĐ với phụ nữ đều gây thiệt hại cho quốc gia về mọi mặt như gia
tăng các chi phí về mặt kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và xã hội, từ đó làm giảm năng suất lao động và hiệu quả kinh tế: BLGĐ tại Canada gây thiệt hại ước tính khoảng
1.6 tỷ đô la hàng năm trong khi tại Mỹ, con số này lên tới 67 tỷ đô la; tại New Zealand, thiệt hại gây ra do BLGĐ vào năm 1993 ước tính khoảng 1.2 tỷ đô la cao hơn cả lợi nhuận từ việc xuất khẩu lông cừu của nước này ( UNESCO Bangkok,2004 ) [72].
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 1
- Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình
- Các Mô Hình, Dịch Vụ Trong Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình
- Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Ngay ở những nước được coi là phát triển văn minh ở Châu Âu, Châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu đựng vấn nạn này. Có nhiều số liệu đáng ngạc nhiên liên quan đến bạo lực gia đình, chẳng hạn, khảo sát bởi nhóm tác giả Wodarski & Thyer (1998) cho thấy có khoảng 95% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ, có từ 3 đến 4 triệu phụ nữ Mỹ bị bạo lực mỗi năm bởi chồng và bạn tình, và khoảng 4/10 phụ nữ có khả năng bị một đối tác lạm dụng trong đời [70]. Những con số này chuyển đổi thành chi phí tài chính cho các doanh nghiệp Mỹ ở mức 3 tỷ đến 4 tỷ đô la một năm do mất thời gian, chi phí y tế tăng, doanh thu cao hơn và năng suất thấp (Glazer, 1993; Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ, 1992) [68]. Trong Khảo sát Bạo hành Gia đình Quốc gia (Gelles & Straus, 1988; Straus & Gelles, 1986), một số loại bạo lực vợ chồng đã được tìm thấy ở 16% số gia đình trong năm trước cuộc khảo sát và 28% các cặp vợ chồng đã báo cáo hôn nhân bạo lực tại một số điểm trong cuộc hôn nhân của họ [64]. Gelles và Straus (1990) ước tính tỷ lệ hàng năm của vụ tấn công thể chất trên vợ / chồng là 161 nạn nhân trên
1.000 cặp vợ chồng trong nghiên cứu của họ là 5.349 cặp vợ chồng. Tỷ lệ vợ bị đánh đập, được định nghĩa là một hoặc nhiều hành vi bạo lực gây nguy cơ nghiêm trọng dẫn tới chấn thương là 34 nạn nhân trên 1.000 cặp vợ chồng hoặc một ước tính khoảng 1,8 triệu người vợ bị thiệt hại nghiêm trọng mỗi năm ở Hoa Kỳ [65].
Dựa trên tổng kết tư liệu của các nước trên thế giới cho thấy trong suốt cả cuộc đời, người phụ nữ luôn có nguy cơ bị các dạng bạo lực khác nhau ( như bạo lực gia đình, hiếp dâm, bị quấy rối tình dục, ép buộc vào con đường mại dâm…) trong đó nhiều nhất và phổ biến nhất là bị BLGĐ do chồng/ bạn tình gây ra [56]. Điều tra của 48 nước trên thế giới, đã có khoảng 10 đến 69% phụ nữ trong mẫu điều tra báo cáo họ đã từng bị bạo lực về thân thể do chồng/bạn tình gây ra [69].
Nghiên cứu đa quốc gia về sức khoẻ phụ nữ và BLGĐ đối với phụ nữ do Tổ chức Y tế thế giới tiến hành tại 10 nước trên mẫu 24.000 phụ nữ từ 15 tuổi trở lên
cho thấy có khoảng từ 15 đến 71 phụ nữ cho biết đã từng bị ít nhất một trong các dạng bạo lực về thể chất hoặc tình dục do chồng gây ra. Cùng với đó nghiên cứu đã phát hiện được rằng mức độ phổ biến của các trường hợp phụ nữ từng bị bạo lực thân thể ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ chiếm từ 13 ở Nhật (số liệu thống kê của các thành phố) đến 61 ở Pêru (số liệu thống kê của các tỉnh). Cũng khảo sát trên cho thấy tại Thái Lan, 23 số phụ nữ từng có bạn tình ở Bangkok (số liệu thống kê của thành phố) đã báo cáo về việc họ có lúc đã bị bạn tình bạo hành về thân thể, còn ở Nakhonsavan, tỷ lệ này là 34 (số liệu thống kê của tỉnh). Tại Campuchia, cho thấy có 22 số phụ nữ từng kết hôn đã bị chồng họ hành hạ về thân thể, về tinh thần và/hoặc về tình dục. Mẫu đại diện toàn quốc về phụ nữ và nam giới ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 20 đến 64, có vợ hoặc chồng hay có bạn tình thường xuyên, cũng cho thấy có 34 phụ nữ trong số này đã từng bị chồng hoặc bạn tình đánh đập [87].
Năm 2020 chứng kiến trẻ em và phụ nữ là đối tượng bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong bối cảnh đại dịch Covit 19. Nhiều người phải đối mặt với bạo lực và môi trường sống không an toàn. Tỷ lệ bạo lực gia đình tăng từ 30 đến 300 ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó trẻ em và phụ nữ vừa là người chứng kiến vừa là nạn nhân. Giống như nhiều quốc gia khác, bạo lực gia đình tại Nhật Bản gia tăng trong giai đoạn phong tỏa, cách ly tại nhà. Tại Trung Quốc, số vụ bạo lực gia đình được trình báo ở một đồn cảnh sát tại thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc tăng gấp 3 lần vào tháng 2/2020 so cùng kỳ năm trước. Uỷ ban phụ nữ quốc gia Ấn Độ cho biết trong tuần đầu tiên hạn chế đi lại, nước này đã ghi nhận số vụ bạo lực gia đình tăng gấp đôi. Pháp cũng ghi nhận trường hợp gần tương tự với tỷ lệ tăng 30 tuần đầu phong toả. Ở Sydney (Úc), số vụ bạo lực tăng hơn 30 trong những tháng vừa qua so với cùng kỳ năm 2019 và số lượng tìm kiếm trên mạng internet liên quan đến nội dung hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tăng đến 75 . Bạo lực gia đình gia tăng ở Singapore trong thời gian giãn cách xã hội. Số liệu tại các nước châu Âu bị ảnh hưởng do đại dịch cũng tương tự như vậy [94].
Tóm lại, những nghiên cứu đánh giá thực trạng về mức độ phổ biến của BLGD đối với phụ nữ được thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới cho thấy tính phức tạp, đa dạng của các hình thức BLGĐ. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó không chỉ đối với riêng nạn nhân của BLGĐ mà còn là gia đình, cộng đồng và toàn
xã hội đến sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Từ đó đã chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng BLGĐ.
1.1.1.2 Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình
Pryke và Thomas (1998) đã phân tích các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình của nam giới: Những người đàn ông bạo lực cho rằng người phụ nữ là tài sản của họ và mối quan hệ gia đình là một vấn đề riêng tư, điều này nhấn mạnh sự hợp lý hóa rằng đàn ông có thể làm những gì họ sẽ làm. Đưa ra lỗi cho người phụ nữ cũng là một cách mà người đàn ông thường làm. Việc không có bữa ăn đã sẵn sàng, không có khả năng giữ trẻ yên lặng, không đảm bảo đáp ứng tình dục thường xuyên là nguyên nhân chính đáng để trừng phạt họ. Điều này cho thấy những mong đợi của người đàn ông về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Ngoài ra, khó khăn trong công việc, thất nghiệp, nợ nần hoặc một số thất vọng cá nhân cũng là những lý do phổ biến cho việc bạo lực. Lạm dụng rượu được đề cập bởi nhiều người đàn ông như là một lời giải thích, toàn bộ hoặc một phần, cho một hành động quá mức hoặc bất thường của họ [71].
Những nghiên cứu của các nhà nữ quyền Bhanot và Senn ( 2007) ; Dobash và Dobash ( 1979) ; Zosky (1999) cho rằng BLGĐ bắt nguồn từ sự phân bổ không công bằng về quyền lực giữa hai giới trong xã hội tồn tại hệ tư tưởng nam trị. Nam giới được coi có nhiều quyền tiếp cận với các nguồn lực và có quyền ra quyết định nhiều hơn nữ trong khi phụ nữ bị coi là công dân tầng lớp thứ hai và sống phụ thuộc vào nam giới. Nam giới sử dụng bạo lực gia đình như một cơ chế để duy trì quyền lực, sự kiểm soát và đặc quyền trong xã hội [58], [60], [88].
Lý thuyết về Bánh xe quyền lực và sự kiểm soát ( the power and control wheel) được phát triển từ mô hình can thiệp chống BLGĐ ở Duluth, Minnesota,Mỹ cũng nhấn mạnh đến việc nam giới là những người chồng dùng quyền lực như là một phương tiện để kiểm soát phụ nữ. Bánh xe quyền lực và sự kiểm soát mô tả mối quan hệ giữa bạo lực thể xác và bạo lực tình dục với các hành vi như đe doạ, ép buộc, dụ dỗ của người chồng đối với vợ. Các hành vi bạo lực chính là phương tiện để người chồng thực hiện và duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với người vợ, trong khi đó những yếu tố như say rượu hay ma tuý chỉ thúc đẩy hành vi bạo lực được thực hiện nhanh hơn chứ không phải là nguyên nhân của bạo lực. Chính quan điểm này của người chồng mới là nhân tố quyết định dẫn đến hành vi bạo lực chứ
không phải thái độ của người vợ là nguyên nhân vì đôi khi người vợ bị đổ lỗi cho việc họ trở thành nạn nhân và nhiều người cho rằng người vợ tự đẩy mình vào nguy cơ bị bạo hành [36].
Bạo lực gia đình không xảy ra ngẫu nhiên mà cũng không phải bất biến, nó xảy ra theo những chu kỳ có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này được Lenora Walker (1979) đã phân tích dựa trên kết quả nghiên cứu các nạn nhân của bạo lực đã đưa ra kết luận rằng, bạo lực được hình thành và phát triển theo một chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm ba giai đoạn chính : Giai đoạn 1 hình thành sự căng thẳng ( tension bulding phase) ; Giai đoạn 2 sự ngược đãi đánh đập nghiêm trọng xảy ra (acute battering episode) ; Giai đoạn 3 trăng mật ( the honeymoon phase ). Chu kỳ này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần và giải thích cho lý do tại sao nạn nhân vẫn tiếp tục sống trong bạo lực. Bạo lực có thể diễn ra một cách tồi tệ, nhưng sự hứa hẹn của người gây bạo lực cùng với đó là sự tha thứ của nạn nhân trong giai đoạn ― trăng mật‖ đã làm cho nạn nhân tin tưởng rằng mọi việc sẽ lại bình thường trở lại [36].
Cho dù rượu không phải là nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình nhưng đó là một yếu tố thúc đẩy quan trọng. Kết quả từ một báo cáo của Cục điều tra tội phạm Anh chỉ ra rằng 44 người gây bạo lực gia đình chịu ảnh hưởng của rượu và 12 bị ảnh hưởng bởi chất kích thích khi họ thực hiện các hành vi bạo lực thể xác. Nghiên cứu của Bộ Nội vụ Anh về người gây bạo lực gia đình với số mẫu là 336 chỉ ra rằng 73 số người tham gia nghiên cứu đã sử dụng rượu trước khi thực hiện hành vi bạo lực, trong đó 48 bị xem là phụ thuộc hoàn toàn vào rượu. Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người gây bạo lực mà uống rượu, đặc biệt là những người nghiện nặng thường gây bạo lực cho vợ hoặc bạn tình nghiêm trọng hơn khi họ không say rượu [20].
Phân tích kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về nguyên nhân của BLGĐ với phụ nữ cho thấy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng BLGĐ của nam giới gây ra với phụ nữ trên nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó cho ta cái nhìn vừa cụ thể vừa khái quát về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ với phụ nữ từ trước đến nay.
1.1.2 Các mô hình, dịch vụ trong phòng chống bạo lực gia đình
Trong đa số các trường hợp bạo lực, phụ nữ là nạn nhân chính. BLGĐ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tinh thần của phụ nữ, gây ra tình trạng bất
an trong cuộc sống của người phụ nữ và cản trở sự phát triển của họ vì phải luôn luôn sống chung một nhà với kẻ gây ra bạo lực. Nỗi lo sợ bạo lực làm giảm tính cơ động của phụ nữ và hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực và các hoạt động cơ bản của họ [81]. Nhận thấy những tác động tiêu cực đến phụ nữ bởi vấn nạn BLGĐ gây nên, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp can thiệp hỗ trợ cho phụ nữ - những nạn nhân chính của BLGĐ nhằm phòng chống, giảm thiểu và xoá bỏ tình trạng BLGĐ tại các quốc gia bằng nhiều cách khác nhau.
Tại Úc chính quyền thành lập mô hình can thiệp BLGĐ ( Family Violence Intervention Program – FVIP ) chủ động tiếp cận BLGĐ bằng nhiều cách. Mô hình này liên kết các hoạt động của cảnh sát, công tố, toà án và thi hành án, đồng thời điều phối các các cơ quan nòng cốt khác như cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ PCBLGĐ. Nội dung của mô hình này bao gồm: việc trừng phạt, ngăn chặn những người gây bạo lực hoặc có thể gây bạo lực; thành lập cơ chế để hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; đặc biệt yêu cầu những người gây BLGĐ tham gia chương trình tư vấn tâm lý. Việc triển khai mô hình được thể hiện thông qua việc tăng đều đặn về tỉ lệ người gây BLGĐ bị bắt từ 6 năm 1993 đến 30 năm 2003 - 2004. Số lượng các vấn đề liên quan đến BLGĐ được Sở Công tố công cộng xử lý tăng 464 trong vòng 8 năm từ 1998 đến năm 2006. Thêm vào đó, các vụ BLGĐ được xử lý thành công đã tăng từ 76 năm 2003 - 2004 lên 85 vào năm 2007 - 2008. Ngoài ra còn có mô hình an toàn tại nhà ( safe at home ) tại bang Tasmania, Úc thể hiện sự liên kết xét xử tội phạm để PCBLGĐ, trong đó sự an toàn của nạn nhân là mục tiêu quan trọng nhất. Nạn nhân không phải là người thực hiện việc PCBLGĐ mà chính là cảnh sát chịu trách nhiệm trừng phạt người vi phạm và đảm bảo nạn nhân không bị bạo lực từ người gây bạo lực nữa [76],[55].
Ở Mỹ có chương trình trợ cấp cho trường học (Campus Grant Program) tạo ra sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục trung học và đại học với tổ chức phi lợi nhuận để vận động cho nạn nhân ở cộng đồng và cơ quan pháp lý dân sự hoặc thẩm phán ở địa phương thực hiện quy trình và chính sách coi bạo lực đối với phụ nữ như một tội nghiêm trọng và xây dựng các chương trình dịch vụ cho nạn nhân để đảm bảo nạn nhân được bảo vệ an toàn, những người gây tội bị xét xử cũng như ngăn ngừa các loại hình thức tội phạm như thế [100]. Đặc biệt phải kể đến là mô hình Duluth - mô hình điển hình về chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình được hình thành bởi dự án
can thiệp BLGĐ ở Duluth, Minnesota ( Mỹ ). Mô hình này hoạt động dựa trên một cam kết rằng cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm đối với hành vi BLGĐ xảy ra ở địa phương mình. Mô hình này nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng đối với PCBLGĐ và đã trở thành mô hình tiêu biểu về biện pháp can thiệp đối với BLGĐ trên khắp thế giới đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu BLGĐ [1].
Đối với một số quốc gia ở Châu Á cũng triển khai hàng loạt các biện pháp, chương trình hành động để PCBLGĐ và bảo vệ nạn nhân BLGĐ. Philippines có luật chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ( VAWC ) được ban hành năm 2004. Ở Philippines đơn vị chính quyền nhỏ nhất gọi là barangay được trao quyền để tiếp cận và xử lý vụ BLGĐ ở địa phương. Đơn vị này thành lập các nguồn từ cộng đồng để tiếp cận vụ việc một cách dễ dàng. Từ năm 1995, Bộ Y tế Philippines và Trung tâm giải quyết khủng hoảng của phụ nữ (WCC) đã thử nghiệm một chương trình thân thiện với phụ nữ và nhạy cảm giới trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của chính phủ. Chương trình cung cấp hỗ trợ đối với nạn nhân của bạo lực đối với phụ nữ gồm : Tư vấn về y tế, tâm lý xã hội, pháp lý và hỗ trợ tài chính cũng như tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên chuyên môn y tế và người xây dựng chính sách. Bên cạnh đó, quỹ trung tâm giải quyết khủng hoảng Bathaluman ( BCCF) – một tổ chức phi chính phủ - cũng cung cấp trợ giúp cho phụ nữ và trẻ em về nơi tạm lánh, tư vấn, hỗ trợ về pháp lý và y tế, trị liệu nhóm, điều trị bằng lao động, giáo dục về tất cả vấn đề liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ. Cơ quan phát triển con người ( DPF ) Philippines điều hành dự án ― ứng phó cộng đồng đối với bạo lực đối với phụ nữ‖. Dự án hướng đến người đứng đầu là phụ nữ để tăng cường nhận thức cho họ về phòng ngừa BLGĐ, đồng thời huy động các cơ quan y tế và cơ quan có liên quan đến y tế công lập phủ ngoài công lập tham gia ứng phó với BLGĐ [78].
Nhìn chung, nhiều mô hình dịch vụ CTXH trong PCBLGĐ tại các quốc gia trên thế giới đã được triển khai rộng khắp ở mọi cấp độ trên nhiều lĩnh vực và ghi nhận những kết quả tích cực.
1.1.3 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực
Các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cho thấy đối với phần lớn bạo lực chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình, người gây ra bạo lực thường là người chồng, bạn tình hoặc chồng cũ/ bạn tình cũ, hay những người đàn ông quen biết của phụ nữ ( WHO, 1998) [86].“ Nếu chúng ta muốn giảm nạn bạo lực, xung đột và chiến
tranh, nếu chúng ta muốn hoà bình, nếu chúng ta muốn các mối quan hệ trở nên có ý nghĩa, và nếu chúng ta thực sự muốn có sự phát triển lành mạnh chúng ta sẽ phải hiểu về đàn ông và tính cách đàn ông và phát triển mối quan hệ giữa các bé trai/đàn ông và các bé gái/phụ nữ để đạt được những điều trên. Phụ nữ có thể và có lẽ phải dẫn đầu phong trào này nhưng số đông nam giới phải được tham gia vào” Đó là thông điệp mà nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng của Ấn Độ - Kamla Bhasin muốn nhắn gửi [31]. Qua đó chúng ta thấy được rằng các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động trong lĩnh vực giới, bạo lực gia đình trên thế giới đều đề cao đến vai trò của nam giới trong việc ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng BLGĐ.
Ngay từ trong lịch sử hoạt động nghề CTXH của những thập kỷ trước làm việc với nam giới đã là một lĩnh vực không còn xa lạ được các nhà hoạt động CTXH khi đã đề cao xây dựng triển khai các mô hình dịch vụ với nam giới nhằm giảm thiểu và chấm dứt hành vi BLGĐ.
Dịch vụ tham vấn tâm lý, nhóm tác giả Jullie Pryke và Martin Thomas đã tổng hợp các chương trình làm việc với người gây bạo lực – nam giới được biên soạn bởi dự án CHANGE tại Đại học Stirling (1996). Nó liệt kê hơn 30 dự án từ khắp nơi trên nước Anh như : Đề án West Yorkshire; Dự án Worth ở Keighley; Dự án CHANGE ở Scotland; Dự án The Derby IMPACT; Dự án Kirklees MAN… Trong đó có các chương trình cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân và điều trị cặp đôi để bổ trợ cho một chương trình nhóm (bao gồm cả tư vấn riêng cho nạn nhân). Một vài dự án cung cấp dịch vụ tư vấn như là một điểm đầu tiên của việc thu thập thông tin và có thể giới thiệu về các chương trình hoặc dịch vụ cụ thể. Làm việc theo nhóm là phương pháp chủ yếu được các chương trình sử dụng. Rò ràng là có những kết quả tiềm năng tốt hơn trong làm việc với các nhóm đàn ông hơn là làm việc 1-1 đơn thuần. Các nhà tổ chức chương trình cho rằng duy trì các nhóm có hiệu quả hơn trong việc mở khóa cảm xúc và sự phòng ngự và giúp người đàn ông cân nhắc các chiến lược thay thế để đối phó với khuynh hướng bạo lực của họ. Dự án Worth ở Keighley ở West Yorkshire nhận định : ―Chúng tôi cho rằng bạo lực là trách nhiệm của nam giới và điều quan trọng là thách thức trong việc thay đổi thái độ và niềm tin cơ bản nằm sau bạo lực và điều này khiến chúng tôi phải tìm kiếm tại các vấn đề bất bình đẳng giới trong quyền lực‖ (Dự án Worth 1991). Hiệp hội Nhà ở Tây Yorkshire, kết hợp với dịch vụ quản chế West Yorkshire (sau đây gọi là chương