Thực Trạng Ngành Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình Trước Những Năm Tái Lập Tỉnh (1976 - 1992)


hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Chỉ thị đã vạch ra phương hướng phát triển du lịch, và yêu cầu các cấp ủy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác du lịch, đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển Đảng và các đoàn thể nhân dân trong ngành du lịch.

Bên cạnh đó, cùng với việc định hình cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, ngày 17-4-1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 171/TTG về việc thành lập các Sở du lịch ở một số địa phương có tiềm năng lớn về du lịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh có được những cơ quan chuyên biệt quản lý, nghiên cứu về du lịch, từ đó sẽ có những chính sách đúng đắn, kịp thời cho ngành kinh tế du lịch của từng địa phương. Năm 1995 Nhà nước ta chính thức phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010”. Bản quy hoạch ra đời đã tạo điều kiện cho các tỉnh có thế mạnh về du lịch tăng cường sự chỉ đạo của Đảng bộ địa phương, lập kế hoạch phát triển du lịch, thu hút đầu tư…

Chính vì thế trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (06 - 1996) Đảng ta tiếp tục đề ra những phương hướng phát triển du lịch: “Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, thương mại vận tải… Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [12, tr.89].

Điều quan trọng và rất cần thiết là Đảng đã chỉ thị việc tăng cường sự lãnh đạo với công tác du lịch và chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường quản lý, ban hành sửa đổi và bổ sung các chính sách, pháp luật có liên quan tới du lịch, làm cho du lịch phát triển mạnh và bền vững trong thời kỳ mới. Tại Đại hội lần thứ VIII Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế du lịch 5 năm 1996 - 2000 là: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ


tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại hình du lịch” [59, tr.388].

Để thúc đẩy du lịch phát triển, Đảng chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch. Nhà nước tiến hành cổ phần hóa một số khách sạn hiện có để có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư cải tạo nâng cấp chúng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tháng 02 - 1999 “Pháp lệnh Du lịch” được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và ban hành. Pháp lệnh du lịch ra đời đánh dấu bước chuyển biến quan trọng về cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch ở nước ta; vừa xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, vừa thể hiện quyết tâm, ý chí của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển tương xứng với vị trí của nó trong giai đoạn mới. Đó là một điều kiện tốt và có thể coi là nguồn lực then chốt để phát triển kinh tế du lịch.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thi chúng ta khuyến khích, tạo những điều kiện thuận lợi để liên doanh xây dựng các khu du lịch, các khách sạn lớn có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho đối tượng khách thu nhập cao. Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ngành du lịch đã thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đến hết năm 2000, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành du lịch được cấp phép, với tổng vốn đăng ký là 5,78 tỷ USD [17, tr.342].

Trên cơ sở Nghị quyết 45/CP của Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về quản lý hoạt động du lịch như: Quy chế quản lý cơ sở lưu trú dịch vụ, Quy chế quản lý lữ hành, Quy chế hướng dẫn viên du lịch, Quy chế về hoạt động thanh tra du lịch, cấp giấy phép hoạt động…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nhà nước cũng đã khuyến khích, cho phép nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp công lập và dân lập mở chuyên ngành đào tạo có liên quan đến ngành du lịch. Điều này đã góp một phần rất lớn vào việc nâng cao nguồn nhân lực cho ngành du lịch nước ta.


Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 6

Tổng cục Du lịch cũng đã phối hợp với các sở Du lịch, sở Thương mại - du lịch và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền kiểm tra để hạn chế những mặt tiêu cực trong kinh doanh du lịch như mại dâm, ma túy, ô nhiễm môi trường… đưa hoạt động du lịch dần vào kỷ cương, nề nếp nhờ đó góp phần duy trì và nâng cao chất lượng và uy tín của du lịch Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến Việt Nam.

Nếu năm 1990 cả nước chỉ đón hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế thì năm 2007 đã đón được hơn 4 triệu lượt, phục vụ hơn 20 triệu lượt khách du lịch nội địa, vươn lên vị trí top 5 các nước có kinh tế du lịch phát triển trong khu vực Asean [70]. Du lịch phát triển đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Tại Chỉ thị 46/CT- TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII tháng 10 năm 1994 đã khảng định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.

Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (04 - 2001) Đảng ta tiếp tục đề ra đường lối, chính sách, kịp thời để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và quyết tâm đưa du lịch “thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” bên cạnh đó chúng ta không chỉ dừng lại ở số lượng mà phải chủ trương nâng cao hơn nữa chất lượng, quy mô và hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch mà chúng ta có lợi thế như: tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, làm sao để sớm đạt trình độ du lịch ngang tầm với các nước trong khu vực. Đại hội cũng đã đưa ra định hướng phát triển cho ngành du lịch giai đoạn 2001 - 2005 là: “xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [13, tr.178].

Chủ trương phát triển du lịch, Đảng ta luôn đề cao phát huy nội lực, bên cạnh đó tăng cường việc liên kết với các nước trong hoạt động du lịch nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực. Thời gian qua ngành du lịch đã tăng cường mở rộng hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế trên tất cả lĩnh vực song phương và đa


phương. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Để thực hiện chủ trương đó, Đại hội IX cũng đã đưa ra một số các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch như: Cần quán triệt, tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, nhận thức rõ vai trò, vị trí và tác dụng nhiều mặt của du lịch, tạo điều kiện cho du lịch phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có chiến lược để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Tăng cường xây dựng các cơ sở dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, đồng thời đầu tư khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, văn hóa, văn nghệ dân gian, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta từng bước hoàn thiện chính sách, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương và đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Nhà nước. Chú trọng chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, Nhà nước đầu tư và tạo điều kiện để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, cu trú, đi lại, tạo thuận lợi cho hoạt động tham quan, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh lịch sự. Có chính sách khuyến khích cộng đồng cư dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch. Phải tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, giảm giá dịch vụ, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế để làm cho ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh, sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước phát triển ở trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng.

Để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng cục du lịch đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, hàng không Việt Nam, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện để xúc


tiến du lịch trong nước và nước ngoài. Các đơn vị, các địa phương đã tích cực chủ động tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế để quảng bá thu hút khách du lịch và vốn đầu tư. Hàng chục triệu ấn phẩm, sách hướng dẫn, băng video và đĩa CD-ROM được phát hành để giới thiệu về đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Có thể nói, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch phải được thực hiện sâu rộng ở trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, thường xuyên, tập trung vào các thị trường trọng điểm để mở rộng thị trường. Việc thành lập các Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường du lịch tiềm năng là rất cần thiết. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo trong nước với nước ngoài, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, từng bước xây dựng đội ngũ lao động và quản lý có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, đường lối của Đảng chỉ đạo các địa phương Đảng có những định hướng cụ thể với mục đích làm sao để các vùng, miền có khả năng khai thác tối đa thế mạnh của mình theo cơ chế kinh tế mở gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực. Vì vậy tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (04 - 2006) Đảng chủ trương phát huy thế mạnh của mỗi vùng trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng và “Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thông, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông” [14, tr.201]. Trong phần phương hướng Đại hội cũng chỉ ra phải “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [14, tr.202].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, việc thể chế hóa chủ trương, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật liên qua đến du lịch đã được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Tạo khung pháp lý cho các cơ quan Nhà nước, các ban ngành liên quan tổ chức thực hiện phát triển kinh tế du lịch. Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển như:


Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008.

Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2008, con số đó đạt 64.000 tỷ đồng [70].

Tóm lại, với đường lối đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, có thể thấy rằng phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Hoạt động du lịch đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện quan điểm của Đảng, hàng loạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch du lịch trên cả nước, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với sự độc đáo của từng địa phương, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, làm sao để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng đang có. Tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình quán triệt và vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của địa


phương nhằm dưa du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.

2.2. Thực trạng ngành kinh tế du lịch Ninh Bình trước những năm tái lập tỉnh (1976 - 1992)

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn, ngày 7-1-1992 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra các quyết định về thành lập Ban Chỉ đạo chia tách tỉnh, thành lập các tiểu ban: Tổ chức và cán bộ, phân chia tài sản, phân vạch địa giới… Tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lý, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình vào thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà Nam Ninh (tháng 2- 1976), diện tích tự nhiên 1.386 km2, gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (5 huyện và 2 thị xã), số dân toàn tỉnh 823.496 người [55, tr.116].

Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Nhưng trước những năm 1992, hoạt động của du lịch Ninh Bình (Hà Nam Ninh cũ) chưa phát triển, kinh doanh du lịch hầu như chưa được chú trọng. Các loại hình du lịch nghèo nàn, hoạt động mang tính bị động và tự phát nên hiệu quả còn quá thấp. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động triển khai công cuộc đổi mới, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm. Trong đó tập trung mọi nguồn lực các thành kinh tế thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Cho nên Đảng bộ tỉnh chưa chú tâm tới việc khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch thấp. Có thể nói hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nam Ninh chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Việc tổ chức khai thác, quản lý tài nguyên còn thiếu khoa học, chồng chéo, chưa có một kế hoạch cơ bản, lâu dài và chưa gắn việc khai thác với bảo vệ tôn tạo. Mặt khác việc xã hội hóa du lịch trong dân cư, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, nguồn vốn… cũng góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên du lịch của Hà Nam Ninh, hạn chế hiệu quả nhiều mặt của du lịch nơi đây [21, tr.208].

Ở vùng Hà Nam Ninh, Ninh Bình được biết đến với nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên nối tiếng. Bên cạnh đó còn là vùng đất của những triều vua dựng


nghiệp nối danh và của văn hóa truyền thống. Mảnh đất này cũng lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc, đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị lớn. Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Nhưng Ninh Bình trước những năm 1992 hoạt động du lịch chủ yếu là tham quan, thắng cảnh. Dịch vụ lưu trú của tỉnh còn sơ sài, ít ỏi để có thể hấp dẫn khách du lịch nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Toàn tỉnh Ninh Bình chỉ có duy nhất một khách sạn Hoa Lư do Công ty du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ [68, tr.47]. Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống cũng chưa khai thác được các yếu tố đặc trưng của địa phương đến với du khách. Dịch vụ mua sắm cũng ít được thực hiện vì những sản phẩm được bày bán không đặc sắc, không ấn tượng. Ngoại lệ kể đến hàng thêu, ren của Vân Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình) được khách mua tại chỗ khi tham quan Tam Cốc - Bích Động và hàng làm từ cói ở Phát Diệm. Công tác quảng bá xúc tiến hầu như không được đầu tư và chỉ đạo, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Khả năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế không đáp ứng nhu cầu phục vụ khách và không có khả năng tiếp, quảng bá cho dịch vụ của đơn vị mình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động của du lịch Ninh Bình (Hà Nam Ninh cũ) chưa phát triển. Đó là kinh tế lúc đó còn nhiều khó khăn, các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương trong đó có du lịch đều được bao cấp từ nguồn chi ngân sách. Bên cạnh đó là cách nhìn nhận của các cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương về hoạt động du lịch, về khai thác tài nguyên du lịch tại địa phương mình để có thể đầu tư vào lĩnh vực này. Bước vào năm 1986, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh nói chung, khu vực Ninh Bình nói riêng thực hiện chính sách đổi mới, chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là một quá trình gay go và phức tạp với sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái năng động sáng tạo và cái bảo thủ trì trệ, giữa cái tích cực với cái tiêu cực. Nhìn tổng quát giai đoạn đầu của quá trình đổi mới ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hà Nam Ninh nói riêng các kết quả về phát triển kinh tế chưa lớn, tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ này chưa cao như mong muốn, thậm chí những năm 1987 - 1989 là thời kỳ lạm phát cao nhất của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Hà Nam Ninh nói riêng.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí