Chính sách tín dụng đối với cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 7

thể cung cấp nguồn vốn vay dài hạn và có quy mô lớn hơn mà không phải chịu áp lực từ sức ép nợ xấu.

Liên kết giữa ngân hàng và công ty tài chính, các quỹ đầu tư nước ngoài: Cho vay BĐS là nhu cầu vốn trung, dài hạn trong khi các ngân hàng là nơi cung cấp chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn, ít rủi ro và nhanh thu hồi vốn hơn. Vì thế, khai thác các khoản vay trung và dài hạn từ các định chế tài chính, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giải quyết phần nào bài toán về vốn.

Liên kết giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm: Việc liên kết giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm sẽ góp phần gia tăng nguồn vốn huy động được của ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro hơn cho ngân hàng khi thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm bản thân nó chính là hoạt động quản trị rủi ro, sự liên kết nếu có giữa hai định chế tài chính như vậy sẽ tạo nên sức mạnh mới cho cả ngân hàng lẫn công ty bảo hiểm về chất lượng hoạt động và quy mô thị trường. Vấn đề còn lại chính là mô hình liên kết phải làm sao tạo nên sự hài lòng hơn đối với khách hàng bởi chính khách hàng sẽ là người quyết định có dùng dịch vụ do ngân hàng và công ty bảo hiểm liên kết hay không. Ví dụ như ABbank mua bảo hiểm cho sản phẩm YOUhousePlus - “cho vay trả góp mua nhà, đất”, khi có sự cố xảy ra, công ty bảo hiểm Prevoir (Pháp) tại Việt Nam – đơn vị mà ABbank đã liên kết sẽ thanh toán khoản nợ còn lại của khách hàng cho ngân hàng.

2.2. Về tổ chức thực hiện chính sách

2.2.1. Nâng cao và đào tạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực BĐS

Các ngân hàng hiện nay, hầu như không quan tâm lắm đến việc đào tạo nhân lực chuyên môn về bất động sản, việc cho vay đối với lĩnh vực bất động sản hay thẩm định, định giá bất động sản đều do các bộ tín dụng, phòng tín dụng, phòng thẩm định tín dụng thực hiện.

Trong khi đó, bản thân cán bộ tín dụng lại không có kiến thức lẫn kinh nghiệm về việc định giá bất động sản, về khả năng đánh giá nhận định xu

hướng phát triển của thị trường bất động sản, ... do đó, rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản có thể xảy ra.

Cùng với việc phát triển của nền kinh tế, tính cạnh tranh và rủi ro thị trường ngày càng tăng, điều này đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên có chính sách đào tạo cho nhân viên về lĩnh vực bất động sản và nên có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này để nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường bất động sản, các sản phẩm nào về bất động sản đang tăng giá, giảm giá hoặc có xu hướng bảo hòa, ... làm cơ sở để cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay.

Việc đào tạo cán bộ chuyên sâu cần thực hiện từ cơ chế tuyển dụng cho đến cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ cơ quan cũng như với đối tác trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu quả cung ứng dịch vụ này. Việc đào tạo có thể thực hiện dưới hình thức tự đào tạo, liên kết gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, thậm chí trao đổi cán bộ (kể cả cấp thực hiện và cấp lãnh đạo) hay thuê chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Ngoài ra, cần thiết phải xây dựng tác phong chuyên nghiệp cho cán bộ tín dụng nói riêng và nhân viên ngân hàng nói chung.

2.2.2. Tạo lập và khai thác nguồn dữ liệu về tín dụng bất động sản của ngân hàng.

Chính sách tín dụng đối với cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 7

Hiện nay, hoạt động tín dụng BĐS của ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay nói chung của các ngân hàng chủ yếu là cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đây sẽ là rào cản lớn cho sự cạnh tranh của các ngân hàng trong tương lai, mặt khác, xu hướng mới trong đánh giá khách hàng là khả năng trả nợ của khách hàng chứ không đơn thuần dựa vào tài sản bảo đảm (tài sản bảo đảm chỉ là một bộ phận thứ yếu trong tổng thể hồ sơ xét duyệt khoản vay của ngân hàng mà thôi).

Vì thế, ngân hàng nên tạo lập và sử dụng nguồn số liệu thu thập được về khách hàng vay vốn liên quan đến BĐS, nguồn dữ liệu này sẽ là cơ sở để ngân hàng theo dõi, thống kê, chấm điểm, ... đối với từng khách hàng. Những việc làm đó không chỉ giúp cho ngân hàng xét duyệt khoản vay nhanh hơn, hạn chế rủi ro hơn mà thông qua đó, ngân hàng chủ động sàng lọc khách hàng, chủ động hướng tới khách hàng thay vì chờ đợi thụ động khách hàng tìm đến ngân hàng như hiện nay.

Thông qua hệ thống dữ liệu theo dõi về khách hàng, ngân hàng có thể tìm ra các khách hàng tiềm năng, các khách hàng đang, sẽ là người có nhu cầu về BĐS để tìm kiếm, tiếp thị sản phẩm tín dụng BĐS của ngân hàng cho khách hàng đó.

Xây dựng được hệ thống nghiên cứu, cung cấp thông tin nội bộ cũng như mở rộng các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin với các đối tác cung cấp dịch vụ tương tự là cần thiết.

Để làm được như vậy thì ngân hàng cần có một nền tảng hạ tầng thông tin hiện đại để hỗ trợ việc nghiên cứu, thu thập, chia sẻ thông tin nội bộ cũng như với bên ngoài. Bên cạnh đó phải thường xuyên cập nhật, nâng cao cơ sở hạ tầng thông tin cho bắt kịp và phù hợp với thị trường.

2.2.3. Ứng dụng công nghệ tin học ngân hàng trong việc quản lý các khoản cho vay bất động sản.

Trong hoạt động cho vay BĐS, liên quan đến việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, định giá tài sản bảo đảm, theo dõi quá trình thu hồi nợ, trả nợ của khách hàng, ... Những điều đó, cần thiết phải xây dựng một chương trình tổng thể chung cho việc đánh giá khách hàng, việc này đòi hỏi phải có sự ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình quản lý các khoản cho vay, từ đó việc đánh giá cho điểm khách hàng vay vốn liên quan đến BĐS liên tục được đánh giá lại theo sự biến động của thị trường và hoàn cảnh mới của

khách hàng, từ đó ngân hàng chủ động hơn trong việc hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng BĐS.

2.2.4. Nâng cao khả năng đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro của ngân hàng

Cần có sự phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng vay đầu tư BĐS để đánh giá mức độ rủi ro phù hợp và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, phù hợp.

Tăng cường công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: thực hiện tốt việc này, các ngân hàng sẽ hạn chế được việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hàng vay.

Để đảm bảo sự vận hành có hiệu quả, hệ thống quản lý rủi ro cần hội tụ đủ các yếu tố sau:

- Có chiến lược rõ ràng, cụ thể về quản lý rủi ro và có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, liên tục của Ban lãnh đạo đối với việc thực hiện chiến lược này.

- Xây dựng được hệ thống quy trình, thủ tục và bộ máy quản lý rủi ro rõ ràng, minh bạch, trong đó phân định rõ trách nhiệm giám sát, xử lý rủi ro và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống khi tham gia xử lý rủi ro.

- Hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ mạnh.

Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc khai thác thông tin thị trường, thông tin khách hàng sẽ cho phép phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, đảm bảo hiệu quả của quản lý và phòng ngừa rủi ro.

KẾT LUẬN


Hoạt động tín dụng BĐS của các NHTM có liên quan mật thiết đến thị trường BĐS. Để hoạt động này đạt hiệu quả và phát triển bền vững, có tác động tốt đến sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS ở các NHTM Việt Nam là rất quan trọng. Trải qua một vài năm phát triển hoạt động cho vay này, chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS đã có nhiều thay đổi, tiến bộ và phù hợp hơn với nhu cầu cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ta thấy chính sách này hiện nay vẫn chứa đựng những bất cập và khó khăn đối với cả ngân hàng và khách hàng. Do đó, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS cần phải được thực hiện để nâng cao hiệu quả tín dụng BĐS của các NHTM.

Các giải pháp được đề xuất ở đây gồm:

Các giải pháp vĩ mô: các cơ quan quản lý Nhà nước cần thúc đẩy thị trường BĐS chuyên nghiệp; hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các chỉ số về thị trường BĐS; hoàn thiện, minh bạch hóa và chuẩn hóa các điều kiện về tài sản đảm bảo, lãi suất, thủ tục hành chính. Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động cho vay BĐS, phân định rõ tín dụng BĐS để có những chính sách điều chỉnh phù hợp, xây dựng và áp dụng chính sách tiền tệ hiệu quả.

Các giải pháp về phía các NHTM để hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS thì phải: kiến nghị kịp thời và thường xuyên; nắm bắt nhu cầu khách hàng, xây dựng quy chế cho vay riêng đối với lĩnh vực BĐS; xây dựng và tách biệt chính sách kích cung BĐS với chính sách kích cầu BĐS; lập sơ đồ đầu tư chiến lược dài hạn đối với BĐS; thành lập phòng thẩm định, quy trình định giá BĐS gắn với thị trường; xây dựng các loại hình cho vay hiệu quả mới.

Những vấn đề chung nhất về chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS của các NHTM Việt Nam hiện nay đã được khóa luận đề cập đến. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp, tôi chỉ trình bày những hiểu biết của mình để giúp các bạn đọc có một cái nhìn toàn cảnh về chính sách tín dụng đối với cho vay BĐS của các NHTM Việt Nam hiện nay cũng như đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách tín dụng BĐS trong thời gian tới cho các NHTM Việt Nam. Vì tầm hiểu biết còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, sự quan tâm của bạn đọc, sự tham khảo và bổ sung cho khóa luận sẽ là rất cần thiết đối với sự tiến bộ của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách và tài liệu nghiên cứu khoa học

1. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Cẩm nang tín dụng.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng, trang 61-88

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Học viện Tài chính, Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, NXB Tài chính, trang 48-49.

4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình NHTM, NXB Thống kê, trang 343-351.

5. PGS.TS Mai Văn Bạn (2009), Đại học Thăng Long, Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, NXB Tài chính, trang 101-103.

6. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Đại học Công nghiệp TPHCM, Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê, trang 152-162.

7. Peter S.Rose (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, trang 734-740.

II. Các văn bản luật

1. Công văn 5659/NHNN-CSTT ngày 25/6/2008 của Thống đốc NHNN về báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng.

2. Luật các Tổ chức tín dụng.

3. Luật kinh doanh BĐS ngày 29/6/2006 và nghị định số 153/2007/NĐ- CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS.

4. Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

5. Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay đối với khách hàng.

6. Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 về việc ban hành quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

7. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của tổ chức tín dụng.

8. Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Thống đốc NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

III. Các website

1. http://www.baomoi.com/Info/Bat-dong-san-vung-trung-tin-dung-ngan- hang/147/3787353.epi

2. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=66624

3. http://vneconomy.vn/2008111809416624P0C6/739-du-no-cho-vay-bat- dong-san-tap-trung-tai-tphcm-va-ha-noi.htm

4. http://nguoilanhdao.com.vn/Details/bat-dong-san/tin-dung-bat-dong- san-het-cua/32/54900.star

5. http://www.bsc.com.vn/News/2010/3/20/85580.aspx

6. http://www.diaoconline.vn/tinchitiet/57/19642/lai-suat-cao-nhieu- doanh-nghiep-bds-xay-dung-gap-kho/

7. http://vneconomy.vn/20081006092652840P0C17/an-so-quan-he-giua-ngan-hang-va-bat-dong-san-tai-viet-nam.htm

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí