Nghiên cứu của Maelah và Ibrahim (2007) tại các công ty sản xuất ở Malaysia cho rằng sự hỗ trợ của DN có tác dụng tích cực đến việc áp dụng phương pháp ABC trong DN. Sự hỗ trợ của DN bao gồm các hỗ trợ từ ban giám đốc và các phòng ban khác (ngoài phòng tài chính kế toán) trong DN.
Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2002) đã tìm hiểu 18 dự án áp dụng phương pháp ABC trong hai DNSX ô tô và phỏng vấn các thành viên trong nhóm ABC. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gắn kết của nhóm thực thi phương pháp ABC là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của mô hình này trong DN.
(3) Nhóm nhân tố về khả năng tài chính
Nghiên cứu của Ríos-Manríquez và cộng sự (2014) khi so sánh các DN áp dụng phương pháp ABC và không áp dụng ABC tại các DN nhỏ và vừa tại Mexico đã cho rằng áp dụng phương pháp ABC DN phải đầu tư về nguồn lực nhiều hơn so với phương pháp xác định chi phí truyền thống. Một trong những khó khăn khi bắt đầu áp dụng phương pháp ABC chính là áp lực về thời gian. Các nhân viên phải dành thời gian để học tập, nghiên cứu và triển khai áp dụng phương pháp ABC nhưng cũng đồng thời phải xử lý các công việc cũ còn tồn đọng. Các nhân viên cũng có thể phải đồng thời kiêm nhiệm nhiều công việc khác dẫn đến việc thiếu thời gian làm việc hoặc không hoàn thành công việc được giao (Amrik và Walter, 1998; Deivnaga, 2011).
Việc triển khai áp dụng phương pháp ABC đòi hỏi phải phân tích khối lượng dữ liệu lớn nên DN cần trang bị hệ thống máy tính phù hợp trên cả hai mặt là phần cứng và phần mềm. Bên cạnh đó, không phải DN nào cũng có hiểu biết sâu rộng và xây dựng được quy trình áp dụng phương pháp ABC phù hợp nên DN cần đầu tư nguồn lực để thuê chuyên gia tư vấn triển khai, chi phí huấn luyện và các chi phí phát sinh khác.
Hạn chế về khả năng tài chính khiến DN không thể đầu tư vào công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cũng như không thể thuê các chuyên gia tư vấn triển khai có thể là nhân tố gây trở ngại lớn cho các DN khi triển khai áp dụng phương pháp ABC. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hưng (2016) cũng ủng hộ quan điểm khả năng tài chính có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN.
(4) Nhóm nhân tố về trình độ của đội ngũ kế toán
Đội ngũ kế toán là những người trực tiếp thực hiện phương pháp ABC, lập các báo cáo và cung cấp thông tin cho người sử dụng. Do vậy, khả năng và trình độ cũng
như kinnh nghiệm của đội ngũ kế toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016) và Đặng Nguyên Mạnh (2019) cho rằng trình độ của kế toán và khả năng tác nghiệp, sử dụng các phương pháp kế toán quản trị chi phí sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong mỗi DN.
(5) Nhóm nhân tố về trình độ sản xuất của DN
Trình độ sản xuất của DN thể hiện qua việc chuẩn hóa các quy trình sản xuất, xây dựng được hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành, xây dựng được định mức sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, trình độ sản xuất còn được thể hiện thông qua việc không ngừng vận dụng các ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất và quản lý. Tác giả Hansen và Mowen (2006) trong cuốn sách “Cost Management: Accounting and Control” (tạm dịch là Quản trị chi phí: Kế toán và kiểm soát) cho rằng khi ứng dụng công nghệ sẽ nâng cao được số lượng và chất lượng thông tin cung cấp. DN có trình độ sản xuất cao sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xác định các trung tâm chi phí, các loại hoạt động và các tiêu chí để phân bổ chi phí. Do vậy, trình độ sản xuất của DN càng phát triển thì khả năng áp dụng thành công phương pháp ABC càng cao.
Nghiên cứu của tác giả Liu và Pan (2011) tại Công ty điện Xu Ji cũng cho thấy việc triển khai phương pháp ABC trong kế toán đòi hỏi sử dụng hàm lượng thông tin lớn và cần được cập nhật liên tục. Do vậy, tin học hóa hệ thống kế toán DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp ABC.
Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC tại các DN nhỏ và vừa tại Sebia của tác giả Kaličanin, D. and Knežević, V. (2013) cho thấy hầu hết các công ty đều cần một hệ thống chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp ABC không thích hợp cho các DN có quy trình sản xuất đơn giản, sản phẩm ít chủng loại và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ.
(6) Nhóm nhân tố về văn hóa DN
Nghiên cứu điển hình về việc áp dụng thành công phương pháp ABC tại Công ty điện Xu Ji của tác giả Liu và Pan (2011) cho thấy vai trò quan trọng của nhân tố văn hóa DN. Công ty điện Xu Ji thể hiện một ý thức mạnh mẽ về văn hóa tổ chức từ trên xuống. Các Giám đốc điều hành cũ và đương nhiệm rất muốn thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo và các kỹ thuật quản lý tiên tiến của phương Tây, như các giá trị kinh tế, KPI, 6-sigma
và ABC. Sự thúc giục từ trên xuống này tạo hiệu quả khá tốt trong các giai đoạn đầu của việc triển khai phương pháp ABC.
Tác giả Moisello (2012) khi nghiên cứu về sự phát triển của các chức năng trong mô hình ABC cho rằng để có thể áp dụng thành công phương pháp ABC, DN cần có khả năng thực hiện đổi mới. Trong đó khả năng thực hiện đổi mới của DN lại phụ thuộc vào văn hóa DN. Một DN có văn hóa sẵn sàng đổi mới và cơ cấu tổ chức linh hoạt sẽ là tiền đề hỗ trợ cho quá trình triển khai một phương pháp mới hiệu quả. Nghiên cứu của Anderson (1999) hay nghiên cứu của Nguyễn La Soa, (2018) cũng ủng hộ quan điểm văn hóa hỗ trợ khả năng vận dung thành công phương pháp ABC trong DN.
(7) Nhóm nhân tố về mức độ hữu ích của thông tin kế toán trong quản trị DN
Nghiên cứu của Maelah và Ibrahim (2007) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC cho 108 DNSX tại Malaysia. Kết quả cho thấy có 36% số DN khảo sát đã và đang áp dụng phương pháp ABC trong kế toán chi phí. Hơn nữa, phần lớn các DN vẫn đang trong giai đoạn đầu, mới triển khai áp dụng phương pháp ABC. Nghiên cứu tìm ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê của mức độ hữu ích của thông tin kế toán đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN.
(8) Nhóm nhân tố về áp lực cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh là nhân tố môi trường có tác động đến việc triển khai phương pháp ABC. Mức độ cạnh tranh có thể được đánh giá bằng cách quan sát các đối thủ cạnh tranh hoặc qua tỷ lệ doanh thu xuất khẩu, vì họ cho rằng các DN có tỷ lệ DN xuất khẩu cao sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn các DN tiêu thụ nội địa. Các DN có phạm vi xuất khẩu rộng thì sẽ có khuynh hướng triển khai một phương pháp hiện đại như kế toán ABC (Abusalama, 2007; Al-Omiri và Drury, 2007).
Nghiên cứu về chi phí sản phẩm, các tác giả gợi ý rằng khi DN chịu áp lực cạnh tranh cao thì nhu cầu về thông tin trở nên quan trọng và cần thiết đối với các DN. Một hệ thống thông tin thu được từ phương pháp kế toán truyền thống sẽ không còn phù hợp và hữu ích đối với các quyết định quản lý bởi sự sai lệch về bản chất thông tin, đặc biệt là thông tin chi phí. Để cạnh tranh với các đối thủ, các DN có xu hướng triển khai các phương pháp hiện đại như ABC (Cooper và Kaplan, 1987; Coopler, 1988).
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong DN
Nhóm nhân tố | Các nghiên cứu tiêu biểu | |
1 | Nhóm nhân tố về mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo | Teemu (1997), Anderson và Young (1995), Amrik và Walter (1998, Henrik và Erling (2011), Ríos-Manríquez và cộng sự (2014), Nguyễn Việt Hưng (2016) |
2 | Nhóm nhân tố về khả năng truyền thông | Liu và Pan (2011), Ríos-Manríquez và cộng sự (2014), Maelah và Ibrahim (2007), Anderson và cộng sự (2002) |
3 | Nhóm nhân tố về khả năng tài chính | Ríos-Manríquez và cộng sự (2014), Amrik và Walter (1998), Deivnaga (2011), Nguyễn Việt Hưng (2016) |
4 | Nhóm nhân tố về trình độ của đội ngũ kế toán | Trần Ngọc Hùng (2016) và Đặng Nguyên Mạnh (2019) |
5 | Nhóm nhân tố về trình độ sản xuất của DN | Hansen và Mowen (2006), Liu và Pan (2011), Knezevic và Mizdrakovic (2010) |
6 | Nhóm nhân tố về văn hóa DN | Liu và Pan (2011), Moisello (2012), Anderson (1999), Bajus và Stasova (2014), (Nguyễn La Soa, 2018) |
7 | Nhóm nhân tố về mức độ hữu ích của thông tin kế toán trong quản trị DN | Maelah và Ibrahim (2007) |
8 | Nhóm nhân tố về áp lực cạnh tranh | Abusalama (2007), Al-Omiri và Drury (2007), Cooper và Kaplan (1987), Coopler (1988) |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Phương Pháp Xác Định Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động Và Phương Pháp Xác Định Chi Phí Truyền Thống
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam
- Mô Hình Thiết Kế Hỗn Hợp Gắn Kết: Định Lượng Gắn Kết Trong Định Tính
- Tổng Quan Về Tct Viglacera Và Một Số Dnsx Thuộc Tct Viglacera
- Đặc Điểm Sản Phẩm Và Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm
- Bảng Tổng Hợp Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng Có Chi Tiết Theo Từng Yếu Tố Chi Phí Tại Một Số Dnsx Thuộc Tct Viglacera
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp với các lý thuyết nền đã được trình bày ở trên, mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong DN và các lý thuyết nền được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa các lý thuyết nền và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC
Lý thuyết nền | Yếu tố ảnh hưởng | |
1 | Lý thuyết bất định | - Nhóm nhân tố về trình độ sản xuất của DN - Nhóm nhân tố về văn hóa DN - Nhóm nhân tố về áp lực cạnh tranh |
2 | Lý thuyết mối quan hệ lợi ích – chi phí | - Nhóm nhân tố về mức độ hữu ích của thông tin kế toán trong quản trị DN - Nhóm nhân tố về khả năng tài chính |
3 | Lý thuyết khuếch tán đổi mới | - Nhóm nhân tố về mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo - Nhóm nhân tố về trình độ của đội ngũ kế toán - Nhóm nhân tố về khả năng truyền thông |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera như sơ đồ sau:
Mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo
Khả năng truyền thông
Nguồn lực tài chính
Trình độ của đội ngũ kế toán
Trình độ công nghệ sản xuất
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC TRONG
DN
Văn hóa DN
Mức độ sử dụng thông tin từ phương
pháp xác định chi phí trong DN
Áp lực cạnh tranh
Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Theo đó, phương trình hồi quy đa biến của nghiên cứu là:
Y = γ + βi(Xi) + Ui
Trong đó, γ là hệ số chặn, βi là các hệ số hồi quy, Ui là sai số ngẫu nhiên và Xi là các nhân tố ảnh hưởng gồm mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo, khả năng truyền thông, nguồn lực tài chính, trình độ của đội ngũ kế toán, trình độ công nghệ sản xuất, văn hóa DN, mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí trong quản trị DN và áp lực cạnh tranh của DN.
(ii) Xây dựng thang đo
Trong Bảng hỏi khảo sát, phần khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong một số DNSX thuộc TCT Viglacera gồm 32 câu hỏi cho 9 nhân tố. Trong đó, ngoài những nhân tố, tiêu chí kế thừa, ở nhân tố Trình độ công nghệ, sau khi hỏi ý kiến chuyên gia là những lãnh đạo trong TCT Viglacera tác giả có bổ sung thêm 01 tiêu chí thể hiện sự đặc trưng của các DNSX thuộc TCT Viglace ra đó là “CN4- DN sử dụng thiết bị tự động hóa vào trong quá trình sản xuất”. Chi tiết bảng hỏi xem ở Phụ lục 1. Tổng hợp các tiêu chí của 9 nhân tố được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3: Tổng hợp các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera
Mã | Các tiêu chí | Thang đo | |
Nhân tố lãnh đạo (LD) | LD1 | Ban lãnh đạo thể hiện cam kết dài hạn áp dụng phương pháp ABC | Likert 5 mức độ |
LD2 | Ban lãnh đạo nhận biết được lợi ích của phương pháp ABC | ||
LD3 | Ban lãnh đạo có hiểu biết về phương pháp ABC | ||
LD4 | Ban lãnh đạo cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc triển khai phương pháp ABC | ||
LĐ5 | Đào tạo đội ngũ thiết kế và vận dụng phương pháp ABC | ||
Nhân tố truyền thông (TT) | TT1 | Các phòng ban trong DN cùng phối hợp để xây dựng các tiêu thức phân bổ | |
TT2 | Đội ngũ lãnh đạo trực tiếp tham gia và hướng dẫn áp dụng phương pháp ABC | ||
TT3 | DN thường xuyên tổ chức các buổi họp đánh giá hiệu quả áp dụng phương pháp ABC | ||
TC1 | DN có tiềm lực tài chính để thuê chuyên gia xây dựng lộ trình áp dụng phương pháp ABC |
Mã | Các tiêu chí | Thang đo | |
Nhân tố khả năng tài chính (TC) | TC2 | DN có tiềm lực tài chính để đầu tư phần mềm và máy tính hỗ trợ triển khai phương pháp ABC | |
TC3 | DN có tiềm lực tài chính đề đầu tư đào tạo cho nhân viên áp dụng phương pháp ABC | ||
Trình độ đội ngũ kế toán (KT) | KT1 | Đội ngũ kế toán của DN có trình độ và khả năng tiếp thu nhanh | |
KT2 | Đội ngũ kế toán có ý thức thay đổi phương pháp xác định chi phí | ||
KT3 | Đội ngũ kế toán được tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp ABC | ||
Trình độ công nghệ sản xuất (CN) | CN1 | Quy trình sản xuất trong DN được chuẩn hóa | |
CN2 | DN tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất | ||
CN3 | DN xây dựng được hệ thống tài liệu hướng dẫn vận hành | ||
CN4 | DN sử dụng thiết bị tự động hóa vào trong quá trình sản xuất | ||
Nhân tố văn hóa DN (VH) | VH1 | DN có sự đồng thuận về mục tiêu phát triển của DN | |
VH2 | Cán bộ nhân viên có tâm lý sẵn sàng thay đổi, áp dụng các phương pháp mới | ||
VH3 | Cán bộ nhân viên tin tưởng với các quyết định của nhà quản trị, có khả năng hợp tác, gắn kết cao | ||
Mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí (SD) | SD1 | Phương pháp xác định chi phí được sử dụng nhằm xác định giá bán sản phẩm | |
SD2 | Phương pháp xác định chi phí được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí | ||
SD3 | Phương pháp xác định chi phí được sử dụng phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị | ||
Áp lực cạnh tranh | CT1 | Sự khác biệt lớn về doanh thu tiêu thụ giữa các sản phẩm khác nhau trong DOANH NGHIỆP |
Mã | Các tiêu chí | Thang đo | |
(CT) | CT2 | DN phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường toàn cầu | |
CT3 | Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trong DN tăng đáng kể | ||
CT4 | Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm chính của DN trên thị trường rất cao | ||
CT5 | Cạnh tranh về giá giữa các DN trong ngành rất lớn | ||
Khả năng áp dụng phương pháp ABC (HĐ) | HĐ1 | DN có thể nhận diện các hoạt động trong DN | |
HĐ2 | DN có thể đo lường đầu ra theo từng hoạt động | ||
HĐ3 | DN có thể xác định được các tiêu thức phân bổ chi phí cho từng hoạt động |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thang đo được sử dụng trong luận án này kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu đi trước. Các biến quan sát được sử dụng thang đo Likert 5 bậc với thứ tự từ (1) - “Hoàn toàn không đồng ý” đến (5) - “Hoàn toàn đồng ý” với những phát biểu trong bảng hỏi.
(iii) Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Để xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát, luận án nhờ sự trợ giúp của phần mềm SPSS như phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiếp cận dưới các khía cạnh sau:
Một là: Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định vấn đề nghiên cứu.
Hai là: Từ những nghiên cứu trước đó, tiến hành tổng hợp, phân tích, luận giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận về phương pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất.
Ba là: Phân tích thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera.
Bốn là: Phân tích kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera.
Năm là: Đề xuất giải pháp nhằm vận dụng phương pháp ABC tại các DNSX thuộc TCT Viglacera, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp ABC tại nhóm các DN này.