Kinh Nghiệm Về Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới


- Đẩy mạnh ứng dụng ICT trong GDHN, xây dựng môi trường ICT trong nhà trường, tạo điều kiện cho HS, đặc biệt là những HS vùng khó khăn có thể GDHN trực tuyến thông qua các trang mạng chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các trang mạng trong nước và quốc tế khác.

- Nâng cao phẩm chất năng lực của ĐNCBQL để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDHN nói riêng. Việc đổi mới quản lý GDHN phải bắt đầu bằng việc phân cấp quản lý, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện. Đổi mới việc thực hiện quy trình quản lý và đổi mới việc thực hiện các khâu trong quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp thực tiễn phát triển giáo dục THPT ở địa phương, đơn vị.

Có thể nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm sau đây cần có giải pháp quản lý để khắc phục:

- Thứ nhất là, kế hoạch hóa hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở khảo sát nhu cầu hướng nghiệp với qui trình xây dựng kế hoạch phù hợp.

- Thứ hai là, xây dựng mô hình tổ chức GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và điều kiện của Tỉnh.

- Thứ ba, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực và nhận thức cho giáo viên, nhân viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang và các bên liên quan về GDHN cho học sinh.

- Thứ tư, chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng GDHN và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo hướng chuẩn hoá

Những yêu cầu đặt ra về công tác quản lý GDHN cho HSTHPT tỉnh Tuyên Quang nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập trong thực tiễn GDHN mà ngành GDĐT tỉnh Tuyên Quang đang gặp phải. Đó là những căn cứ thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý GDHN ở chương tiếp theo.

2.6. Kinh nghiệm về quản lý giáo dục hướng nghiệp của một số nước trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Luận án đề cập đến một số kinh nghiệm quản lý GDHN của một số nước trên thế giới về một số phương diện sau đây:

2.6.1. Ở Australia‌

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 16

Ở mỗi cấp học, quản lý các chương trình GDHN tốt có các đặc tính sau:


- Các hoạt động học lặp đi, lặp lại và liên tục.

- Cân bằng giữa các yếu tố của GDHN khi đưa vào nội dung khoá học.

- Lập trên nhiều nguồn từ ngoài nhà trường.

- Sử dụng các phương pháp dạy có góp phần vào việc phát triển các khả năng liên quan đến việc làm.

- Chú trọng vào các kết quả rõ ràng của học sinh như là nền tảng để đánh giá

và báo cáo.

Các đặc tính này có mặt dù cho chương trình được truyền đạt bằng các đơn vị học riêng biệt, bằng cách đưa các khía cạnh GDHN vào một vài lĩnh vực trong số 8 lĩnh vực học của chương trình quốc gia, hay bằng sự kết hợp của cả hai.

Các phương pháp dạy và học phù hợp nhất cho GDHN là các phương pháp đề cao việc hướng vào học sinh [86,tr57].

2.6.2. Ở Philipines‌

Quản lý giáo dục nghề nghiệp nhằm đạt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - kĩ thuật là đào tạo cung một cấp cho đất nước nguồn nhân lực lao động kĩ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và khoa học kĩ thuật của đất nước trong giai đoạn mới. Quản lý chương trình giáo dục kĩ thuật, nghề nghiệp được thiết kế trên cơ sở:

- Tiếp tục giáo dục tiểu học hoặc sơ trung;

- Trang bị những kiến thức, kĩ năng kĩ thuật;

- Chuẩn bị tâm thế, thói quen lao động và cung cấp các thông tin cần thiết về nghề. Chương trình các trường nghề kĩ thuật có nhiều loại:

2 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học; 5 năm sau khi tốt nghiệp tiểu học;

4 năm sau khi tốt nghiệp tiểu học cao trung; 3 năm sau khi tốt nghiệp tiểu học sơ trung.

Ngoài ra có các chương trình đào tạo ở hệ phi chính quy, trang bị cho người lớn những kiến thức văn hoá và kĩ năng nghề nghiệp cần thiết cho lao động ở các ngành kinh tế - dịch vụ. [86, tr86].

2.6.3. Ở Malaysia‌

Trong nền giáo dục Malaysia, quản lý GDHN theo các bậc học, bậc cao trung 2 năm có 2 luồng chính: luồng trung học cơ bản và luồng trung học nghề.


Luồng cơ bản có 3 nhánh lớn: Nghệ thuật, Khoa học và Giáo dục kĩ thuật. Học sinh lựa chọn học nghệ thuật và khoa học sẽ theo học các loại hình trường phổ thông trung học bình thường, trung học cơ bản. Học sinh lựa chọn sách giáo dục kĩ thuật và học nghề sẽ được học trong các loại trường trung học kĩ thuật dạy nghề.

Chương trình trung học được thiết kế theo hướng hoàn chỉnh vốn học vấn phổ thông trung học tối thiểu và phân hoá theo các hướng phát triển khác nhau của các luồng trung học cơ bản, nhiệm vụ trung học nghề. Chương trình sơ trung bao gồm các môn học phần cứng chung như: Quốc ngữ Bahasa, Malaysia; tiếng Anh, Toán, Giáo dục.nghệ thuật, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục đạo đức, Giáo dục đạo Islam. Phần mềm có các môn tự chọn như: khoa học thương mại, nghệ thuật công nghiệp, khoa học nông nghiệp v.v... Gần đây có bổ sung thêm môn tự chọn là "kĩ năng cuộc sống" (Living skills) bao gồm những nội dụng giáo dục thủ công, doanh nghiệp và cuộc sống gia đình [86,tr 94,95].

2.6.4. Ở Hoa Kì‌

Để giải quyết những thách thức trong bối cảnh hiên nay, các nhà nghiên cứu giáo dục ở Mỹ đã đưa ra những phương hướng cải cách trong quản lý giáo dục sau:

Động viên mọi thành phần trong các cộng đồng Mỹ: gia đình, xí nghiệp, các liên đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tình nguyện cùng với chính phủ liên bang và chính quyền địa phương phối hợp với nhà trường giải quyết các nhiệm vụ cải cách.

Hệ thống giáo dục Mỹ cấu trúc theo hệ thống (6-3-3), ngay từ cấp tiểu học (1-6) học sinh đã bước đầu làm quen với thế giới lao động nghề nghiệp ở mức độ thích hợp. Đặc biệt đối với các nghề phổ biến thường gặp trong đời sống hàng ngày của trẻ em như thợ máy, cảnh sát, người bán hàng, bác sĩ, lái xe, nhân viên bưu điện v.v... Các em được giới thiệu, mô tả và quan sát thực tế các nghề phổ biến, hình thành bước đầu những yêu cầu đơn giản của các loại hình lao động nghề nghiệp được làm quen. Ở bậc sơ trung (lớp 7 - 9), học sinh có chương trình tham gia lao động trong các cơ sở sản xuất và dịch vụ ở địa phương, trên cơ sở đó hình thành những kiến thức cụ thể hơn về các loại hình lao động nghề nghiệp và hình thành những thói quen, các kĩ năng lao động chung. Đến cuối lớp 9 mỗi học sinh được chuẩn bị sâu theo 1 trong 15 nhóm nghề ở trình độ ban đầu.


Ở bậc cao trung (10 - 12) học sinh được phân hoá theo 3 hướng lớn: hướng phổ thông, hướng lên đại học và cao đẳng, hướng thực hành [86,tr106,107,108].

2.6.5. Ở Nhật Bản‌

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục, Nhật Bản sớm quan tâm giải quyết tốt quản lý mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kĩ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Có khoảng 27,9% số trường phổ thông trung học vừa học văn hoá phổ thông vừa học các môn học kĩ thuật về các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ v.v... và hầu hết các loại hình trường dạy nghề vừa cung cấp học vấn phổ thông tương đương bậc trung học với việc đào tạo các kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn. [86,tr110,111].

2.6.6. Ở Hàn Quốc‌

Trong các loại hình trường phổ thông (bậc tiểu học và sơ trung), quản lý nội dung giảng dạy kĩ thuật - lao động là một bộ phận cấu thành nội dung giáo dục trong các bậc học này. Nội dung trên đáp ứng những yêu cầu cơ bản về mục tiêu giáo dục được xác định rõ trong Luật Giáo dục (Điều 93 và 101).

Hết cấp II học sinh sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp. Các trường kĩ thuật nghề nghiệp có mục tiêu riêng và được tuyển chọn trước khi chọn học sinh luồng phổ thông. Chẳng hạn, chương trình của trường trung học nghề nông nghiệp là dạy những cán bộ tương lai trong quản lý nông nghiệp và kĩ thuật nông nghiệp. Đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển các cộng đồng khu vực và lợi ích quốc gia.[86, tr114,115].

2.6.7. Ở Trung Quốc‌

Khuyến khích GD suốt đời một cách tích cực. Hiện nay, GD dựa trên cộng đồng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong chương trình giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để HS có khả năng tham gia lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục học lên trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc đại học.

Để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội và những thách thức của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ trên thế giới, Trung Quốc xây dựng và thực hiện chiến lược “xây dựng lại đất nước nhờ vào khoa học và giáo dục” và đưa sự phát triển giáo dục


trở thành quốc sách hàng đầu với định hướng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc liên tục đẩy mạnh đổi mới và quản lý phát triển giáo dục dựa trên nguyên tắc: “Giáo dục phải theo định hướng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, hướng tới thế giới và tương lai” và thực hiện chính sách ‘‘Giáo dục phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa và gắn liền với người lao động hiệu quả nhằm đào tạo thế hệ tương lai phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mĩ vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa”. Nền giáo dục hướng vào hiệu quả và chất lượng cần được đẩy mạnh để khuyến khích thế hệ mới có được tư tưởng sáng tạo và khả năng thực tiễn để đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Nội dung đào tạo trong loại hình trường này gồm nội dung giáo dục phổ thông và giáo dục kĩ thuật với tỉ lệ khoảng 30%/70% được cấu tạo theo các đơn vị học phần..[86,tr126,127,129].

2.6.8. Ở Inđônêsia‌

Trong hệ thống giáo dục của Inđônêsia, học sinh tốt nghiệp tiểu học được phân hoá theo 2 luồng lớn:

Luồng đào tạo phổ thông và cán bộ có học vị: bao gồm các trường phổ thông (sơ trung, cao trung), trường sư phạm và các loại hình đào tạo cán bộ khoa học ở bậc đại học (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).

Luồng đào tạo nghề nghiệp: bao gồm các loại hình trường kĩ thuật nghề nghiệp tiếp nhận học sinh tốt nghiệp tiểu học hoặc sơ trung và có thể phát triển theo hướng đào tạo các chuyên gia kĩ thuật - nghề nghiệp ở các loại hình đào tạo khác ở bậc đại học. [86,tr138].

2.6.9. Ở Hà Lan‌

Bậc trung học: ở Hà Lan, sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh và cha mẹ học sinh lựa chọn các loại hình trường trung học khác nhau. Việc lựa chọn này cũng dã được định hình ở lớp cuối bậc tiểu học với sự định hướng của nhà trường. Trong 3 năm đầu bậc trung học, tất cả các loại hình giáo dục về cơ bản có chương trình các môn học như nhau (tương tự như trung học cơ sở ở các nước), sau đó mỗi phân luồng theo các loại hình giáo dục khác nhau như:

Giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education): Bao gồm 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn giáo dục trung học định hướng nghề nghiệp (Preparatory Secondary Vocational Education). Giai đoạn này có 4 lĩnh vực nghề


nghiệp diện rộng cơ bản như: Công nghệ, Y tế và bảo trợ xã hội; Kinh tế; Nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp giai đoạn trên, học sinh đi vào giai đoạn 2 được gọi là Giáo dục trung học nghề nghiệp (Senior Secondary Vocational Education), giai đoạn này được chia thành 4 trình độ đào tạo:

Giáo dục trung học phổ thông bậc cao (HAVO): Đây là loại hình đào tạo ở bậc trung học nặng theo hướng thực hành với mục tiêu chính là chuẩn bị nguồn cho các loại hình đào tạo nghề nghiệp ở bậc đại học nghề nghiệp (HBO). Loại hình này có 4 lĩnh vực chính: tự nhiên và công nghệ; tự nhiên và y tế; kinh tế và xã hội; văn hoá và xã hội. Mỗi một lĩnh vực có các môn học chung như nhau ở các lĩnh vực; phần chuyên ngành và phần tự chọn. [86,tr168,170].

2.6.10. Một số bài học kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp của nước ngoài áp dụng cho Việt Nam‌

Kinh nghiệm GDHN và quản lý GDHN của nước ngoài cho thấy trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam cần quan tâm những vấn đề sau: Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hóa, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.


Quản lý GDHN bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Quản lý GDHN có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở cũng như sau trung học phổ thông.Trong chương trình giáo dục phổ thông, GDHN được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở trung học cơ sở, các môn học ở trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm cùng với nội dung giáo dục của địa phương.

Quản lý hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết hợp các phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động để đánh giá thực trạng quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục cho thấy: Nhìn chung công tác quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua đã được các trường quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện và bước đầu đạt được một số kết quả đáng kể; Các trường đã triển khai thực hiện GDHN theo đúng chương trình của Bộ GD-ĐT qui định. Tuy nhiên khi đi sâu đánh giá tình hình thực hiện và mức độ đáp ứng mục tiêu yêu cầu đề ra quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập so với thực tiễn cũng như trước mục tiêu, yêu cầu đặt ra; Có nơi, có lúc còn xem nhẹ GDHN, thực hiện hình thức theo kiểu “làm cho xong” hoặc chỉ thực hiện trong khuôn viên nhà trường vì cho rằng thiếu cơ chế và khó khăn. Trong quản lý hoạt động GDHN khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo đa dạng hoá hình thức tổ chức GDHN, phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDHN, quản lý bồi dưỡng năng lực thực hiện GDHN cho GV, quản lý kiểm tra đánh giá kết quả GDHN cho học sinh là các vấn đề cần quan tâm cải thiện. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục, trong thời kỳ cách mạnh công nghiệp 4.0 vấn đề sử dụng thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của vùng, của quốc gia và địa phương trong lập kế hoạch GDHN cũng như quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung GDHN đảm bảo phát triển năng lực hướng nghiệp cho HS, để giúp các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai thuộc “miền chọn nghề tối ưu” là rất cần thiết. Nếu tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt GDHN sẽ giúp HS “chọn đúng nghề, sáng tương lai”, góp phần đào tạo nhân lực cho sự phát triển của Tỉnh. Những kinh nghiệm về GDHN cho HS ở một số nước được đề cập cũng là bài học để tác giả lựa chọn vận dụng, đề xuất giải pháp quản lý GDHN cho HS Trung học phổ thông của tỉnh Tuyên Quang ở chương tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023