Đảm Bảo Đồng Bộ Hoá Đối Với Hệ Thống Giải Pháp‌


Chương 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC


3.1. Những nguyên tắc để xây dựng các giải pháp

3.1.1. Đảm bảo đồng bộ hoá đối với hệ thống giải pháp‌

Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý GDHN cấp THPT, mỗi địa phương cần phải đưa ra được một hệ thống các giải pháp cụ thể, rõ ràng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc đề xuất các giải pháp không phải là lý thuyết chung chung, chỉ dựa trên giấy tờ hành chính, càng không phải là những biện pháp rời rạc, mang tính cục bộ, nhất thời. Tại mỗi địa phương, việc tham khảo và tiếp thu những kinh nghiệm quản lý GDHN từ các giai đoạn trước và tại các tỉnh thành khác là việc làm cần thiết. Nhưng quan trọng nhất là mỗi nơi cần căn cứ vào tình hình riêng của địa phương mình để đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp đặc thù, có tính xuyên suốt, dài hơi. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm quản lý của người lãnh đạo và khả năng phân tích thực tiễn kịp thời sẽ giúp hệ thống giải pháp đưa ra có tính đồng bộ, nhất quán, không mâu thuẫn lẫn nhau, không bị chồng chéo, trùng lặp. Có thể nói, nguyên tắc đồng bộ là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh cấp THPT. Theo nguyên tắc này, các giải pháp triển khai đều được quan tâm, đầu tư và thực hiện một cách hiệu quả. Điều đáng lưu ý là ở từng giai đoạn giáo dục cụ thể, các cấp quản lý đều nên cân nhắc mọi yếu tố và nguồn lực hiện có để có sự ưu tiên và đầu tư những giải pháp cụ thể, đảm bảo cho việc vận hành chúng một cách logic, khoa học và thống nhất trong bộ máy của tổ chức, gồm các giải pháp về cơ chế quản lý, vai trò, chức năng quản lý GDHN.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của mọi giải pháp‌

Trong việc triển khai quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, ta thấy rằng mục tiêu GDHN cần phải thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và môi trường sư phạm đặc thù. Bên cạnh đó, khi cân nhắc đưa ra một giải pháp bất kỳ, cần phải suy nghĩ thấu đáo về điều kiện thực tiễn của nhà trường như: cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện, các quy chế, quy định chỉ đạo của Bộ GD - ĐT khi vận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.


dụng vào địa phương... có như vậy các giải pháp mới đem lại hiệu quả tích cực.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 17

3.1.3. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp‌

Như đã phân tích ở trên, GDHN có vai trò rất quan trọng trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Đánh giá hiệu quả của một hệ thống GDHN cần phải dựa trên chính sản phẩm mà hệ thống đó tạo ra. Đáp ứng yêu cầu khắt khe của nền kinh tế mới, chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao với lộ trình rõ ràng và được đầu tư thích đáng. Vì vậy, những giải pháp đề xuất cho việc quản lý hoạt động GDHN đều phải nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo học sinh một cách toàn diện, định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông đồng thời phân luồng học sinh phù hợp với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của nước nhà. Có thể nói, nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động GDHN luôn là nguyên tắc quan trọng và được đề cao trong quá trình xây dựng các giải pháp triển khai để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GDHN cho học sinh.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các giải pháp‌

Tính khả thi của các giải pháp thường gắn chặt với tính thực tiễn và tính hiệu quả. Một mặt, sự phù hợp với thực tiễn, tính hiệu quả của các giải pháp sẽ giúp cho khả năng thực hiện và mức độ thành công của giải pháp đó được nâng cao. Mặt khác, chỉ khi chứng minh được độ chính xác, tính khả dụng của những biện pháp được đề xuất, chúng ta mới có thể nghĩ đến việc triển khai chúng một cách chất lượng và có kết quả cao nhất trong thực tiễn. Mỗi nhà quản lý khi đề xuất ra giải pháp có lẽ đều hướng đến mục tiêu này. Trong việc xây dựng mô hình quản lý GDHN ở mỗi địa phương cũng thế. Nhà quản lý không chỉ hoàn thiện quy trình GDHN dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục và những văn bản quy phạm của Bộ GD - ĐT mà bên cạnh đó, cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường về tiềm lực tài chính, cơ cấu tổ chức, đội ngũ GV, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm, các tổ chức quản lý, rèn luyện HS để bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi.


3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Tuyên Quang gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực‌

3.2.1.1. Ý nghĩa, mục đích của giải pháp

Lập kế hoạch tổng thể hoạt động GDHN của trường là cơ sở để cho các tổ chuyên môn, giáo viên và các cá nhân được phân công nhiệm vụ thực hiện GDHN lập kế hoạch thứ cấp, chi tiết cho từng hoạt động. Trong giới hạn của giải pháp này chỉ đề cập đến kế hoạch về GDHN của nhà trường. Giải pháp này giải quyết một số tồn tại về lập kế hoạch tổng thể về GDHN đã được bóc tách ra qua quá trình nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang.

Giải pháp này hướng tới xây dựng một kế hoạch tổng thể của hoạt động GDHN để quản lý thực hiện mục tiêu GDHN, được xem như là một công cụ để quản lý tất cả các thành tố của quá trình GDHN trong nhà trường. Bản kế hoạch là một kịch bản toàn thể về quản lý từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục, kết quả giáo dục và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động GDHN. Theo đó bản kế hoạch là cơ sở để theo dõi phân luồng học sinh ngay từ đầu cấp THPT, xác định được lượng học sinh để đầu tư có trọng điểm cho từng luồng học sinh, đồng thời điều chỉnh nội dung GDHN cho sát hợp với đối tượng học sinh để đạt mục tiêu GDHN của nhà trường, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch từng năm học để chủ động chuẩn bị nguồn lực cho quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.

Lập kế hoạch GDHN là chức năng mang tính "định hướng" cho việc thực hiện các chức năng quản lý khác. Chủ thể quản lý hoạt động GDHN phải bắt đầu chu trình quản lý của mình bằng việc thực hiện việc lập kế hoạch GDHN theo từng cấp quản lý nhằm tạo nên một tiến trình, hệ thống các nhiệm vụ có tính khoa học và thực tiễn, để nâng cao hiệu quả cho hoạt động GDHN.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Lập kế hoạch GDHN, cán bộ quản lý trường học, đứng đầu là hiệu trưởng, huy động các bên liên quan tham gia thực hiện được các nội dung cơ bản sau:

1) Phân tích bối cảnh của trường tại thời điểm lập kế hoạch Xác lập mục tiêu tổng quát của hoạt động GDHN của nhà trường bám sát mục tiêu GDHN theo quy


định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, cụ thể hóa các mục tiêu mang tính đặc thù của trường THPT tỉnh Tuyên Quang.

2) Xác định các nguồn lực đảm bảo cho GDHN bao gồm: Các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, cơ chế chính sách, thông tin. Đối với trường THPT toàn bộ kinh phí, thiết bị giáo dục, sách, tài liệu đều do ngân sách nhà nước đảm bảo do vậy cần phải khảo sát kỹ những nguồn lực hiện có thông qua quy định, định mức trong các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời rà soát các chính sách thuộc khu vực chính sách giáo dục để quy hoạch được nguồn lực từ chính sách.

3) Phân định các nhiệm vụ GDHN của toàn khóa, từng khối lớp 10, 11, 12. Dựa trên chương trình GDHN làm căn cứ để xác định nhiệm vụ GDHN cho từng giai đoạn, đồng thời lựa chọn giải pháp để đạt mục tiêu cụ thể đối với từng giai đoạn thực hiện theo phân khúc thời gian.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Lập kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THPT có thể triển khai theo các công đoạn sau:

Công đoạn 1, Phân tích đặc điểm tình hình GDHN ở trường THPT.

Nhiệm vụ trước tiên cần phải làm là phân tích và đánh giá để nắm được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với các hoạt động GDHN của nhà trường và nguyên nhân của tồn tại. Thực hiện công đoạn này nhằm giúp cho CBQL biết rõ trạng thái xuất phát của hoạt động GDHN - đối tượng quản lý, có cơ sở thực tiễn để xác định mục tiêu cũng như lập kế hoạch GDHN phù hợp với khả năng, điều kiện của nhà trường. Theo đó, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được phân công chủ trì xây dựng kế hoạch GDHN cần huy động một số GV, thư ký hội đồng của trường tham gia lập kế hoạch hoạt động GDHN. Khi tiến hành phân tích bối cảnh sử dụng ma trận SWOT để xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường; cơ hội, thách thức về các mặt: nhận thức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nguồn lực tài chính, sự phối hợp hoạt động và sự hỗ trợ của các lực lương xã hội đối với các hoạt động GDHN. Sự phân tích phải cụ thể, rõ ràng, kết hợp định tính, định lượng, đảm bảo phân tích các mặt trong mối quan hệ với nhau.

Về mặt mạnh và cơ hội của các trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong hoạt động GDHN khi phân tích chú ý đến đặc thù địa phương, chính sách đầu tư công cho hệ thống trường THPT là thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước, cơ sở vật


chất, sân chơi bãi tập cơ bản được đầu tư chuẩn hóa. Đội ngũ giáo viên được ưu tiên chọn lọc có chất lượng, chính sách tiền lương đãi ngộ cho giáo viên. Yếu tố cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục tác động rất tích cực tới nội dung, phương pháp hình thức tổ chức GDHN và quản lý GDHN trong nhà trường hiện nay cũng cần được đề cập.

Về cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài tác động vào GDHN của trường phổ thông tỉnh Tuyên Quang. Việc xác định cơ hội nhằm chỉ ra những tác động tích cực cho GV, CBQL trên lộ trình đi tới đích GDHN. Phân tích ảnh hưởng và tác động của những yếu tố bên ngoài là nội dung quan trọng để các nhà quản lý các trường THPT tỉnh Tuyên Quang xem xét để lập kế hoạch GDHN cho HS toàn khóa trong bối cảnh hiện nay. Mặt khác, những thách thức về sự chuyển đổi cơ cấu nhân lực lao động, nhu cầu trình độ lao động chất lượng cao, của tỉnh Tuyên Quang về sự chậm đổi mới thiết chế giáo dục hiện nay được xác định qua nghiên cứu nêu trên cũng là căn cứ quan trọng để CBQL lưu ý khi xây dựng kế hoạch GDHN toàn thể. Khi phân tích điểm yếu và thách thức của các trường THPT tỉnh Tuyên Quang cần chú ý đặc điểm học sinh, yếu tố vùng miền, khoảng cách về nhận thức tập quán sinh hoạt đây vừa là yếu tố nội tại vừa là yếu tố môi trường của vùng miền núi đã được phân tích và đánh giá trong phần thực trạng. Cùng với sự chưa hoàn thiện của vị trí việc làm trong bộ máy GDHN, năng lực hạn chế của đội ngũ giáo viên về GDHN, sự thiếu quan tâm của các CBQL đã được xác định trong chương 2 phải được đưa xem xét trong xây dựng kế hoạch GDHN của các trường THPT tỉnh Tuyên Quang

Công đoạn 2 Xác định nhu cầu hướng nghiệp

Về nhu cầu hướng nghiệp cần tiếp cận theo hai góc độ: Nhu cầu bên trong và nhu cầu bên ngoài. Đối với nhu cầu bên trong, cán bộ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường THPT xác định nhu cầu hướng nghiệp bằng phiếu hỏi các đối tượng là lực lượng giáo dục với những nội dung sau:: 1) Nguyện vọng và nhu cầu được cung cấp thông tin hướng nghiệp; 2) Nguyện vọng và nhu cầu được tham gia các hình thức hướng nghiệp; 3) Nguyện vọng và nhu cầu được hướng dẫn tìm hiểu sâu về hướng nghiệp; 4) Nguyện vọng và nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp.

Về nhu cầu bên ngoài, nhóm xây dựng kế hoạch phải tìm hiểu thông tin về nhu cầu nhân lực của đất nước, của tỉnh Tuyên Quang trong vòng từ 5 năm trở lên, xu


hướng biến đổi cơ cấu ngành nghề dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 để làm cơ sở xác định mục tiêu GDHN trên cơ sở gắn kết nhu cầu bên trong và nhu cầu bên ngoài. Xác định nhu cầu của cha mẹ, gia đình học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ để có căn cứ chỉ đạo lựa chọn hình thức, phương pháp GDHN phù hợp cũng như có cơ chế phối hợp với CMHS trong GDHN.

Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch GDHN cho tương thích.

Theo đó, đối với nhu cầu lập kế hoạch nghề của học sinh: Hiệu trưởng quản lý hoạt động của Tổ TVHN hướng dẫn HS THPT lập kế hoạch nghề thông qua Mô hình lập kế hoạch nghề.

Mô hình lập kế hoạch nghề gồm 7 bước và được chia làm 2 phần: 3 bước tìm hiểu và 4 bước hành động theo sơ đồ 3.1 dưới đây:



Đánh giá

Bản thân trường

Thực hiện

Thị tuyển

dụng

Hiểu

Xác định mục tiêu

Ra quyết định

3 bước tìm hiểu:

- Bản thân

- Thị trường tuyển dụng/lao động

- Những tác động/ảnh hưởng


4 bước hành động:

- Xác định mục tiêu

- Ra quyết định

- Thực hiện

- Đánh giá


Sơ đồ 3.1. Mô hình lập kế hoạch nghề‌

Ba bước tìm hiểu trong Mô hình lập kế hoạch nghề là:

- Bước 1: học sinh tìm hiểu bản thân để hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp.

- Bước 2: học sinh tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động để biết những công việc, những nghề đang có ở thị trường trong tỉnh Tuyên Quang, quốc gia và quốc tế; Yêu cầu của những nghề đó đối với người lao động; những nghề đang được xem là có tiềm năng trong tương lai; Những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có khi tham gia hoạt động nghề...


- Bước 3: là tìm hiểu những tác động/ ảnh hưởng tới bản thân các em khi chọn hướng học, chọn nghề, từ gia đình đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội bởi việc chọn hướng học, chọn nghề không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân học sinh mà còn chịu tác động/ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, nhất là hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, đất nước.

Sau khi hoàn tất ba bước tìm hiểu, học sinh có đủ kiến thức để bắt đầu bốn bước hành động, gồm:

- Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân;

- Ra quyết định nghề nghiệp;

- Thực hiện quyết định nghề nghiệp;

- Đánh giá xem quyết định nghề nghiệp có thực sự phù hợp với bản thân các

em hay không.

Tất cả bảy bước trên có thể được hiện theo bất cứ thứ tự nào, miễn sao phù hợp với nhu cầu, khả năng của mỗi học sinh. Cần lưu ý, 7 bước trên đều có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến và khuôn mẫu giới.

Mô hình lập kế hoạch nghề là một trong các nội dung cơ bản trong GDHN vì nó chỉ ra các bước đi và những công việc cụ thể mà những người làm nhiệm vụ GDHN và học sinh cần theo đó để thực hiện. Nếu ví các hoạt động hướng nghiệp như công trình xây dựng một ngôi nhà thì mô hình lập kế hoạch nghề sẽ là móng của ngôi nhà đó. Vì lẽ đó, hiểu rõ về các bước trong mô hình lập kế hoạch nghề và tổ chức thực hiện từng bước, nhất là 3 bước tìm hiểu có hiệu quả sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề của học sinh.

Tất nhiên, đa dạng hóa việc tổ chức hướng nghiệp cho học sinh là điều cần thiết nhưng cần phải tính đến khả năng thực hiện của nhà trường. Vì vậy Tổ hướng nghiệp giúp nhà trường tư vấn lựa chọn các hình hướng nghiệp, dạy nghề sao cho phù hợp với nguyện vọng số đông của học sinh, phù hợp với hoàn cảnh nhu cầu của địa phương, có tính đến yếu tố sự phát triển của nền KT – XH để đưa vào kế hoạch. Hàng tháng, trong các buổi họp rút kinh nghiệm về chuyên môn của nhà trường thì tổ TVHN cũng phải có phần sơ kết của tình hình GDHN để tham mưu điều chỉnh kế hoạch nếu cần.

Công đoạn 3, Xác định căn cứ pháp lý về GDHN

Nghiên cứu các văn bản: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018,


chương trình GDHN và chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm, Chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD-ĐT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của tỉnh Tuyên Quang; Đề án “GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2018, Nghị quyết của tỉnh đảng bộ Tuyên Quang, cập nhật các chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ cho giáo dục miền núi để hiểu rõ các định hướng chỉ đạo khi xác định mục tiêu cũng như kế hoạch GDHN.

Công đoạn 4, Phân định các nguồn lực để thực hiện hoạt động GDHN.

Cán bộ quản lý trường THPT phải xác định rõ các nguồn lựa của trường: Đội ngũ GV, nhân viên; cơ sở vật chất phục vụ dạy học, giáo dục; nguồn tài chính được phép sử dụng cho các hoạt động GD; khả năng huy động cộng đồng; nguồn lực thời gian dành cho GDHN; các thông tin về chương trình giáo dục THPT, tài liệu GDHN... Thực hiện công đoạn này nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện nội dung, lựa chọn hình thức GDHN; Làm tốt điều này sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch GDHN đảm bảo tính khả thi. Việc phân định điều kiện về các nguồn lực càng cụ thể sẽ giúp cho cán bộ quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường lựa chọn việc cần làm, đề xuất biện pháp thực hiện GDHN hiệu quả.

Công đoạn 5, Hình thành bản kế hoạch GDHN toàn thể.

Mục tiêu chung: Bên cạnh các mục tiêu theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với trường THPT tỉnh Tuyên Quang cần bổ sung mục tiêu: Điều chỉnh sự mất cân đối giữa luồng thi cao đẳng đại học và luồng học nghề phù hợp với tỉ lệ nhu cầu cơ cấu nhân lực lao động tại tỉnh Tuyên Quang; hình thành khả năng thích ứng nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ cho học sinh sẵn sàng tham gia lao động sản xuất khởi nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.

Mục tiêu cụ thể: Cần trình bầy tỉ lệ phân luồng học sinh khi ra trường; kết quả cần đạt đối với quá trình GDHN cuối từng năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12, đến lớp 12 có xác định rõ ràng địa chỉ của từng luồng học sinh theo nhu cầu nhân lực của tỉnh Tuyên Quang; tỉ lệ học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề; tỉ lệ học sinh quyết định chọn nghề từ kết thúc năm lớp 10; tỷ lệ học sinh được tư vấn hướng nghiệp trực tiếp.

Xác lập các chỉ số theo dõi và đánh giá kết quả GDHN.

Nội dung cụ thể bản kế hoạch:

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí