Xây Dựng Kênh Thông Tin Phản Hồi Thông Qua Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Theo Yêu Cầu Đổi Mới


thể tham gia cộng tác ở nhiều mức độ và vai trò khác nhau. Giúp đỡ nhà trường trong vai trò cố vấn chuyên môn, đi sâu về tìm hiểu nghề nghiệp, các đặc trưng của nghề, sự giúp đỡ về phương diện tổ chức, tài chính, hỗ trợ kỹ thuật v.v… Lực lượng phụ huynh rất đa dạng, họ làm nhiều ngành nghề khác nhau, có nhiều trình độ nhận thức khác nhau và có cách nuôi dạy con cái cũng rất khác nhau. Điều đó có tác dụng GDHN cho các em rất lớn. Vì vậy, nhà trường cần chủ động trong các mối quan hệ cộng tác với PHHS. Khi đa số phụ huynh đều công nhận các hoạt động của nhà trường tổ chức mà họ xác định rõ là có lợi cho con em họ thì họ sẵn sàng ủng hộ và tham gia góp phần GDHN có hiệu quả.

Có thể nói, công tác tuyên truyền là một khâu quan trọng trong mắt xích các chuỗi công việc của GDHN. Thông qua bảng tin hoạt động, qua trang web của nhà trường, qua các ấn phẩm văn hóa vv… các bộ phận chức năng đều có thể tận dụng để tuyên truyền và nâng cao nhận thức về GDHN. Trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp hoặc trong các buổi họp triển khai, sơ kết và tổng kết đánh giá đều chú trọng đến vấn đề nhận thức của lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về hoạt động GDHN. Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thông qua mức độ đầu tư cho kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá GDHN so với các công việc khác phải đảm trách trong nhà trường thì có thể xác định được mức độ mà người đó quan tâm đến GDHN. Mức độ đầu tư thể hiện ở tính cần thiết, khả thi, chặt chẽ, chính xác, hợp lý v.v… của kế hoạch. Công tác rút kinh nghiệm, đánh giá sau mỗi khoảng thời gian thực hiện định kỳ cũng cần được coi trọng và thực hiện nghiêm túc.

3.2.3.3.Cách thức thực hiện của giải pháp.

Về bồi dưỡng giáo viên: Căn cứ điều kiện của các trường THPT, cán bộ quản lý hướng nghiệp xác định hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Cụ thể là:

- Hình thức bồi dưỡng tập trung trong một số đợt với thời gian ngắn (3 ngày, 5 ngày) cho tất cả giáo viên trong trường.

- Yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng, tự học và cần chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo cho họ.

- Bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn...

- Nhưng tốt nhất là kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, trong đó hình thức bồi dưỡng tập trung là hình thức chủ đạo. Cụ thể là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

* Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL giáo dục và GV về nội dung của hoạt động GDHN, theo hướng “Hoạt đông trải nghiệm, hướng nghiệp" của Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

Trong Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (ngày 26 tháng 12 năm 2018) GDHN nằm trong hoạt động “Hoạt đông trải nghiệm và hướng nghiệp", do vậy cần cung cấp các tri thức và rèn luyện các kỹ năng về “ Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp “cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, …

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 20

Các trường THPT cần phân công GV thực hiện nhiệm vụ GDHN, đánh giá năng lực của họ để xác định các điểm còn thiếu, còn yếu cần bồi dưỡng cho GV đáp ứng yêu cầu thực hiên nhiệm vụ GDHN cho học sinh.

Căn cứ vào các môdul bồi dưỡng thường xuyên cho GV mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, hướng dẫn GV chủ động cập nhật thêm yêu cầu thực hiện hoạt động GDHN theo CTGD phổ thông 2018 để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

Hiệu trưởng trường THPT có thể mời chuyên viên của Sở GD&ĐT phụ trách mảng GDHN hay chuyên gia đến từ các trường Sư phạm, Học viện QLGD thuộc Bộ GD&ĐT về trường để bồi dưỡng cho GV về GDHN. Để tiết kiệm và hiệu quả, hiệu trưởng trường THPT liên hệ phối hợp với các trường THPT khác trong cụm tổ chức lớp bồi dưỡng cho GV. Khi mời báo cáo viên cần đặt hàng rõ yêu cầu bồi dưỡng GV theo hướng phát triển năng lực, nghĩa là không chỉ cung cấp cho GV các kiến thức về GDHN mà còn hướng dẫn GV về phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức GDHN hiệu quả, kiểm tra đánh giá kết quả GDHN phù hợp với đặc điểm học sinh của địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

* Tổ chức lồng ghép nội dung GDHN với các nội dung bồi dưỡng khác trong phạm vi trường THPT.

Việc tích hợp và lồng ghép giúp tiết kiệm tham gia, kinh phí và nâng cao hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng.

Cán bộ quản lý trường học cần yêu cầu rõ ràng về việc lồng ghép nội dung GDHN trong sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, có phương án thực hiện cụ thể thông qua bài giảng, giáo án, kế hoạch lên lớp. Các sinh hoạt về chuyên môn luôn phải đề cập đến vấn đề GDHN với các tiêu chí đã xác định. Các hình thức tổ chức có thể thực hiện với nhiều sự sáng tạo phong phú khác nhau nhưng phải đạt được mục tiêu. Trong sinh


hoạt chuyên môn, định hướng GV thảo luận về các nội dung GDHN cho HS để xây dựng được các chủ đề GDHN. Định hướng cho các tổ chuyên môn về nội dung, chương trình bồi dưỡng GDHN cần được xây dựng theo các chủ đề để người học chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, về thị trường lao động; về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo. Ở Tuyên Quang có một số ngành nghề truyền thống nổi tiếng như: nhiều khu công nghiệp dệt may, chế biến khoáng sản... Đây là cơ hội để người học tự đánh giá năng lực bản thân. Các chủ đề hướng nghiệp được xây dựng trên quan điểm hướng tới các hoạt động học tập đa dạng của người học như điều tra, xử lý thông tin, trao đổi, thảo luận, giải quyết tình huống, tham quan…Tham gia các hoạt động này, người học sẽ yêu thích và biết cách tìm kiếm những thông tin cần thiết cho bản thân về nghề nghiệp. Theo xu thế hiện nay, học sinh khi ra trường phải có khả năng tiếp cận được những công nghệ mới nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu khắt khe của thị trường, hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống. Vì thế, các môn học cung cấp kỹ năng mềm như tin học hay ngoại ngữ cũng nên được nhà trường chú trọng bồi dưỡng cho học sinh để tạo đà cho các em thực hiện hiệu quả các nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy trong bồi dưỡng giáo viên về GDHN phải quan tâm đầy đủ đến các khía cạnh này.

* Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp tài liệu, động viên đối với các lực lượng giáo dục ngoài phạm vi trường THPT cùng tham gia hoạt động GDHN và quản lý GDHN.

Việc tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham gia GDHN và quản lý GDHN phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; không chỉ cung cấp thông tin mà còn phải tập trung hình thành và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho hoạt động GDHN và quản lý GDHN; đặc biệt là kỹ năng tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng định hướng nghề nghiệp, kỹ năng tổ chức các chủ điểm GDHN, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục. Các kỹ năng này rất cần thiết, có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả GDHN, quản lý GDHN.

Hiệu trưởng các trường THPT cần tranh thủ các cuộc họp với chính quyền địa phương, các buổi họp phụ huynh đầu năm để tuyên truyền, động viên các lực lượng tham gia GDHN cho học sinh. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của từng lực lượng, đánh giá cao sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các cơ sở sản xuất, kinh


doanh trên địa bàn cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh và huy động họ tiếp tục tham gia cùng nhà trường trong giáo dục HS. Làm cho các bên liên quan thấy rõ lợi ích của việc GDHN có chất lượng; Với phụ huynh học sinh giúp họ thấy nếu con em họ chọn đúng nghề sẽ tránh được lãng phí thời gian, tiền bạc, cơ hội; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu hỗ trợ nhà trường và tham gia GDHN sẽ truyền đến cho HS tự hào về địa phương mình có nhiều ngành nghề, kinh tế xã hội phát triển, định hướng tốt cho HS trong việc lựa chọn nghề đề học phù hợp năng lực của mình sẽ bổ sung cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nguồn nhân lực được đào tạo là người địa phương, an tâm làm việc cống hiến để phát triển bản thân, gia đình, đơn vị và theo đó phát triển que hương của mình. Nên áp dụng phương pháp trải nghiệm tạo điều kiện cho giáo viên trực tiếp tổ chức hoạt động với sự tham gia của phụ huynh học sinh, cán bộ, nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh... sau đó rút cùng thảo luận rút kinh nghiệm về cách tổ chức hoạt động GDHN cho HS; chỉ ra những han chế để khắc phục; Tư vấn cho phụ huynh học sinh cách thức tư vấn cho con trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai, không áp đặt, khuyến khích con phát hiện ra năng lực của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp. Biện pháp này phát huy được tính chủ động sáng tạo và kích lệ tinh thần học hỏi của lực lượng giáo dục trong tham gia GDHN.

3.2.3.4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

- Cần có sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về GDHN một cách đồng bộ, chặt chẽ.

- Cần có một đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nắm chắc các nội dung về quản lý hướng nghiệp để làm những cốt cán để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng cần tác động.

- Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trong dịp hè, thời gian bồi dưỡng giáo viên đầu năm học về các nội dung bồi dưỡng, chuẩn bị cơ sở vật chất và bố trí sinh hoạt chuyên môn khoa học hợp lý để lồng ghép hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và bồi dưỡng giáo viên về GDHN trong bối cảnh phải thực hiện nhiều hoạt động giáo dục khác.

- Bố trí hợp lý thời gian thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, đồng thời bố trí kinh phí và cơ sở vật chất thiết bị. Hằng năm căn cứ kế hoạch giao kinh phí chi đảm bảo hoạt động bộ máy và chi cho các hoạt động chuyên môn, Hiệu trưởng


nhà trường cần chủ động dự toán kinh phí ngay khi lập kế hoạch GDHN tổng thể, theo yêu cầu chuyên môn bố trí cơ sở vật chất, lớp học thiết bị phục vụ bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó khai thác các nguồn lực xã hội hóa của cá nhân, đơn vị liên quan, các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động thăm quan, học tập kinh nghiệm cho giáo viên về lĩnh vực GDHN.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT, các trường THPT với các cơ quan truyền thông của địa phương trong công tác bồi dưỡng để nâng cao năng lực và nhận thức về GDHN ở tỉnh.

3.2.4. Xây dựng kênh thông tin phản hồi thông qua đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục‌

3.2.4.1. Ý nghĩa, mục đích của giải pháp

Việc đề xuất giải pháp nhằm thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý GDHN tại trường THPT; thể hiện rõ chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế của hoạt động GDHN, quản lý GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh hiện nay.

Các kết quả đánh giá thực trạng GDHN và qua quan sát sư phạm cho thấy: Mặc dù các nhà trường có nhiều cố gắng thực hiện các hình thức GDHN nhưng mức độ chú ý và nhận thức của học sinh chậm chuyển biến xuất phát từ các lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở phần thực trạng. Trong đó, việc không có một thang đo định lượng về nhận thức của học sinh, không có hồ sơ theo dõi quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh trong quá trình học tập tại trường, không có đánh giá liên quan đến các mặt giáo dục của học sinh thì vẫn chưa xác định được chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ GDHN của giáo viên cũng như chưa kiểm soát được phân luồng học sinh ở lớp cuối cấp.

Giải pháp này khi được triển khai vào thực tiễn sẽ ảnh hưởng, thay đổi nhiều về kế hoạch giáo dục của các bộ phận trong mô hình GDHN, điều kiện thực hiện, nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHN, quản lý GDHN cho học sinh ở các trường THPT.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Các nội dung xây dựng kế hoạch GDHN phải thể hiện việc đổi mới nội dung chương trình, đảm bảo sau khi học xong chương trình mỗi học sinh đều có khả năng


tự xác định được nghề nghiệp tương lai phù hợp với tiềm năng nghề nghiệp của bản thân, hứng thú với nghề nghiệp lựa chọn và phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Các cấp quản lý từ Sở đến các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN một cách nghiêm túc, bài bản để một mặt điều chỉnh hoạt động GDHN đúng hướng, mặt khác có thể kịp thời khen thưởng, khích lệ tinh thần giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Xếp loại được mức độ học tập của học sinh để làm cơ sở cho những định hướng tiếp theo.

Để làm tốt và đồng bộ các khâu kể trên, cần phải xây dựng được một Bộ khung đánh giá hiệu quả công tác quản lý giáo dục với những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, có cho điểm từng tiêu chuẩn và xếp loại để khen thưởng hay nhắc nhở định kỳ. Bộ khung đánh giá này phải thể hiện được sự minh bạch, công bằng, chi tiết, có cân nhắc đến tình hình cụ thể của từng địa phương. Chúng tôi đề xuất các nội dung cụ thể như sau:

* Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT thông qua lập hồ sơ đánh giá kết quả GDHN

Lập hồ sơ đánh giá kết quả GDHN cho học sinh (phụ lục số 2.3.). Hồ sơ đánh giá kết quả GDHN là bộ công cụ dành cho các đối tượng tham gia quá trình theo dõi kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả GDHN cho học sinh bao gồm phiếu tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp của học sinh, kết quả đánh giá của giáo viên, mẫu bảng biểu tổng hợp kết quả. Bộ hồ sơ được xem như là công cụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá kết quả GDHN giúp cho Ban GDHN và Hiệu trưởng thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá.

Phiếu theo dõi kết quả GDHN của học sinh: Căn cứ vào lý luận GDHN ta thấy, kết quả của GDHN cho học sinh phải tích hợp kết quả giáo dục của 4 hình thức được tiến hành đồng thời trong nhà trường, trong đó chương trình GDHN của lớp 10, 11, 12 thực chất đã bao hàm các nội dung GDHN. Vậy nếu coi như các hoạt động GDHN qua dạy các môn văn hóa và hoạt động ngoại khóa là bổ trợ cho việc thực hiện chương trình GDHN thì kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sau mỗi kỳ học, năm học phải được thể hiện qua "Phiếu kết quả tư vấn hướng nghiệp".

"Phiếu kết quả tư vấn hướng nghiệp" [Phụ lục số 2.5 Mẫu 1 và Mẫu 2] được coi như là hồ sơ đính kèm học bạ của học sinh. GDHN là một hoạt động có tổ chức


dạy trên lớp nhưng không kiểm tra đánh giá bằng phương pháp cho điểm mà là kết quả theo dõi diễn biến tâm lý, năng lực, lý tưởng nghề nghiệp của học sinh trong ba năm học tương tự như theo dõi đánh giá hạnh kiểm. Vì thế, Phiếu tư vấn hướng nghiệp bao gồm hai phần:

"Phiếu theo dõi kết quả GDHN” (Phụ lục số 2.5 Mẫu 3.] được coi như là hồ sơ đính kèm học bạ của học sinh. GDHN là một hoạt động có tổ chức dạy trên lớp nhưng không kiểm tra đánh giá bằng phương pháp cho điểm mà là kết quả theo dõi diễn biến tâm lý, năng lực, lý tưởng nghề nghiệp của học sinh trong ba năm học tương tự như theo dõi đánh giá hạnh kiểm. Vì thế, Phiếu theo dõi kết quả GDHN có thể bao gồm hai phần:

Phần 1: Các thông tin trích ngang của học sinh bao gồm các thông tin về sức khỏe, sở trường, năng khiếu, môn học có kết quả tốt và kém nhất, có phần tự đánh giá tính cách của học sinh, dự định thi để học tiếp giai đoạn đào tạo theo khối nào, thành phần gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ;

Phần 2: Thông báo kết quả trắc nghiệm về nguyện vọng ngành nghề, nhận thức về nhu cầu rèn luyện phẩm chất nghề phù hợp, xu hướng nghề của học sinh.

Sau khi kết thúc một học kỳ, một năm học, Tổ tư vấn hướng nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra trắc nghiệm bằng phiếu trắc nghiệm và tổng hợp kết quả tự đánh giá và lựa chọn khối thi, trường dự định thi vào, nghề nghiệp của học sinh sau mỗi năm học để theo dõi phân luồng học sinh, tham mưu cho Ban Giám hiệu về biện pháp điều chỉnh hướng nghiệp cho học sinh kịp thời.

Bảng tổng hợp kết quả GDHN dành cho giáo viên phụ trách lớp,giáo viên phụ trách có trách nhiệm thống kê và chuyển kết quả cho tổ tư vấn hướng nghiệp tổng hợp theo dõi. Trong bảng tổng hợp này, giáo viên phụ trách lớp cần có ý thức phân loại, sắp xếp các nhóm học sinh theo định hướng nghề nghiệp phù hợp, có nhận xét cho từng nhóm cụ thể và ghi rõ những kết quả chuyển biến từ đầu đến cuối học kỳ. Tiếp đó, bảng tổng hợp kết quả GDHN của học sinh sẽ được sắp xếp và tập hợp theo khối lớp và toàn trường. Để tổng hợp kết quả GDHN của toàn trường tác giả đã xây dựng bảng tổng hợp [Phụ lục số 2.5.Mẫu 4] dành cho tổ tư vấn hướng nghiệp thống kê kết quả GDHN cho học sinh toàn trường theo năm học. Tổ tư vấn hướng nghiệp có trách nhiệm thống kê và báo cáo kết quả với Hiệu trưởng, đề xuất


các phương án tổ chức GDHN và phân luồng học sinh theo kết quả đã thu được của kỳ học/ năm học trước.

* Tổ chức xây dựng bộ khung đánh giá hiệu quả công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển nhân lực của địa phương

Để đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo định hướng phát triển nhân lực tỉnh Tuyên Quang, các trường THPT của tỉnh có thể dựa trên các gợi ý sau để triển khai thực hiện. Khung đánh giá này không chỉ dùng để đánh giá mà còn định hướng cho việc thực hiện quản lý GDHN ở nhà trường.

Tiêu chuẩn 1: Lập kế hoạch tổ chức HĐGDHN theo định hướng phát triển nhân lực địa phương

Kế hoạch GDHN của nhà trường phải xây dựng dựa trên các căn cứ phù hợp, phân tích bối cảnh cụ thể của trường, trong đó có phân tích nhu cầu nhân lực của tỉnh Tuyên Quang. Trong bản kế hoạch tổ chức GDHN, các cấp quản lý phải xác định được cụ thể, rõ ràng mức độ đạt được các các mục tiêu về giáo dục hướng nghiệp cho HS, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định của chương trình, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục của ngành, của Sở GD&ĐT đưa ra hàng năm; Lựa chọn các công việc cần làm, cách làm để đạt được các mục tiêu đó. Kế hoạch cũng cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ nhóm, cá nhân trong nhà trường, định rõ thời gian, tiến độ để mọi người thực hiện.

Các mục tiêu, hoạt động GDHN đề cập trong kế hoạch phải được xây dựng căn cứ vào mục tiêu giáo dục của ngành, của Tỉnh Tuyên Quang và được cụ thể hóa trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm của các năm học trước, phối hợp cập nhật với các yêu cầu giáo dục hướng nghiệp của năm học tiếp theo.

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện HĐGDHN

Trong tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện HĐGDHN, cần kiện toàn được bộ phận phụ trách GDHN (ban GDHN); Huy động được các lực lượng tham gia GDHN, cơ chế phối hợp giữa nhà trường với TTGDN-GDTX trong tổ chức GDHN cho HS, cơ chế phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn trong GDHN cho HS.

Tổ chức chỉ đạo triển khai GDHN phải chú ý GDHN cho HS gắn với phát triển cộng đồng, với thực tiễn đa dạng theo các vùng miền; tùy thuộc đặc điểm địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023