chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của họ mà còn thúc đẩy bảo vệ văn hóa và môi trường điểm đến du lịch; nâng cao khả năng trải nghiệm của du khách và chất lượng dịch vụ du lịch; giảm mâu thuẫn tiềm năng giữa người dân với du khách; tận dụng được những sáng kiến cho việc phát triển du lịch; thể hiện tính dân chủ trong quản lý và điều hành du lịch;… Có học giả cho rằng, sự phát triển du lịch thành công phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng [99]; sự tham gia của cộng đồng trong du lịch sẽ gia tăng hiệu quả của việc thực thi kế hoạch phát triển du lịch [102] và đạt được sự phát triển du lịch bền vững [121].
Hiện tại, người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng nông sản cho du khách (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm), hướng dẫn khách tham quan, bán hàng lưu niệm (chợ nổi Cái Bè và Cái Răng), thành lập và vận hành công ty du lịch (chợ nổi Cái Bè), tham gia góp ý cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch (chợ nổi Cái Bè và Cái Răng). Để thu hút người dân địa phương tham gia vào du lịch chợ nổi, các hoạt động trên nên được duy trì và mở rộng, kèm theo đó là tạo ra các hoạt động mới gắn với từng chợ nổi, cụ thể:
Bảng 3.2: Sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch chợ nổi
Hoạt động nên được duy trì và mở rộng | Hoạt động mới | |
Cái Bè | Chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng nông sản cho du khách, hướng dẫn khách tham quan, bán hàng lưu niệm, đóng góp ý kiến cho việc khai thác du lịch, thành lập và vận hành công ty du lịch. | Cung cấp ý tưởng và góp ý đối với dự án/đề án phát triển du lịch; đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách phát triển du lịch; phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí. |
Cái Răng | Chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng nông sản cho du khách, hướng dẫn khách tham quan, bán hàng lưu niệm, đóng góp ý kiến cho việc khai thác du lịch. | Cung cấp ý tưởng và góp ý đối với dự án/đề án phát triển du lịch; đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách phát triển du lịch; phục vụ nhu cầu lưu trú và vui chơi giải trí. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Sức Hấp Dẫn Của Chợ Nổi Cái Bè, Cái Răng Với Sự Hài Lòng, Dự Định Viếng Thăm Lặp Lại Và Giới Thiệu Của Du Khách
- Định Hướng Bảo Tồn Và Khai Thác Chợ Nổi Phục Vụ Du Lịch Của Trung Ương Và Địa Phương
- Duy Trì Và Cải Thiện Sức Mua Của Người Dân Địa Phương
- Đảm Bảo An Ninh Trật Tự Trong Du Lịch Và Sức Khỏe Của Du Khách
- Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 20
- Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 21
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng nông sản cho du khách. | Cung cấp ý tưởng và góp ý đối với dự án/đề án phát triển du lịch; đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách phát triển du lịch; hướng dẫn khách tham quan; bán hàng lưu niệm. | |
Ngã Năm | Chuyên chở khách tham quan, phục vụ ăn uống, bán hàng nông sản cho du khách. | Cung cấp ý tưởng và góp ý đối với dự án/đề án phát triển du lịch; đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách phát triển du lịch; hướng dẫn khách tham quan; bán hàng lưu niệm; phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và lưu trú. |
Nguồn: Tác giả, 2017
Để thực hiện giải pháp này, cần có sự chủ trì của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ và kiến thức du lịch cho người dân địa phương
Mục tiêu của nhóm giải pháp này nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho nhiều bên liên quan, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện sự hài lòng của du khách đối với điểm đến chợ nổi.
Nhân viên phục vụ có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch nói chung, điểm đến du lịch chợ nổi nói riêng. Một mặt, nhiều hoạt động du lịch đều có sự tham gia tích cực của đội ngũ nhân viên. Mặt khác, tiếp xúc với nhân viên phục vụ còn là động cơ du lịch của nhiều du khách. Điểm yếu của nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long là hạn chế về kiến thức và năng lực thuyết minh điểm đến, kiến thức tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng quản lý cảm xúc, năng lực ngoại ngữ,…
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ, các địa phương có thể: thống kê đầy đủ nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi của địa phương để có dữ liệu cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; nắm rõ trình độ học vấn, chuyên môn và nghiệp
vụ của đội ngũ nhân viên để có sự phân luồng trong đào tạo, bồi dưỡng; khảo sát du khách để có bức tranh chung về chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ, đồng thời nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu của họ đối với công tác phục vụ; xác định những kiến thức, kỹ năng cần đào tạo, bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng (các kiến thức, kỹ năng căn bản nên trang bị cho nhân viên phục vụ gồm tổng quan về du lịch, những quy định trong hoạt động du lịch, cấp cứu người bị đuối nước, tiếng Anh giao tiếp, công tác đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách, kỹ năng giao tiếp trong du lịch, quy định mới của pháp luật về du lịch, kỹ năng phục vụ du khách, văn hóa ứng xử, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,…); lập kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng; làm việc với các cơ sở đào tạo đúng chuyên môn, có uy tín và kinh nghiệm để tiến hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.
Người dân địa phương là chủ sở hữu của những yếu tố hấp dẫn du khách nên sự tham gia sâu rộng của họ vào những hoạt động du lịch chợ nổi có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của điểm đến. Tuy nhiên, người dân địa phương có điểm yếu là không hoặc ít có sự hiểu biết về du lịch. Điều này không những gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường điểm đến mà còn gây trở ngại trong việc đón tiếp, phục vụ du khách và thực hiện những dự án, kế hoạch phát triển du lịch chợ nổi theo hướng cộng đồng. Để cải thiện sự hiểu biết của người dân đối với du lịch, cần thiết lập hệ thống truyền thông du lịch ở chợ nổi; tổ chức những khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng du lịch ngắn hạn.
Các giải pháp này có thể được thực hiện thông qua sự chủ trì của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trên cơ sở phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin, cơ sở đào tạo du lịch.
3.3.3.3. Bảo vệ môi trường và cải thiện cảnh quan
Nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu hạn chế rác thải, chất thải, tăng mỹ quan nơi mua bán và tham quan, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng được yêu cầu trong khai thác du lịch.
Môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của du lịch chợ nổi. Một mặt, môi trường là yếu tố hấp dẫn du khách, mặt khác, nó là ngữ cảnh để các hoạt động du lịch diễn ra. Hơn nữa, sự hài lòng của du khách còn bị tác động bởi chất lượng môi trường. Vì vậy, khi môi trường không được bảo vệ, sức hấp dẫn
của điểm đến đối với du khách sẽ suy giảm, dẫn đến cầu du lịch cũng giảm theo. Nhiều nghiên cứu trên thế giới [105], [108], [128] cho thấy, du khách có xu hướng chọn những điểm đến sạch sẽ, có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường. Vấn đề nan giải nhất đối với môi trường du lịch chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm hiện nay là tình trạng rác thải và vấn đề vệ sinh. Nó không chỉ hiện diện trên sông nơi chợ nổi tọa lạc mà còn phổ biến ở bến tàu, bến đò, bãi đỗ xe. Để giải quyết vấn đề này cần kết hợp các biện pháp cung cấp thông tin và thuyết phục, dựa vào luật và quy tắc, khuyến khích và hành động.
Đối tượng xả thải rác trên chợ nổi nhiều nhất là người dân thương hồ và cư dân địa phương. Họ làm vậy bởi không có sự hiểu biết đầy đủ về ô nhiễm môi trường sông nước và những hệ lụy của nó, ý thức và trách nhiệm chưa cao, không nghĩ đến lợi ích lâu dài, đặt sự thuận tiện cho bản thân lên trên hết. Để hạn chế tình trạng xả thải rác của các đối tượng này, cần cung cấp thông tin cho họ về tầm quan trọng của sông nước, tác nhân gây ô nhiễm sông nước và những hệ lụy; tuyên truyền, vận động họ không đổ rác xuống sông; bố trí thùng đựng rác và khuyến khích họ đổ rác đúng nơi quy định; thiết lập bảng cấm vứt, thải rác bừa bãi, bỏ rác không đúng nơi quy định kèm theo cảnh báo số tiền phạt; thu gom và xử lý rác thải; lôi kéo người dân tham gia vào hoạt động du lịch.
Rác thải ở bến tàu du lịch và bãi đỗ xe tham quan chợ nổi được tạo ra bởi người dân địa phương và du khách. So với người dân địa phương, du khách có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nhưng còn lâu nhân loại mới có thể chuyển đổi được các xã hội xả thải. Bố trí thùng đựng rác ở những nơi thích hợp, thiết lập bảng nội quy về hành vi xả thải rác; phổ biến bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là những cách thức có thể giảm thiểu tình trạng rác thải bừa bãi.
Mặc dù đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường sông nước ở chợ nổi là người dân thương hồ và cư dân địa phương nhưng không thể phủ nhận sự góp phần của du khách. Bên cạnh những người có ý thức tốt vẫn còn không ít du khách thờ ơ, vô cảm đối với môi trường. Hơn nữa, không có nơi để bỏ rác cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi cho rác xuống sông. Tình trạng này có thể được khắc phục thông qua việc nâng cao sự hiểu biết của các đơn vị/cá nhân cung ứng phương tiện vận chuyển
khách về những quy định đối với bảo vệ môi trường du lịch trong luật du lịch; bắt buộc các phương tiện chuyên chở khách phải có thùng đựng rác; khuyến khích hướng dẫn viên nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường. Ở chợ nổi Amphawa của Thái Lan có đội thu gom rác trên sông. Cách làm này mang lại hiệu quả đối với công tác bảo vệ môi trường sông nước của điểm đến. Thiết nghĩ nên thành lập đội thu gom rác ở chợ nổi, bến tàu du lịch, bến đò và bãi đỗ xe tham quan chợ nổi.
Đi vệ sinh trực tiếp xuống sông là thói quen của người dân thương hồ. Hành vi này vừa gây ô nhiễm môi trường sông nước vừa gây phản cảm đối với du khách. Du khách cảm nhận thế nào khi thấy phía sau mỗi ghe là một cầu vệ sinh lộ thiên trong lúc tham quan và ăn uống ở chợ nổi. Để bảo vệ môi trường, tôn trọng du khách và phát triển dịch vụ ăn uống vấn đề này cần phải được chấn chỉnh. Xây dựng nhà vệ sinh công cộng và khuyến khích người dân thương hồ sử dụng là cần thiết.
Cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và du lịch chợ nổi nói riêng. Những nơi có cảnh quan đẹp, bài trí hấp dẫn và sạch sẽ không chỉ thỏa mãn nhu cầu thị giác mà còn tạo tâm lý phấn chấn và kích thích khả năng tiêu dùng của du khách. Thật khó tưởng tượng nỗi đối với việc thưởng ngoạn và ăn uống ở nơi có cảnh quan tệ hại. Đây là lời chia sẻ của du khách nước ngoài khi đến tham quan chợ nổi Cái Bè. Để có không gian cho hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển các dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của du khách, chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm cần cải tạo cảnh quan, cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Cải thiện cảnh quan chợ nổi
Những việc cần làm | |
Cái Bè | Dọn dẹp rác thải ở hai bên bờ sông và tuyến dân cư nơi chợ nổi tọa lạc; sửa sang lại những ngôi nhà tạm bợ ven sông; vệ sinh và sắp xếp trật tự khu chợ phố ở hai bên chợ nổi. |
Cái Răng | Dọn dẹp rác thải ở hai bên bờ sông và tuyến dân cư nơi chợ nổi tọa lạc; sửa sang lại những ngôi nhà tạm bợ ven sông; xây dựng bờ kè; thay thế những bè nổi cũ kỹ, lụp xụp bằng những bè nổi chắc chắn, khang trang; di dời những bãi vựa gỗ đến vị trí khác; vệ sinh và sắp xếp trật tự khu chợ Bách hóa tổng hợp - ăn uống - giải khát và Rau củ quả - thực phẩm tươi sống. |
Dọn dẹp rác thải ở bờ sông và tuyến dân cư nơi chợ nổi tọa lạc; phát hoang bụi rậm; xây dựng bờ kè; cải tạo khu bãi bùn thành nơi phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm và tham quan. | |
Ngã Năm | Dọn dẹp rác thải ở hai bên bờ sông và tuyến dân cư nơi chợ nổi tọa lạc; sửa sang nhà cửa; nâng cấp đường đi bộ ven sông; phát hoang bụi rậm. |
Nguồn: Tác giả, 2017
Để thực hiện các giải pháp trên, cần sự đảm nhiệm chính của Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Quản lý đô thị/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
3.3.3.4. Đảm bảo sự hợp lý và thống nhất giá cả dịch vụ du lịch
Mục tiêu của giải pháp này nhằm nâng cao sự hiểu biết của đối tượng kinh doanh về mối quan hệ giữa giá cả dịch vụ và nhu cầu du lịch của du khách, điều chỉnh và thống nhất giá cả dịch vụ cho hợp lý, thu hút du khách đến tham quan.
Giá cả dịch vụ là một trong những yếu tố có khả năng hút và đẩy du khách ở điểm đến du lịch. Giả định các yếu tố khác như nhau, điểm đến nào giá thấp sẽ thu hút du khách, ngược lại du khách sẽ bị đẩy khi giá cả của điểm đến cao. Điều này thể hiện quy luật đàn hồi nhu cầu của du lịch: giá cao nhu cầu thấp, giá thấp nhu cầu cao. Vì vậy, để kích cầu, giải pháp hiệu quả của mọi điểm đến là cung cấp các dịch vụ với mức giá cạnh tranh nhằm giảm sự chịu đựng trong chi tiêu của du khách.
Du khách cho rằng, giá cả dịch vụ mua sắm, ăn uống và tham quan ở chợ nổi tương đối hợp lí. Điều này cho thấy, giá trị họ nhận được thấp hơn giá trị họ bỏ ra. Vì vậy, để phát triển du lịch chợ nổi bền vững, các nhà cung ứng cần xác định mức giá dịch vụ hợp lý để đạt đồng thời hai mục tiêu: đơn vị/cá nhân kinh doanh có lời và thỏa mãn mong đợi của khách hàng. Để thực hiện được điều này, cần cung cấp thông tin cho các đối tượng kinh doanh dịch vụ về mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu du lịch của du khách; rà soát và điều chỉnh giá các loại dịch vụ cho hợp lí; thống nhất và niêm yết giá các loại dịch vụ quan trọng; kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm.
Giải pháp này có thể được thực hiện thông qua vai trò chính của Sở Công thương phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Văn hóa và Thông tin.
3.3.3.5. Cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khai thác chợ nổi vào du lịch, tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại, tham quan, mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí của du khách.
Đối với du lịch nói chung, du lịch chợ nổi nói riêng, cơ sở hạ tầng có những vai trò hết sức quan trọng. Thứ nhất, nó là nền tảng hỗ trợ cho hoạt động khai thác tiềm năng du lịch. Thứ hai, mức độ hài lòng của du khách đối với chuyến đi có liên quan đến cơ sở hạ tầng. Vì lẽ đó, cơ sở hạ tầng được xem là nhân tố quan trọng cho sự thành công của ngành du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một bộ phận của sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch chợ nổi nói riêng nên việc thưởng ngoạn tài nguyên du lịch, mức độ tiện nghi, những trải nghiệm và ấn tượng đối với chuyến đi của du khách phần lớn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của nó.
Bãi đỗ xe nơi tham quan chợ nổi Cái Bè và các điểm phụ cận bị xuống cấp nhiều do sự phá hủy của xe tải và xe khách, hơn nữa, không gian đỗ xe khá chật chội bởi hàng ngày có nhiều xe tải và xe khách đỗ đậu. Điểm yếu của bến tàu du lịch Cái Bè là tính thẩm mỹ thấp, khả năng đảm bảo sự an toàn cho du khách chưa cao, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu gia tăng của du khách trong tương lai, ít đem lại cảm giác thích thú cho du khách.
Tham quan chợ phố cạnh chợ nổi là hoạt động yêu thích của không ít du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Khi bờ kè sông Cần Thơ chưa được xây dựng, đoạn nhà lồng chợ 2 và 3 hàng ngày có một số đoàn khách tham quan bởi có cầu tàu. Từ khi bờ kè được xây dựng, cầu tàu mất đi, không thấy du khách đến tham quan khu chợ.
Đến bến phà Ô Môi, thuê phương tiện tham quan chợ nổi và các điểm phụ cận là hoạt động của một số du khách. Chức năng chính của bến phà là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân lại phải gánh thêm chức năng phục vụ hoạt động du lịch. Vì lẽ đó, tình trạng mất trật tự, vệ sinh môi trường không đảm bảo, thiếu sự an toàn, quá đông đúc là điều không thể tránh khỏi.
Hiện chưa có bãi đỗ xe và bến tàu du lịch chuyên dụng cho việc tham quan chợ nổi Ngã Năm và các điểm phụ cận bằng đường thủy. Việc đỗ xe tùy tiện ở đường Hùng Vương gây cản trở giao thông và mất an toàn. Bên cạnh đó, không thể sử dụng bến đò làm bến tàu du lịch bởi không gian chật chội, kế cận chợ nổi và đáp ứng nhu cầu đi lại, mua bán của người dân.
Chỉ có đội thuyền du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng đủ tiêu chuẩn cho việc phục vụ cả khách lẻ và khách đoàn. Hai chợ nổi còn lại (Long Xuyên và Ngã Năm), người dân sử dụng ghe trong việc chuyên chở khách nên hạn chế về mức độ an toàn, thiếu tính thẩm mỹ và không thể tiếp nhận cùng lúc một lượng khách lớn. Hiện tại số cơ sở ăn uống và mua sắm ở chợ nổi rất ít. Chợ nổi Cái Răng có 1 du thuyền phục vụ ăn uống và mua sắm, 3 bè nổi phục vụ ăn uống, 1 bè nổi bán trái cây, 1 quán phục vụ ăn uống. Trong khi đó, chỉ có 1 tàu phục vụ ăn uống trên chợ nổi Cái Bè. Các chợ nổi còn lại chưa có những cơ sở này.
Trên cơ sở những phân tích trên cùng kế hoạch hành động của địa phương, một số hoạt động nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chợ nổi như sau:
Bảng 3.4: Một số hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch chợ nổi
Cơ sở hạ tầng | Cơ sở vật chất kỹ thuật | |
Cái Bè | Di dời bãi đỗ xe tải và nâng cấp bãi đỗ xe, xây dựng công viên trái cây, khu thương mại và dịch vụ, bến tàu du lịch, nhà vệ sinh công cộng. | Mua sắm ghe phục vụ nhu cầu ăn uống và mua sắm của du khách; xây dựng nhà hàng, cửa hiệu, tụ điểm giải trí phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm và giải trí của du khách; xây dựng nhà trưng bày. |
Cái Răng | Xây dựng cầu tàu du lịch để có chỗ neo đậu tàu, du khách có thể lên bờ và tham quan chợ phố; cải tạo hệ thống điện ven sông; xây dựng nhà vệ sinh công cộng. | Xây dựng nhà hàng nổi, cửa hàng nổi ven sông, trạm dừng chân; mua sắm ghe hàng nhỏ và lớn, du thuyền, tàu du lịch đường dài; xây dựng nhà trưng bày, khu biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử; phát triển cơ sở lưu trú. |