Chỉ Đạo Thực Hiện Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày Ở Trường Trung Học Cơ Sở

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức BTTMĐ là sự can thiệp của Hiệu trưởng/CBQL vào toàn bộ quá trình quản lý BTTMĐ để bảo đảm việc thực hiện BTTMĐ được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo BTTMĐ sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Công tác chỉ đạo thực hiện BTTMĐ trong trường THCS được tiến hành như sau:

Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, xây dựng kế hoạch, chương trình BTTMĐ dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường THCS. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS THCS tham gia các BTTMĐ theo chủ đề, chủ điểm và dạy các môn học văn hóa trên lớp.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động BTTMĐ: hoạt động BTTMĐ càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động BTTMĐ để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh BTTMĐ ngoài thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường, tham gia bồi dưỡng.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động BTTMĐ căn cứ vào: mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ và năm học; kế hoạch

học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp; đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh THCS theo địa bàn; điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động BTTMĐ và thực hiện kế hoạch BTTMĐ. Hoạt động BTTMĐ phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Hoạt động BTTMĐ phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh được BTTMĐ cuộc sống thực tế gắn việc “học đi đôi hành”, bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động BTTMĐ giáo viên giữ gìn tri thức cho học sinh, thêm yêu văn hóa truyền thống của tộc người.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho BTTMĐ như các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để BTTMĐ được tiến hành thuận lợi, mang lại hiệu quả thông qua huy động ngân sách của nhà nước, từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các lực lượng xã hội tại địa phương tài trợ.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả BTTMĐ nhằm phân loại, có biện pháp kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân. Ba khía cạnh cần xây dựng tiêu chí khi học tập BTTMĐ đó là: kiến thức, thái độ và năng lực của học sinh.

Như vậy, chỉ đạo hoạt động BTTMĐ không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều chỉnh các hoạt động BTTMĐ của nhà trường trong công tác quản lý.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá hoạt động BTTMĐ là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức BTTMĐ của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện BTTMĐ giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần:

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BTTMĐ cho học sinh THCS đã xây dựng

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các BTTMĐ cho học sinh THCS theo từng đợt

- Kiểm tra, đánh giá kết quả BTTMĐ cho học sinh và GV thông qua sự trưởng thành về nhận thức, thái độ và năng lực

- Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt BTTMĐ cho học sinh THCS

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh THCS

- Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức BTTMĐ cho học sinh THCS cho chu kỳ sau.

Như vậy, quản lý BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở trường THCS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp, phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý BTTMĐ không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng

của một quá trình quản lý BTTMĐ là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số

Các vùng dân tộc thiểu số thường có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, suối sâu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do các đặc điểm địa hình khiến dân cư phân bố không đồng đều và các dân tộc sống đan xen, phân tán. Chính những khó khăn về điều kiện tự nhiên làm cho đời sống của người dân ở vùng dân tộc thiểu số nghèo nàn, trình độ dân trí thấp và còn tồn tại nhiều hủ tục. Những yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS nói riêng.

1.5.2. Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số

Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục là mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời. Kinh tế phát triển thì sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho giáo dục phát triển và ngược lại, nếu giáo dục phát triển thì sẽ nâng cao trình độ dân trí, trình độ nguồn nhân lực đáp ứng cho kinh tế phát triển. Trên thực tế thì điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều những hạn chế và khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các vùng miền khác trên cả nước, cơ sở vật chất hạ tầng còn nghèo nàn. Vì thế mà công tác giáo dục trên những địa bàn này còn gặp nhiều khó khăn.

Đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Do những hạn chế về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất trường học cũng còn nghèo nàn, thiếu thốn về tài liệu và trang thiết bị dạy học. Sách trong thư viện của các trường vùng DTTS chủ yếu là sách giáo khoa hay

sách tham khảo,nhìn chung những sách này cũng ít có tác dụng với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh.

1.5.3. Chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Có thể khẳng định rằng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc thiểu số là một chính sách đúng đắn và nhất quán.

1.5.4. Chương trình giáo dục và sách giáo khoa

Việc triển khai chương trình giáo dục và sách giáo khoa ở các vùng dân tộc trong một điều kiện hoàn toàn khác với những vùng miền xuôi, thành thị. Những điều kiện học tập của học sinh DTTS còn nhiều khó khăn, có sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa học sinh THCS vùng DTTS và những vùng miền khác. Nên đôi khi những kiến thức trong sách giáo khoa còn chưa xát với đặc điểm vùng miền của học sinh DTTS và chưa hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

1.5.5. Đội ngũ giáo viên

Chúng ta đều biết rằng trong các yếu tố làm nên hệ thống giáo dục thì đội ngũ giáo viên có một vị trí hết sức quan trọng. Họ chính là người hiện thực hóa các tư tưởng giáo dục. Đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số thì yếu tố giáo viên cũng có ảnh hưởng rất lớn. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS chưa thực sự đạt được hiệu quả cao đó là vì chúng ta thiếu đi một đội ngũ giáo viên cần thiết trong hoạt động giáo dục này. Khi trình bày nguyên nhân của việc thất bại trong công tác giáo dục song ngữ ở địa bàn người Thái, Cầm trọng có nêu:“không đủ giáo viên để thực hiện chương trình học xen kẽ hai thứ tiếng. Giáo viên người Thái có thể giảng dạy được thì vô cùng thiếu, giáo viên người Kinh chỉ biết chữ quốc ngữ và tiếng phổ thông không thể dạy

được.” Một thực tế có thể nhận thấy, đó là ở các trường sư phạm (đại học và cao đẳng) chưa có chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy bằng tiếng dân tộc thiểu số.

1.5.6. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong công tác giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS nói riêng. Khi phối hợp được các lực lượng trên sẽ tạo ra được môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh, việc “xã hội hóa giáo dục” sẽ nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục.

Đối với các vùng DTTS, khi nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội và của nhân dân còn thấp hơn so với các vùng khác, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn thì việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần tạo ra môi trường lành mạnh và rộng khắp để học sinh DTTS có thể được học tập và sử dụng thường xuyên, linh hoạt tiếng mẹ đẻ của mình, nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số ở nước ta. Từ đó nảy sinh ra những hạn chế, những khó khăn cần có có biện pháp khắc phục để công tác trên đạt hiệu quả cao hơn.

1.5.7. Đặc điểm của HS dân tộc thiểu số

Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các em cư trú, thông qua các hoạt động giao tiếp. Cách nói, cách nghĩ và hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn. Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc. Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng

thắn, bình đẳng. Giao tiếp với người lạ các em thiếu tự tin, kỹ năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi. Do kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từ nhỏ của cộng đồng. Do đó mà ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho bản thân mình.

Kết luận chương 1

Chương trình hoạt động giáo dục BTTMĐ cho trường THCS mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương trong giáo dục BTTMĐ. Chương 1 đã xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS của người hiệu trưởng gồm 4 chức năng đó là: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: đến quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp giáp dục được đề xuất chương 2, chương 3 sẽ đem lại hiệu quả hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về giáo dục cấp THCS huyện Định Hóa

Qua bảng số liệu cho thấy về quy mô giáo viên THCS huyện Định Hóa giảm hàng năm, năm học 2016-2017 có 452 người, năm học 2017-2018 giảm còn 443 người và năm học 2018-2019 giảm còn 436 người, nằm trong lộ trình tinh giản biên chế thừa, các trường THCS đã tiến hành rà soát nguồn giáo viên theo đề án vị trí việc làm và tinh giản GV thừa các bộ môn. Trình độ giáo viên cải thiện đáng kể, trình độ đại học tăng, trình độ cao dẳng và trung cấp giảm nhiều, năm học 2016-2017 có 50,6% đại học, 32,4% cao đằng và 17% trung cấp; đến năm học 2017-2018 có 53,2% đại học, 30,6% cao đằng và 16,2% trung cấp; năm học 2018-2019 có 58,7% đại học, 28% cao đằng và 13,3% trung cấp. Như vậy chất lượng GV các trường tăng đáp ứng chương trình giảng dạy và chuẩn giáo viên nghề nghiệp cho địa bàn.

Bảng 2.1: Quy mô và trình độ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2016-2018


Cấp học

Tổng số

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tổng

số

Tỷ lệ

%

Tổng

số

Tỷ lệ

%

Tổng

số

Tỷ lệ

%

Năm học

2016-2017

452

229

50,6

146

32,4

77

17

Năm học

2017-2018

443

236

53,2

135

30,6

72

16,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023