Nhận Thức Của Hs Lớp 9 Huyện Giao Thủy Về Vấn Đề Xâm Hại, Lạm Dụng Tình Dục

* Nhận xét chung

Từ số liệu thu được cho thấy phần lớn học sinh huyện Giao Thủy đã nhận thức được hậu quả xấu của việc nạo phá thai ở tuổi VTN. Khi được hỏi cụ thể thì các em cho rằng việc có thai trước hôn nhân là không thể chấp nhận được. Tất cả các hậu quả đều được các em nhận biết, chỉ có khác nhau ở tương quan tỷ lệ của mỗi hậu quả. Một số hậu quả mà các em biết đến nhiều hơn là:

- Có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần: 85.8%

- Dễ mắc bệnh phụ khoa: 67.1%

- Ảnh hưởng đến học tập: 63.3%

- Dẫn đến vô sinh: 58.7%

- Có thể gây tử vong: 55.4%

- Tốn kém về kinh tế: 51.7%

Tỷ lệ HS không biết hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 11.2%. Bên cạnh đó thì những hậu quả như: “Bạn bè, người thân lên án’(38.3%) và “Nhiễm HIV/AIDS”(30%).

Thông qua số liệu trên ta có thể thấy rằng, VTN đã có cách nhìn nhận tương đối đúng đắn về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN. Nhưng tiếc rằng sự hiểu biết của các em mới chỉ dừng lại ở mức đọ cảm tính chứ chưa thực sự có cái nhìn sâu rộng, vì khi được hỏi thì có em đã trả lời: “Em chưa thực sự hiểu về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN mà em chỉ có nghe loáng thoáng đến những hậu quả ấy mà thôi.”. Như vậy, cho dù trong công tác tuyên truyền giáo dục vấn đề sức khỏe có tốt đi bao nhiêu chăng nữa mà không chú trọng đến hậu quả thì công tác ấy vẫn không thể nói là có hiệu quả. Do đó trong công tác GDSKSS chúng ta cần đi trước, đón đầu, định hướng trước những hậu quả không may xảy ra cho các em.

* Xét theo trường

HS của cả hai trường có sự nhận thức tương đối đồng đều về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN. Cụ thể:

- Dễ mắc bệnh phụ khoa:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 67.5% Trường THCS xã Giao Hà: 66.7%

- Dẫn đến vô sinh:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 60% Trường THCS xã Giao Hà: 57.5%

- Ảnh hưởng đến học tập:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 64.2%% Trường THCS xã Giao Hà: 62.5%

- Có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 87.5% Trường THCS xã Giao Hà: 84.2%

- Có thể gây tử vong

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 56.7% Trường THCS xã Giao Hà: 54.2%

- Bạn bè người thân lên án

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 39.2% Trường THCS xã Giao Hà: 37.5%

- Nhiễm HIV/AIDS:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 32.5% Trường THCS xã Giao Hà: 27.5%

- Tốn kém về kinh tế:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 52.5% Trường THCS xã Giao Hà: 50.8%

- Không biết:

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 10% Trường THCS xã Giao Hà: 12.5%

* Xét theo giới

Kết quả điều tra cho thấy rằng tỷ lệ nhận thức của giới nữ về hậu quả của nạo phá thai ở tuổi VTN cao hơn so với nam:

Dễ mắc bệnh phụ khoa: Nam: 63.5% Nữ: 68% Dẫn đến vô sinh: Nam: 55.1% Nữ: 55.7% Ảnh hưởng đến học tập: Nam: 61.8% Nữ: 64.7%

Có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần: Nam: 86.4% Nữ: 87.7%

Có thể gây tử vong: Nam: 53.4% Nữ: 54.9% Bạn bè người thân lên án: Nam: 33.9% Nữ: 35.2% Nhiễm HIV/AIDS Nam: 26.3% Nữ: 28.7%

Tốn kém về kinh tế: Nam: 50% Nữ: 50.8%

Không biết: Nam: 16.1% Nữ: 7.4%

2.2.4. Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về vấn đề xâm hại, lạm dụng tình dục

VTN là lứa tuổi rất dễ bị xâm hại và lạm dụng tình dục, trong khi đó các em lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống để có thể ứng phó kịp thời trước những tình huống xảy ra.

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Những biểu hiện nào sau đây được coi là xâm hại, lạm dụng tình dục” thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:


Bảng 2.10: Nhận thức của HS về những biểu hiện của xâm hại và lạm dụng tình dục



Biểu hiện

Trường THCS

Thị Trấn Ngô Đồng

Trường THCS

xã Giao Hà

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

1. Khi một người có lời nói, cử chỉ, hành động khiến

người khác khó chịu

13

10.8

12

10

25

10.4

2. Nhìn chằm chằm hoặc động chạm vào một chỗ nào đó trên cơ thể người khác

63

52.5

61

50.8

124

51.7

3. Có những lời nói tán tỉnh, trêu chọc thô thiển hoặc tục tĩu, nhìn trộm người khác thay đồ hoặc tắm

87

72.5

85

70.8

172

71.7

4. Dùng tiền bạc, vật chất hoặc uy quyền ép người khác

tham gia vào hoạt động tình dục

120

100

118

98.3

238

99.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh huyện giao thủy - tỉnh Nam Định - 7

* Nhận xét chung

Xã hội phát triển kéo theo đó cũng xuất hiện nhiều luồng văn hóa không lành mạnh đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới các em, đặc biệt là vấn đề xâm hại và lạm dụng tình dục. Nhưng qua số liệu điều tra một kết quả đáng mừng rằng đại đa số HS đã có thể nhận biết được những dấu hiệu của việc xâm hại, lạm dụng tình dục: “Dùng tiền bạc, vật chất hoặc uy quyền ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục” (99.2%) và “Dùng tiền bạc, vật chất hoặc uy quyền ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục” (71.7%). Có nhiều em cho rằng ngay khi là bạn bè cũng trêu đùa nhau, nhiều khi cũng làm cho bạn khó chịu nhưng điều đó không có nghĩa là xâm hại và lạm dụng, tình dục, cho nên biểu hiện: “Khi một người có lời nói, cử chỉ, hành động khiến người khác khó chịu”(10.4%) và có 51.7% đồng ý: “Nhìn chằm chằm hoặc động chạm vào một chỗ nào đó trên cơ thể người khác”.

* Xét theo trường

HS của cả hai trường đều đã có những nhận thức đúng đắn về những biểu hiện của xâm hại và lạm dụng tình dục:

Số HS tán thành ý kiến: “Khi một người có lời nói, cử chỉ, hành động khiến người khác khó chịu”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 10.8% Trường THCS xã Giao Hà: 10%

Số HS đồng tình với ý kiến: “Nhìn chằm chằm hoặc động chạm vào một chỗ nào đó trên cơ thể người khác”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 52.5% Trường THCS xã Giao Hà: 50.8%

Số HS đồng ý với ý kiến: “Có những lời nói tán tỉnh, trêu chọc thô thiển hoặc tục tĩu, nhìn trộm người khác thay đồ hoặc tắm”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 72.5% Trường THCS xã Giao Hà: 70.8%

SKSSố HS tán thành ý kiến: “Dùng tiền bạc, vật chất hoặc uy quyền ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 100% Trường THCS xã Giao Hà: 98.3%

Khi đã nhận biết được các biểu hiện của xâm hại và lạm dụng tình dục, liệu các em đã biết cách phòng tránh, xâm hại lạm dụng tình dục chưa. Để hiểu được điều đó chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn để phòng tránh xâm hại và lạm dụng tình dục VTN cần phải làm gì?”


Bảng 2.11 : Nhận thức của HS về cách phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục



Cách phòng tránh

Trường THCS

Thị Trấn Ngô Đồng

Trường THCS

xã Giao Hà

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

1. Không đi một mình nơi đường vắng

80

66.7

78

65

158

65.8

2. Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở

nhà chỉ có một mình

33

27.5

29

24.2

62

25.8

3. Có cách ứng xử kịp thời, quyết đoán để bảo

vệ mình khỏi hành vi xâm hại tình dục

120

100

120

100

240

100

4. Giữ khoảng cách khi quan hệ với người khác giới

10

8.3

15

12.5

25

10.4

* Nhận xét chung

Qua số liệu trên ta thấy rằng số đông các em đã lựa chọn đúng biện pháp để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục có hiệu quả đó là: “Có cách ứng xử kịp thời, quyết đoán để bảo vệ mình khỏi hành vi xâm hại tình dục” (100%) và “Không đi một mình nơi đường vắng” (65.8%). Có ý kiến cho rằng: “Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà chỉ có một mình” (25.8%). Nhưng khi trò chuyện với các em, lại thấy rằng số ít HS còn thiếu cảnh giác, ít đề phòng vì các em cho rằng môi trường nơi các em đang sống rất an toàn và yên bình, thậm chí các em không hề có ý nghĩ rằng đối tượng lạm dụng tình dục đôi khi là những người sống xung quanh các em, những người các em tin tưởng, quý mến. Nhiều khi do sự hồn nhiên, trong sáng của các em đã để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 10.4% đồng ý rằng “Giữ khoảng cách khi quan hệ với người khác giới”. Như vậy có thể thấy rằng, đa số HS chưa có được những kỹ năng cần thiết để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục. Bởi các em vẫn nghĩ rằng cuộc sống, môi trường xung quanh em rất an toàn. Như vậy, khi GDSKSS cần phải cung cấp cho các em hiểu và có những kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với vấn đề xâm hại và lạm dụng tình dục.

* Xét theo trường

Giữa hai trường không có sự khác biệt nào lớn về tỷ lệ nhận biết cách phòng tránh xâm hại và lạm dụng tình dục. Điều đó được thể hiện qua những con số cụ thể sau:

Số HS đồng ý với ý kiến: “Không đi một mình nơi đường vắng”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 66.7% Trường THCS xã Giao Hà: 27.5%

Số HS đồng ý với ý kiến: “Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà chỉ có một mình

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 27.5% Trường THCS xã Giao Hà: 24.2%

Số HS đồng ý với ý kiến: “Có cách ứng xử kịp thời, quyết đoán để bảo vệ mình khỏi hành vi xâm hại tình dục”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 100% Trường THCS xã Giao Hà: 100%

Số HS đồng ý với ý kiến: “Giữ khoảng cách khi quan hệ với người khác

giới”


Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 8.3% Trường THCS xã Giao Hà: 12.5%

2.2.5 Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về quyền được chăm sóc SKSS

Chăm sóc SKSS là sự tổng hợp các biện pháp, kỹ thuật và dịch vụ dành cho SKSS để đạt được trạng thái khỏe mạnh bằng cách phòng và giải quyết các vấn đề SKSS. Tất cả mọi người, đặc biệt là nam nữ VTN có quyền hưởng và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Với câu hỏi đưa ra: “Theo bạn VTN được hưởng những quyền nào về chăm sóc SKSS” chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.12


Bảng 2.12: Nhận thức của HS về quyền được chăm sóc SKSS



Quyền

Trường THCS Thị

Trấn Ngô Đồng

Trường THCS xã

Giao Hà

Chung


TB

SL

%

SL

%

SL

%

Quyền được biết dầy đủ thông tin về SKSS một cách thường xuyên liên tục dưới mọi hình thức, trước khi trở thành

người trưởng thành


15


12.5


13


10.8


28


11.7


2

Quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện phù hợp

8

6.7

7

5.8

15

6.2

3

Được giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, cộng

đồng, xã hội một cách tốt nhất


2


1.7


3


2.5


5


2.1


4

Tất cả các quyền trên

112

93.3

108

90

220

91.7

1

* Nhận xét chung

Đa số HS (91.7%) lựa chọn cả 3 quyền được chăm sóc SKSS mà chúng tôi đưa ra, điều đó cho thấy hầu hết các em đã có ý thức rõ về quyền được chăm sóc SKSS của bản thân cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó thì cũng còn một tỷ lệ HS chỉ biết 1 hoặc 2 trong số 3 quyền được chăm sóc SKSS, cụ thể: “Quyền được biết dầy đủ thông tin về SKSS một cách thường xuyên liên tục dưới mọi hình thức, trước khi trở thành người trưởng thành”(11.7%)

và “Quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện phù hợp” (6.2%), “Được giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng, xã hội một cách tốt nhất”(2.1%). Tuy rằng tỷ lệ trên không cao nhưng đó cũng là một tỷ lệ đáng được quan tâm trong công tác GDSKSS, cần phải giúp cho HS có được những kiến thức hiểu biết về những quyền chăm sóc SKSS mà các em được hưởng.

* Xét theo trường

Tỷ lệ nhận thức của hai trường về quyền được chăm sóc SKSS là tương đương nhau:

“Quyền được biết dầy đủ thông tin về SKSS một cách thường xuyên liên tục dưới mọi hình thức, trước khi trở thành người trưởng thành”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 12.5% Trường THCS xã Giao Hà: 10.8%

“Quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện phù

hợp”


Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 6.7% Trường THCS xã Giao Hà: 5.8%

“Được giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đôi

với trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng, xã hội một cách tốt nhất”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 1.7% Trường THCS xã Giao Hà: 2.5%

“Tất cả các quyền trên”

Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 93.3% Trường THCS xã Giao Hà: 90%

2.3. Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên huyện Giao Thủy về GDSKSS VTN

2.3.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên huyện Giao Thủy về vấn đềGDSKSS VTN

Chúng tôi đã đánh giá nhận thức, thái độ của cán bộ, giáo viên của huyện Giao Thủy về vấn đề GDSKSS VTN qua câu hỏi: “Thầy cô đánh giá mức độ quan tâm của cán bộ nhà trường về vấn đề GDSKSS cho HS như thế nào?”. Mức độ quan tâm được trả lời như sau:

- Rất quan tâm : chiếm 15.5%

- Quan tâm : chiếm 51.7%

- Ít quan tâm : chiếm 32.8%

- Không quan tâm: chiếm 0%

Số cán bộ, giáo viên “Rất quan tâm” (15.5%) và “ Quan tâm” (51.7%) đến vấn đề GDSKSS cho HS chiếm tỷ lệ cao hơn so với số cán bộ, giáo viên “Ít quan tâm” (32.8%). Như vậy có thể thấy rằng vấn đề GDSKSS rất dược cán bộ, giáo viên quan tâm, khi được hỏi thêm thì các thầy cô cho biết: “Xã hội bây giờ khác xưa rồi, những vấn đề liên quan đến SKSS cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, bởi ở lứa tuổi của các em cần phải biết nếu để các em lớn lên mới cho biết thì e rằng sẽ muộn”

2.3.2 Nhận thức của cán bộ, giáo viên huyện Giao Thủy về nội dung GDSKSS VTN

Khi được hỏi: “Thầy(cô) đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của một số chủ đề về SKSS dưới đây đối với bản thân mỗi cá nhân học sinh”

Với những nội dung GDSKSS mà chúng tôi đưa ra, đại đa số thầy cô cho là cần thiết đối với HS THCS (bảng 2.13)

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí