Một Số Vấn Đề Về Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Thực Hành Cho Gv Dạy Nghề Các Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp

không bị kéo dài. Căn cứ để theo dõi là bảng tiến độ và lịch của toàn khoá bồi dưỡng. Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi. Vì vậy người quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững được các qui định đã ghi trong kế hoạch bồi dưỡng, mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi bảo đảm cho đào tạo đạt được kết quả cao, không được cắt xén tuỳ tiện chương trình và thời gian khóa học.

* Quản lý nội dung kế hoạch bồi dưỡng

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho cho GV dạy nghề theo đúng với mục tiêu bồi dưỡng từ đó vận dụng vào thực tiễn.

* Quản lý hoạt động bồi dưỡng dạy thực hành của giáo viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng dạy thực hành của giáo viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong qui định về nhiệm vụ của người giáo viên. Nội dung quản lý bao gồm:

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế; Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng...

1.3. Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề

Mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu chung: Phát triển và hoàn thiện nhân cách để có một đội ngũ giáo viên DTHN giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

- Chuẩn hóa giáo viên DTHN theo quy định của chức danh giáo viên (giáo viên sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng).

- Nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao trình độ tay nghề.

- Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ mới.

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề

Nội dung bồi dưỡng NLDTH cho GVDN, bao gồm:

- Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành (cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng biên soạn giáo án, kỹ năng thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành và kỹ năng lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học).

- Bồi dưỡng kỹ năng thuộc nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành (cần tập trung bồi dưỡng năng lực sư phạm và một số năng lực, kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thao tác mẫu, kỹ năng phân tích các thao tác khó, năng lực kết hợp lý thuyết và thực hành, năng lực liên hệ thực tế...).

- Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập (cần bồi dưỡng năng lực phân tích kết quả thực hiện bài tập của học sinh, năng lực xử lý thông tin phản hồi).

1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng NLDTH cho GV dạy nghề

Giáo viên dạy nghề có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Giáo viên dạy nghề cần được đào tạo để có các năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó năng lực dạy thực

hành là một trong những năng lực rất cần thiết. Trong quá trình đào tạo nghề, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì cần phải nâng cao năng lực dạy thực hành.

Để thực hiện được nhiệm vụ dạy thực hành nghề, giáo viên dạy nghề cần được bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ. Bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề nhằm đạt mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề là quá trình tác động vào đối tượng người học (giáo viên dạy nghề) nhằm nâng cao năng lực dạy thực hành trong đào tạo nghề hay có thể hiểu một cách khác, phương pháp bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề là cách thức tác động vào giáo viên dạy nghề nhằm giúp họ tốt hơn về kỹ năng nghề, về phương pháp dạy thực hành, bổ sung những kiến thức, năng lực mà giáo viên còn thiếu.

Để thực hiện, triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề cần sử dụng các phương pháp bồi dưỡng sau:

- Các phương pháp dạy học cơ bản: Sử dụng các phương pháp này để giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản của nội dung bồi dưỡng đến từng người học (giáo viên dạy nghề) như: phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu tài liệu... Trong quá trình giảng dạy, cần phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học (giáo viên dạy nghề tham gia bồi dưỡng).

- Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực, cần thiết trong quá trình bồi dưỡng cho đối tượng là giáo viên dạy nghề, nhằm khai thác những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên đã có. Từ đó, giảng viên cung cấp những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên còn thiếu.

Phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện cụ thể: giảng viên chia người học thành các nhóm, đưa ra chủ đề cần thảo luận, các nhóm tiến hành thảo luận, từng nhóm lên trình bày kết quả, giảng viên nhận xét và khái quát hóa vấn đề.

- Phương pháp luyện tập: giảng viên đưa ra các yêu cầu, bài tập cho người học luyện tập để hình thành kỹ năng như soạn giáo án, thiết kế phiếu thực hành, cách sử dụng từng phương pháp,...

- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề

- Dạy học trải nghiệm: Giảng viên thiết kế, tạo ra các tình huống để người học tham gia trải nghiệm, cụ thể: cho người học tiếp xúc, làm việc trực tiếp nghề, với công việc dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên. Từ đó, người học tự tiếp thu những kiến thức cần thiết của nghề. Phương pháp này sử dụng cho các đợt tập huấn nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho giáo viên dạy thực hành.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Như vậy, với đối tượng người học là giáo viên dạy nghề tham gia bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cần sử dụng linh hoạt các phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng.

1.3.4. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV dạy nghề

Có nhiều hình thức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV dạy nghề:

- Theo thời gian: có bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn.

- Theo cách tổ chức: có bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ.

- Theo chu kỳ: có bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đột xuất.

- Theo sự kết hợp: là sự phối hợp giữa các loại hình trên. Ví dụ như: Bồi dưỡng dài hạn, tập trung; bồi dưỡng ngắn hạn tay nghề; bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ sư phạm...

Trong thực tế thường sử dụng loại hình bồi dưỡng kết hợp. Ngoài ra còn hình thức tự bồi dưỡng của từng cá nhân giáo viên.

1.3.5. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy thực hành nghề của GV dạy nghề

- Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành.

- Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành.

- Tiêu chí đánh giá NLDTHN của GVDN là công cụ quan trọng được sử dụng để điều tra thực trạng năng lực GVDN các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và đánh giá kết quả sau bồi dưỡng của nhóm giáo viên TN.

- Tiêu chí đánh giá NLDTH của GVDN được xây dựng trên các cơ sở sau:

+ Tiêu chí đánh giá một bài giảng thực hành được xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện bài giảng thực hành trong hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức.

+ Tiêu chí đánh giá một bài giảng trên lớp của GV dạy thực hành gồm 5 phần: Chuẩn bị bài giảng - Năng lực sư phạm - Năng lực chuyên môn - Đánh giá kết quả của người học - Thời gian thực hiện bài giảng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến năng lực sư phạm của giáo viên, thể hiện ở điểm đánh giá phần phương pháp chiếm tỷ trọng rất cao: 8,0 điểm/20 điểm (Phong thái tự tin; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu: 1,0 điểm - Kết hợp hợp lý các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học giúp người học tiếp thu được bài: 1,5 điểm - Kết hợp hợp lý giữa dạy kiến thức và kỹ năng để thực hiện được mục tiêu của bài giảng: 1,5 điểm).

Căn cứ vào quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chúng tôi xây dựng Tiêu chí đánh giá và điểm thành phần được trình bày tại bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành


TT

Tiêu chí đánh giá NLDTH của GVDN

Điểm

chuẩn

1

Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành

30

1.1

Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành

5

1.2

Chuẩn bị các điều kiện cho bài thực hành (vật tư, dụng cụ, thiết bị…)

5

1.3

Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành

5

1.4

Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành

3

1.5

Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy thực hành cho phần hướng

dẫn ban đầu

5

1.6

Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý trong quá trình

thực hiện giáo án

2

1.7

Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của bài thực hành

5

2

Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành

60

2.1.

Sư phạm

40

2.1.1

Tư thế, tác phong

5

2.1.2

Ngôn ngữ

2

2.1.3

Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề

2

2.1.4

Phối hợp các phương pháp dạy thực hành

5

2.1.5

Lựa chọn các bước thao tác mẫu

3

2.1.6

Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học

3

2.1.7

Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học

3

2.1.8

Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh

5

2.1.9

Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp

5

2.1.10

Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng

2

2.1.11

Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh

5

2.2

Chuyên môn

20

2.2.1

Nội dung dạy học

2

2.2.2

Cấu trúc bài giảng

1

2.2.3

Trình tự hướng dẫn các bước

1

2.2.4

Thao tác mẫu

5

2.2.5

Phân tích, làm mẫu các thao tác khó

4

2.2.6

Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học sinh trong

thực hành bài tập

3

2.2.7

Kết hợp lý thuyết và thực hành

2

2.2.8

Liên hệ thực tế

1

2.2.9

Củng cố bài

1

3

Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập

10

3.1

Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh

2

3.2

Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh

3

3.3

Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh

5


Tổng số điểm

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 4

Căn cứ Văn bản số 1329/TCDN-GV 2011 của Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên giảng viên dạy nghề theo chuẩn, trên cơ sở nội dung các tiêu chí và thang điểm đánh giá NLDTH của GVDN được chia ra làm 4 loại:

Bảng 1.2. Xếp loại NLDTH của GVDN


TT

Xếp loại NLDTH

của GVDN

Điểm xếp loại

Ghi chú

1

Loại giỏi

Từ 80 đến 100 điểm


2

Loại khá

Từ 70 đến < 80 điểm

Điểm mục 1, 2, 3 phải

đạt từ 70% trở lên

3

Loại trung bình

Từ 50 đến < 70 điểm

Điểm mục 1, 2, 3 từ

50% trở lên

4

Loại yếu

< 50 điểm


1.4. Một số vấn đề về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án.

Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, bao

gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương thức BD, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện công tác BD. Các Trung tâm cần lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV theo 4 bước như sau:

- Bước 1. Xác định nhu cầu cần BD của từng GV;

- Bước 2. Định hướng lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng phù hợp với từng giáo viên theo các lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể;

- Bước 3. Xây dựng kinh phí, đề xuất thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng;

- Bước 4. Phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng.

Như vậy, dưới góc độ quản lý thì việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những công việc như: Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.Nhu cầu cầu bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề là cơ sở quan trọng để chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng như xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện vật chất, nội dung, đội ngũ chuyên gia bồi dưỡng. Ngược lại, nhu cầu bồi dưỡng cũng có thể được tính toán từ việc xem xét các điền kiện vật chất và con người có thể huy động cho bồi dưỡng. Việc xem xét mối tương quan giữa nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và khả năng về các điều kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất để xác định khả năng tổ chức bồi dưỡng của cơ quan quản lý trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là căn cứ tiên quyết trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV dạy nghề các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Để xác định nhu cầu năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần phải thực hiện 2 việc: Thứ nhất, phân tích thực trạng đội ngũ GV dạy thực hành nghề để làm rõ: Họ là ai? Họ có vai trò như thế nào trong giáo dục nghề nghiệp? Họ đang ở trình độ nào? Năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Phải BD cái gì, phương pháp, hình thức BD như thế nào? Thứ hai, xuất phát từ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí