Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Các Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên

huyện Định Hóa cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức BTTMĐ cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa, từ đó có sự vận dụng đồng đều các nội dung và hình thức của BTTMĐ tại trường.

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Lập kế hoạch giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có BTTMĐ là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch BTTMĐ, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch BTTMĐ một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch BTTMĐ cho học sinh THCS còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với câu hỏi mục 1 câu số 5 của phụ lục 1. Kết quả cho thấy điểm trung bình đạt 3,79 điểm, cho thấy hoạt động này chỉ ở mức khá, cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên‌


Nội dung

Mức độ n=115


Điểm TB


Thứ bậc

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Lập kế hoạch chủ đề học tiếng mẹ đẻ

3

12

25

25

50

3,93

3

Lập kế hoạch chủ đề bảo tồn tiếng mẹ để theo năm học gắn với nội dung được quy định chương trình

giáo dục


0


8


17


26


64


4,27


1

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ theo từng khối lớp


9


18


18


23


47


3,7


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 10



Nội dung

Mức độ n=115


Điểm TB


Thứ bậc

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động BTTMĐ tổng thể

cho cả khóa học


5


14


20


20


56


3,94


2

Lập kế hoạch huy động các nguồn lực trong tổ chức hoạt động BTTMĐ


6


13


24


28


44


3,79


5

Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn mạch nội dung (theo quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực

tiễn của địa phương


6


18


35


41


15


3,36


8

Xây dựng kế hoạch khai thác và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục

vụ hoạt động BTTMĐ


7


16


28


35


29


3,55


7

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ

chức BTTMĐ cho giáo viên THCS


8


11


32


41


23


3,84


4

Điểm trung bình






3,79



Kết quả chi tiết như sau:

- Nội dung “Lập kế hoạch chủ đề bảo tồn tiếng mẹ để theo năm học gắn với nội dung được quy định chương trình giáo dục” đạt 4,27 điểm, xếp mức tốt. Kế hoạch cho hoạt động BTTMĐ nằm trong hoạt động tổng thể của nhà trường yêu cầu được các tổ chuyên môn, GV các lớp, khối bàn bạc, thảo luận và thực hiện theo yêu cầu của chương trình GDPT, khi phỏng vấn GV ý kiến họ cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng trong lựa chọn chương trình, nên bản thân GV rất nỗ lực, tích cực lựa chọn chủ đề mang tính tổng thể của năm học.

- Nội dung “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động BTTMĐ tổng thể cho cả khóa học” đạt 3,94 điểm, xếp mức khá. Qua kết quả cho thấy công tác xây dựng kế hoạch

cho BTTMĐ theo chủ đề môn học và cho từng khối lớp được nhà quản lý quan tâm thực hiện. CBQL đều cho ý kiến đây là công tác thực hiện thường xuyên, đôn đốc cả GV và HS hàng năm, có kế hoạch triển khai phù hợp từng lớp, khối cho toàn khóa học.

- Nội dung “Lập kế hoạch chủ đề học tiếng mẹ đẻ” đạt 3,93 điểm, xếp mức khá. Mọi chương trình BTTMĐ tại các trường đều được lựa chọn theo chương trình tổng thể của Bộ nhưng Nhà trường đã xem xét lựa chọn chủ đề tổng thể năm học theo điều kiện của địa phương về tài chính, điều kiện môi trường thực tế cho BTTMĐ ngoài trời, chẳng hạn BTTMĐ gắn với di tích lịch sử, khu du lịch vui chơi giải trí,....

- Nội dung “Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức BTTMĐ cho giáo viên THCS” đạt 3,84 điểm, xếp mức khá. Nhà trường luôn xác định vai trò của GV trong quá trình triển khai BTTMĐ, các nội dung, hình thức BTTMĐ được các GV lên chương trình, lựa chọn, là người gần gũi với HS, hiểu tâm lý lứa tuổi nên nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng năng lực về chương trình BTTMĐ với các nội dung cập nhật, những GV được cử tham gia sẽ có trách nhiệm truyền tải lại cho các GV khác trong tổ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng chương trình BTTMĐ.

- Nội dung “Lập kế hoạch huy động các nguồn lực trong tổ chức hoạt động BTTMĐ” đạt 3,79 điểm, xếp mức khá. Hàng năm để thực hiện các hình thức như tổ chức cuộc thi tiếng mẹ đẻ, hoạt động câu lạc bộ tiếng Tày nhà trường đều xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để xây dựng và phát triển hoạt động học tiếng dân tộc cho HS nhà trường.

- Nội dung “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ theo từng khối lớp” đạt 3,7 điểm, xếp mức khá. Các kế hoạch về NTTMĐ theo lớp, khối thực hiện theo chương trình tổng thể, đồng tâm đồng trục với mạch nội dung mà nhà trường đã lựa chọn để phát động trong năm nhưng một số trường do địa bàn ở nơi

có điều kiện khó khăn, khi thực hiện gặp khó khăn về tài chính, vật chất hỗ trợ nên có sự thay đổi trong xây dựng kế hoạch, đó là hạn chế mà các trường cần quán triệt thống nhất lựa chọn để sao cho kế hoạch được lập theo đúng nội dung, phương pháp, hình thức của Bộ, ngành quy định cho nên lập kế hoạch này đều dựa trên sự chọn lựa tư trước của Phòng GD&ĐT huyện.

- Nội dung “Xây dựng kế hoạch khai thác và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động BTTMĐ” đạt 3,55 điểm, xếp mức khá. Để thực hiện kế hoạch BTTMĐ diễn ra nhanh chóng thuận lợi nhà trường luôn chuẩn bị phòng học, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, thậm chí dành nguồn kinh phí tổ chức cho HS các chương trình trò chơi, cuộc thi, học ngoài giờ lên lớp tham gia học tập tiếng Tày. Đối với GV, nhà trường dành ngân sách bồi dưỡng GV học tập, bồ dưỡng kiến thức cho tiếng Tày để về giảng dạy tốt hơn cho nhà trường.

- Nội dung “Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn mạch nội dung (theo quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực tiễn của địa phương” đạt 3,36 điểm, xếp mức trung bình, các chương trình BTTMĐ hiện nay được các trường quan tâm theo nét văn hóa đặc thù của địa bàn HS sinh sống, các chương trình tổng thể Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở và Phòng GT&ĐT xem xét gửi kế hoạch trước khi phê duyệt.

Khi thực hiện phỏng vấn sâu GV, ý kiến của GV về công tác lập kế hoạch của người Hiệu trưởng đó là “ …. Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn mạch nội dung (theo quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực tiễn của địa phương hạn chế do hiện nay GV chúng tôi cũng từ các địa phương khác đến trường công tác, phần nào hạn chế việc hiểu biết một cách sâu sắc văn hóa và ngôn ngữ nên còn chưa đáp ứng yêu cầu của trường”

Như vậy, công tác lập kế hoạch BTTMĐ cho học sinh THCS đã thực hiện ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong

tổ, nhóm để lựa chọn các BTTMĐ trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học. Tuy nhiên, khâu lập kế hoạch này còn mang nặng tính hình thức, năm sau theo năm trước mà chưa có sự đột phá, cải cách trong thay đổi các chương trình, nội dung, tính mới cho BTTMĐ.

2.4.2. Tổ chức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch BTTMĐ cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, tiến hành hỏi mục 2 câu hỏi số 5 của phụ lục 2, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên


Nội dung

Mức độ n=115

Điểm TB

Thứ bậc

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động

BTTMĐ


8


16


24


26


41


3,66


4

Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt

động BTTMĐ


9


17


33


18


38


3,51


6

Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động BTTMĐ cho khóa

học


6


8


17


36


48


3,97


1

Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động BTTMĐ theo học kỳ/năm

học/ khối lớp


5


14


28


28


40


3,73


3

Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ

chức hoạt động BTTMĐ


10


15


26


27


37


3,57


5


Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt

động BTTMĐ


3


8


17


50


37


3,96


2

Điểm trung bình






3,73



Kết quả đánh giá chung về công tác tổ chức thực hiện giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đạt điểm trung bình chung là 3,73 điểm, xếp mức khá, trong đó điểm thành phần các nội dung nằm trong khoảng 3,51-3,97 điểm, chi tiết như sau:

- Nội dung “Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động BTTMĐ cho khóa học” đạt 3,97 điểm, xếp mức khá. Mọi hoạt động BTTMĐ đều thực hiện triển khai theo kế hoạch chủ đề cho khóa học, theo quy định của Bộ, ngành các trường đã thực hiện khá tốt tiêu chí này.

- Nội dung “Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động BTTMĐ” đạt 3,96 điểm, xếp mức khá. Chương trình BTTMĐ được nhà trường chuẩn bị CSVC cho các nội dung, hình thức tổ chức tại nhà trường, chẳng hạn BTTMĐ làm nhà khoa học gắn các môn học như ngữ văn, tâm lý, lịch sử, địa lý,...khi HS có nhu cầu thăm quan thực tế nhà trường phải chủ động CSVC như phương tiện di chuyển, lựa chọn địa điểm có CSVC đảm bảo để GV đưa HS đến thực hiện, nên đôi lúc còn hạn chế.

- Nội dung “Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động BTTMĐ theo học kỳ/năm học/ khối lớp” đạt 3,73 điểm, việc tổ chức thực hiện BTTMĐ thực hiện theo lớp, khối, kỳ học và năm học theo kế hoạch được triển khai đầu năm, điều này làm cho hoạt động sát với chương trình của Phòng, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, Hiệu trưởng và các CBQL thường xuyên yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thực hiện BTTMĐ của trường như số lượt, số học sinh tham gia, tỷ lệ phản hồi,... từ đó có biện pháp nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.

- Nội dung “Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động BTTMĐ” đạt 3,66 điểm, xếp mức khá và nội dung “Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động BTTMĐ” đạt 3,51 điểm, xếp mức khá. Cả hai nội dung về huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia BTTMĐ đạt mức khá, hàng năm Hiệu trưởng và CBQL chuẩn bị thời gian, kinh phí, giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực huy động các tổ chức tài trợ từ cá nhân, tổ chức xã hội để phát triển BTTMĐ trong toàn bộ chương trình hàng năm của trường. Tuy nhiên các nhà tài trợ của các cá nhân, tổ chức còn chưa nhiều, chủ yếu nguồn quy chế chi tiêu nội bộ các trường trích lại cho thực hiện BTTMĐ nên nguồn lực để thực hiện còn chưa lớn.

- Nội dung “Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ chức hoạt động BTTMĐ” đạt 3,57 điểm, xếp mức khá. Hiệu trưởng và CBQL tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, kinh phí bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ BTTMĐ cho học sinh, khi phỏng vấn GV họ tỏ ra rất thoải mái vì bản thân GV được nhà trường hỗ trợ để giúp họ được học tập bồi dưỡng và làm cho chương trình BTTMĐ thực hiện cuốn hút, sôi nổi và tạo hứng thú cho HS tham gia.

Kết quả thực hiện phỏng vấn sâu GV cho biết thêm “GV gặp khó khăn khi thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức cho HS dân tộc Tày khi giáo dục BTTMĐ, bởi vì điều kiện nhà trường chưa đảm bảo hoàn toàn về tài chính, cơ sở vật chất, địa điểm,..nên hạn chế hiệu quả, chẳng hạn chúng tôi muốn đưa các em đi thăm quan bảo tàng dân tộc chủ yếu huy động từ đóng góp cá nhân nên số lượng các đợt đi thăm quan 1 lần cho 1 năm học, năm sau phải chuyển hình thức khá do kinh phí eo hẹp,..”

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong tổ chức thực hiện BTTMĐ của hiệu trưởng và CBQL đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức khá, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là việc đảm bảo cơ sở vật chất và các nguồn lực còn chưa được thực hiện tốt. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng

nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện BTTMĐ chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và BTTMĐ nói riêng trong các nhà trường.

2.4.3. Chỉ đạo giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để BTTMĐ của học sinh đạt hiệu quả cao, việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng trong trường THCS trên địa bàn, chúng tôi sử dụng mục hỏi 3 câu số 5 của phụ lục 1, kết quả bảng sau:

Kết quả đánh giá về thực hiện giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đạt 3.92 điểm, đạt mức khá, trong đó cả 8 nội dung đạt mức khá, và có độ điểm đánh giá khá tương đồng nhau. Điều này cho thấy, việc CBQL và GV chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động BTTMĐ trong nhà trường là vô cùng cần thiết nhưng chưa thực sự làm tốt hẳn.

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên


Nội dung

Mức độ n = 115

Điểm TB


Thứ bậc

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá

kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ

6

10

25

25

49

3,88

6

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo

khối/lớp, theo cá nhân học sinh


5


8


18


23


61


4,1


1

Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức

hoạt động BTTMĐ theo chủ đề

3

8

17

50

37

3,96

4

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả

hoạt động BTTMĐ theo năm học

8

15

20

26

46

3,76

7

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí