Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày

giả Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), (1982); Phan Thiều (1979), (1990); Dương Thị Diệu Hoa (1995); Đỗ Thị Châu (1999); Nguyễn Thị Hạnh (2001)... Ngoài ra, có một số công trình không chỉ nghiên cứu về các kỹ năng ngôn ngữ mà còn đi sâu vào các thao tác hình thành lời nói cụ thể ở trẻ, như tác giả Ngô Thị Tuyên (2000).

Hoàng Thị Châu, nhu cầu viết tiếng dân tộc thiểu số thành văn bản là có thật, là cấp thiết của người lớn tuổi. Vậy chữ dân tộc thiểu số trước tiên phải được phổ cập cho người lớn tuổi, sau đó mới dạy cho trẻ em. Khi đã có chữ viết, thì việc đầu tiên là xoá nạn mù chữ dân tộc cho người lớn, và trước tiên là cho cán bộ để họ ghi chép sổ công tác, chuẩn bị bài nói chuyện trong các cuộc họp với nhân dân, viết bản tin trước khi phát thanh, ghi chép văn học dân gian, sáng tác tác phẩm của mình.

Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu tiếp cận nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học, Văn hóa học, … Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông là người DTTS theo hướng tiếp cận nội dung, hình thức, biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh là người DTTS đến nay chưa được tập trung nghiên cứu giải quyết một cách thỏa đáng.

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Quản lý

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

K.Marx đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý.

Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẽ của nó.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

- Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [21].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [22].

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 4

- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [1].

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lý như sau:

Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [1].

Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo được hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá.

1.2.2. Giáo dục

Giáo dục, được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, theo Từ điển Bách khoa toàn thư, giáo dục được hiểu là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội.

Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Giáo dục đảm bảo sự kế thừa phát huy giữa các thế hệ. Quá trình giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm, lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị điều kiện cho họ bước vào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất.

Giáo dục diễn ra thường xuyên liên tục ở mọi môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội...), trong đó môi trường giáo dục nhà trường có vai trò quyết định. Trong giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của các nhân tố tác động bên ngoài của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh con người và dưới ảnh hưởng của các hoạt động chuyên biệt có mục đích của nhà giáo dục nhằm bồi dưỡng cho con người những điều kiện phẩm chất, kỹ năng cần thiết để họ tham gia vào đời sống xã hội.

Theo nghĩa hẹp: giáo dục là công tác giáo dục chuyên biệt do nhà giáo dục tiến hành trong các trường học chủ yếu là trong thời gian học.

Người ta có thể phân ra nhiều loại hình giáo dục khác nhau. Phân loại theo mục tiêu và đối tượng giáo dục: Có giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp; giáo dục phổ thông nhằm trang bị những kiến thức hiểu biết cơ bản, chủ yếu cho lớp vị thành niên trước khi tham gia vào quá trình giáo dục chuyên nghiệp bao gồm kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân để tiếp tục học lên hoặc tham gia cuộc sống, xây dựng và bảo vệ tổ Tổ quốc.

Theo Hội ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội: Giáo dục đó là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp

cũng như hình thành nhân cách của con người. Giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục ở nhiều môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội), trong đó, môi trường ở nhà trường có vai trò quyết định [15].

Theo Từ điển Tiếng Việt “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm dồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong đời sống” [33].

Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng chung quy lại có thể hiểu: giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm trang bị những tri thức cần thiết về mọi mặt cho đời sống con người, giáo dục diễn ra thường xuyên liên tục trong môi trường xã hội

1.2.3. Dân tộc Tày

Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử, nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một vùng lãnh thổ và có chung một nền văn hoá.

Dân tộc Tày là cộng đồng người với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, ngữ hệ Thái - Ka Đai. Đồng bào có chữ nôm Tày.

Địa bàn cư trú: Người Tày chủ yếu sinh sống ở miền Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang... )

Nguồn gốc lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

Đặc điểm kinh tế: Người Tày có truyền thống trồng lúa nước lâu đời với kỹ thuật thâm canh các biện pháp thuỷ lợi. Ngoài ra, đồng bào còn trồng trọt trên đất bãi với lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại

gia súc, gia cầm. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.

Phong tục tập quán:

Ăn: Người Tày thích ăn nếp. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại bánh làm từ bột nếp. Ðặc biệt người Tày có bánh bột nhân bằng trứng kiến và cốm nếp.

: Người Tày cư trú tập trung ở những thung lũng ven suối hoặc triền núi thấp. Cư trú theo đơn vị làng, bản. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. Nhà sàn là nhà truyền thống có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ; thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Hôn nhân: Nam nữ tự do yêu đương nhưng hôn nhân phụ thuộc bố mẹ hai bên và "số mệnh" theo quan niệm. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.

Tang ma: Nhiều nghi lễ nhằm được tổ chức nhằm báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên.

Lễ hội: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau (Tết Nguyên đán, tết rằm tháng 7, Tết gọi hồn trâu bò, cơm mới..)

Tín ngưỡng: Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra người Tày còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.

Trang phục: Nam, nữ thường mặc quần áo chàm đen không thêu hoa văn. Nữ mặc áo dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách và cài 5 khuy bên phải. Một số nơi. nữ quấn khăn hình chóp trên đỉnh đầu hay hình mái nhà..

Đời sống văn hóa: Người Tày có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè.. Đàn tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Người Tày có nhiều làn

điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng.... Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối gỗ khá độc đáo.

1.2.4. Bảo tồn tiếng mẹ đẻ

Bảo tồn là một thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa nhưng có thể được hiểu một cách đơn giản hóa rằng; bảo tồn nghĩa là sự lưu giữ lại.

Tiếng mẹ đẻ (mother tongue) đề cập đến khác biệt ngữ cảnh tùy theo các tiêu chí định nghĩa sử dụng (Baker & Prys Jones 1998; Skutnabb - Kangas 1988, 16-18; UNESCO 2003b, 15). Các thuật ngữ như: ngôn ngữ thứ nhất (first language), ngôn ngữ bản địa (vernacular language), bản ngữ (native language), ngôn ngữ sử dụng tại nhà (home language) cũng được coi là tiếng mẹ đẻ. Những người dùng song ngữ hoặc đa ngữ có thể nói vài tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ gồm ít nhất các trường hợp sau: (a) được học đầu tiên; (b) được xác định với hoặc được người khác xác định là tiếng bản địa, phân biệt với bản ngữ của người khác;

(c) biết tốt nhất; (d) dùng nhiều nhất. Tiếng mẹ đẻ không đồng nhất với ngôn ngữ của cộng đồng sắc tộc mà người nói hay cha mẹ họ thuộc vào mà là ngôn ngữ được hình thành ở người nói từ nhỏ theo con đường học hỏi những người xung quanh một cách tự nhiên [28].

Bảo tồn tiếng mẹ đẻ:

Chúng tôi hiểu bảo tồn tiếng mẹ đẻ là quá trình lưu giữ lại tiếng nói, chữ viết của một cộng đồng người, một dân tộc nhằm đảm bảo sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ cũng như văn hóa nhân loại [17].

1.2.5. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có ở con người. Giáo dục nảy sinh tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người nên có thể coi giáo dục là một hiện tương phổ biến và vĩnh hằng, ở đâu có con người thì ở đó có giáo dục. Nét bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh

hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử giữa thế hệ trước cho thế hệ sau, giữa những người có kinh nghiệm cho những người chưa có kinh nghiệm.

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình sư phạm tổng thể được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho đối tượng được giáo dục, phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người. Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội.

Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành ý thức cá nhân, hay chuẩn mực xã hội, hình thành tình cảm, niềm tin phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hình thành hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ là một quá trình sư phạm do các lực lượng sư phạm trong nhà trường đứng ra tổ chức nhằm mục đích duy trì, phát triển việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trong phạm vi trường học. Nói khác đi, là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, các biện pháp khuyến khích, khích lệ việc duy trì ngôn ngữ tộc người trong phạm vi nhà trường (đối với những trường học ở vùng có đông HS DTTS) [16].

1.2.6. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày

Từ khái niệm về quản lý, giáo dục, bảo tồn tiếng mẹ đẻ, dân tộc Tày, chúng tôi đưa ra khái niệm quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày như sau:

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí