Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày Ở Trường Trung Học Cơ Sở

người dân tộc thiểu số có thể hòa nhập vào chương trình giáo dục quốc gia và đồng thời bảo tồn được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc qua tiếng mẹ đẻ.

Căn cứ vào mục tiêu, mức độ, thời lượng và độ dài của chương trình thì có thể chia giáo dục song ngữ thành các nhóm sau: giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.

Giáo dục song ngữ yếu: là chương trình giáo dục song ngữ chủ yếu nhằm mục đích giúp những học sinh là người dân tộc thiểu số có thể chuyển tiếp một cách dễ dàng hơn sang chương trình giáo dục quốc gia. Với chương trình này thì tiếng mẹ đẻ của học sinh thiểu số chỉ được học trong một thời gian ngắn. Khi học sinh có thể học được trong chương trình giáo dục chuẩn chính khóa quốc gia thì chữ quốc ngữ cũng hết vai trò. Do đó tiếng mẹ đẻ sẽ có nguy cơ bị lãng quên và thay thế bởi quốc ngữ. Mục tiêu của chương trình này là nhằm đồng hóa và hội nhập các cộng đồng thiểu số bản địa. Chương trình này còn có tên gọi “giáo dục song ngữ chuyển tiếp” (Transitional Bilingual Education) thường kéo dài từ một học kì đến ba năm, nhiều nhất là năm năm hay hết bậc tiểu học.

Giáo dục song ngữ mạnh: chương trình này có mục đích bảo tồn, phát huy tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phát huy việc thành thạo cả hai hay nhiều ngôn ngữ. Thực chất chương trình này có thể được hiểu là chương trình song ngữ chuyển tiếp tiến hành kéo dài và lên đến lớp 9 hoặc lâu hơn nữa. Nếu như ở chương trình song ngữ yếu, khi học sinh có thể sử dụng thành thạo quốc ngữ, việc dạy tiếng mẹ đẻ sẽ được dừng lại thì ở chương trình giáo dục song ngữ mạnh, tiếng mẹ đẻ được duy trì từ 5-10% so với thời lượng lên lớp (khoảng 1-2 tiết học trong 1 tuần). Do đó mà tiếng mẹ đẻ không bị lãng quên và không bị thay thế hoàn bởi quốc ngữ [3].

Ở Việt Nam, cho đến năm 2001, Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc đã xây dựng được 16 chương trình dạy tiếng dân tộc cho 9 thứ tiếng, 60 cuốn sách

giáo khoa, 8 cuốn từ điển so sánh Việt - Dân tộc, triển khai dạy tiếng dân tộc cho 29 tỉnh thành trong cả nước. Căn cứ vào chương trình 120 tuần nhằm đáp ứng đa dạng đặc thù miền núi và vùng dân tộc, cán bộ chương trình, sách giáo khoa dạy tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc cũng được biên soạn và giảng dạy theo các hình thức:

a. Dạy tiếng dân tộc như một bộ môn

b. Dạy tiếng dân tộc như một ngôn ngữ giảng dạy

c. Dạy tiếng mẹ đẻ như một chuyển ngữ

d. Tiếng Việt là ngôn ngữ để giảng dạy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

UNICEF thí điểm thực hiện Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh (2008 - 2015). Các tài liệu giáo dục song ngữ như sách giáo khoa, các đồ dùng và dụng cụ có in tiếng dân tộc thiểu số, cùng với việc tập huấn các kĩ năng dạy song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho giáo viên [29].

Ngoài ra Save Children còn có dự án dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai theo phương pháp song ngữ cho học sinh thiểu số tại một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Trị (2006 - 2014) [3].

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 6

Nhưng có thể nhận thấy, các chương trình giáo dục song ngữ ở Việt Nam chủ yếu hướng vào đối tượng chính là lứa tuổi trẻ Mẫu giáo và học sinh Tiểu học mà chưa trú trọng duy trì và đẩy mạnh ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở.

(ii). Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các chủ đề và chủ điểm khác nhau, trong đó có những chủ đề liên quan đến nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có thể thực hiện được nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

Chủ đề “uống nước nhớ nguồn”: có thể qua chủ đề đó giáo dục cho các em về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, về các giá trị văn hóa bản sắc cội nguồn từ đó hình thành cho các em lòng tự hào dân tộc và ý thức về việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ đề “mừng Đảng ,mừng xuân”: có thể lồng ghép vào đó một phần nội dung về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề dân tộc và bảo tồn ngôn ngữ DTTS (có thể qua hình thức tọa đàm, hội thi tìm hiểu...)

Chủ đề “hòa bình hữu nghị”: có thể thông qua các hoạt động của chủ đề trên để giáo dục cho các em thấy được bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc trong nước và cá dân tộc trên toàn thế giới.

Đối với học sinh cuối cấp đã là Đoàn viên thanh niên sẽ có các chủ đề có thể lồng ghép vào đó nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như: “thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”(chủ đề tháng 1).

Ngoài ra còn có rất nhiều những chủ điểm, những nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp khác cần được lựa chọn và lồng ghép một cách hợp lý, tinh tế với nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.

Những hình thức tổ chức cụ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú, có thể ứng dụng linh hoạt vào công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như:

Hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trên địa bàn: Thông qua việc nghiên cứu, giải quyết các câu hỏi, các yêu cầu trong mỗi phần thi sẽ giúp các em có thêm kiến thức về ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của các dân tộc và có hứng thú cũng như cơ hội để sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

Hình thức tổ chức các buổi tọa đàm giữa HS DTTS với GV về vấn đề bảo

tồn ngôn ngữ các DTTS:Thông qua các buổi tọa đàm, HS và GV cùng trao đổi

những thông tin, những kiến thức về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ, từ đó cùng đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo tồn tiếng DTTS, đồng thời cũng là môi trường hoạt động tập thể để các em có cơ hội sử dụng tiếng DTTS và giúp GV - HS hiểu nhau hơn. Trong quá trình tọa đàm, có thể khuyến khích GV và HS sử dụng tiếng DTTS để trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

Hình thức thành lập các câu lạc bộ “giữ gìn tiếng nói dân tộc” hay “bảo tồn tiếng mẹ đẻ”. Thông qua việc thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ giúp cho các em HS DTTS tự cùng nhau tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Cũng từ đó tạo cho học sinh những môi trường hoạt động để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức cụ thể khác trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể sử dụng linh hoạt để góp phần thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.

(iii). Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh

GV là đối tượng giao tiếp rất thường xuyên với HS DTTS vì thế một trong những hình thức để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của HS DTTS chính là thông qua hoạt động giao tiếp hàng ngày giữa GV - HS.

Đối với GV bộ môn, có thể sử dụng tiếng DTTS trong dạy học khi cần thiết. Ví dụ như một số nội dung, khái niệm trong bài học quá mới mẻ, lạ lẫm đối với HS DTTS mà các em chưa từng được gặp, được biết đến trong vốn kinh nghiệm sống trước đây. Nếu GV sử dụng tiếng Phổ thông để giải thích thì các em sẽ khó có thể hiểu được nên GV có thể sử dụng tiếng DTTS để diễn đạt và truyền tải đến các em thì sẽ có hiệu quả cao hơn.

Đối với GV chủ nhiệm, việc sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp với HS DTTS sẽ giúp ích cho GV rất nhiều trong việc gần gũi và hiểu các em hơn. GV chủ nhiệm có thể sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp với các em trong những

tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt mười năm phút đầu giờ hoặc các hoạt động tập thể khác của lớp.

Thông qua việc thường xuyên sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp với HS là người DTTS không chỉ giúp cho GV thuận lợi hơn trong hoạt động dạy học và giáo dục mà còn tạo được điều kiện, môi trường để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách tự tin thường xuyên và hiệu quả hơn trong phạm vi nhà trường.

(iv). Thông qua quá trình dạy học

Với nội dung của các bộ môn như giáo dục công dân, văn học, địa lý rất phù hợp với việc lồng ghép vào đó nội dung giáo dục ý thức bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Cụ thể như:

Với môn giáo dục công dân có những nội dung về giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc, mà qua những nội dung đó có thể lồng ghép cho các em thấy một trong những cách thể hiện của lòng yêu nước, yêu dân tộc chính là việc yêu và giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình. Hay trong nội dung về giáo dục pháp luật có thể qua đó tuyên truyền cho các em biết về những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo tồn tiếng DTTS, để các em hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của chính mình.

Với môn Văn học, trong các giờ đọc thêm có thể dành cho các em đọc và tìm hiểu những tác phẩm văn học mang đậm tính DTTS, những tác phẩm thơ ca, truyện cổ được viết hoặc truyền miệng bằng tiếng DTTS. Từ đó giúp các em có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và rèn luyện về khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

Với môn địa lý, khi giảng về nội dung địa lý khu vực, vùng miền, GV có thể đề cập đến sự phong phú về văn hóa và ngôn ngữ của các vùng miền. Từ đó, giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm về việc bảo tồn tiếng DTTS để giữ gìn sự đa dạng về ngôn ngữ cũng như văn hóa dân tộc.

1.4. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Hình thành bộ máy xây dựng kế hoạch phải có nhiều bộ phận tham gia nên việc xác định các thành viên trong bộ máy hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày và việc thẩm định kế hoạch là rất cần thiết về mặt thực tiễn. Tính khả thi của hoạt động xuất phát từ khâu xây dựng kế hoạch có hợp lý hay không.

Kế hoạch xây dựng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chú ý yếu tố thuận lợi và không thuận lợi khi xây dựng kế hoạch, xem xét khả năng của đội ngũ giáo viên, của các lực lượng phối hợp, tình hình học sinh, điều kiện CSVC,...

Nội dung kế hoạch gắn với mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Lập kế hoạch chủ đề học tiếng mẹ đẻ

- Lập kế hoạch chủ đề bảo tồn tiếng mẹ để theo năm học gắn với nội dung được quy định chương trình giáo dục

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ theo từng khối lớp

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động BTTMĐ tổng thể cho cả khóa học

- Lập kế hoạch huy động các nguồn lực trong tổ chức hoạt động BTTMĐ

- Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn với nội dung (theo quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực tiễn của địa phương

- Xây dựng kế hoạch khai thác và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động BTTMĐ

- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức BTTMĐ cho giáo viên THCS

* Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.

Kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ xác định rõ:

- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng môn học hoặc tích hợp các môn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia; phù hợp với nhiệm vụ của năm học và tâm lý lứa tuổi học sinh THCS trong sử dụng và học tập tiếng mẹ đẻ.

- Mục tiêu của hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần: rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh THCS,...

- Nội dung của hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ: cần phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh THCS.

- Năng lực của giáo viên, học sinh THCS khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: CBGV, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan đến tham gia và chia sẻ về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: tháng, học kỳ, quý, năm học.

- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về kiến thức, thái độ, năng lực học sinh.

1.4.2. Tổ chức thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng, CBQL thành lập Ban chỉ đạo là hình thành bộ máy triển khai hoạt động. Ban chỉ đạo thể hiện trình độ tổ chức, trình độ quản lý, khả năng sư phạm, và điều hành hoạt động của người Hiệu trưởng đứng đầu nhà trường. Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ bao gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các khối trưởng chủ nhiệm, các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên...Thành lập Ban chỉ đạo để điều hành hoạt động, phối hợp, tổng hợp các điều kiện nhân lực - vật lực - tài lực cho hoạt động tiến hành thuận lợi. Ban chỉ đạo còn dự tính các tình huống nẩy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động, cùng nhau bàn bạc hoặc xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh. Do vậy để tổ chức thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở, người hiệu trưởng cần:

- Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động BTTMĐ

- Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động BTTMĐ

- Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động BTTMĐ cho khóa học

- Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động BTTMĐ theo học kỳ/năm học/ khối lớp

- Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ chức hoạt động BTTMĐ

- Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động BTTMĐ.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí