Quy Mô Học Sinh, Học Lực Và Hạnh Kiểm Các Trường Thcs Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên


Năm học

2018-2019

436

256

58,7

122

28,0

58

13,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 8

Bảng 2.2. Quy mô học sinh, học lực và hạnh kiểm các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Quy mô

Tỷ lệ %

Quy mô

Tỷ lệ %

Quy mô

Tỷ lệ %

Tổng số

4311

100

4297

100

4304

100

Học lực







Giỏi

513

11,9

516

12,01

520

12,08

Khá

1603

37,18

1597

37,17

1600

37,17

Trung bình

1931

44,79

1928

44,87

1924

44,7

Yếu

264

6,12

256

5,96

260

6,04

Hạnh kiểm







Tốt

3240

75,16

3242

75,45

3261

75,77

Khá

850

19,72

846

19,69

843

19,59

Trung bình

214

4,96

203

4,72

194

4,51

Yếu

7

0,16

6

0,14

6

0,14


Quy mô học sinh trên địa bàn thay đổi hàng năm, năm học 2016-2017 có 4311 học sinh, trong đó hạnh kiểm tốt chiếm 75,16%, học lực khá-trung bình là chủ yếu chiếm 37,18% và 44,79%; năm học 2017-2018 có 4297 học sinh, trong đó hạnh kiểm tốt chiếm 75,45%, học lực khá-trung bình là chủ yếu chiếm 37,17% và 44,87%; năm học 2018-2019 có 4304 học sinh, trong đó hạnh kiểm tốt chiếm 75,77%, học lực khá-trung bình là chủ yếu chiếm 37,17% và 44,7%.

Các trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép tích hợp việc học tập tấm gương đạo đức và phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh; Giáo dục kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, giáo dục pháp luật trong nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục lý tưởng sống, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và ý thức trách nhiệm cho học sinh. Giáo dục thể chất, pháp luật, ATGT, quốc phòng, môi trường... Các trường tổ chức tốt các nội dung giáo dục thông qua các hình thức như: Tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng trên quê hương Định Hóa anh hùng” theo đề án của huyện; Tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm sáng tạo…Phòng GDĐT đã chỉ đạo các CSGD tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 15/9/2016 của UBND huyện Định Hóa và Kế hoạch số 1030/KH-SGDĐT ngày 03/8/2016 của Sở GDĐT về thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, đã lồng ghép việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức vào các hoạt động chính khoá và ngoại khoá. Tích cực tham gia cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ GDĐT tổ chức, toàn ngành có hơn 1.500 giáo viên và học sinh tham dự thi, có 01 học sinh lớp 9 Trường THCS Kim Sơn đạt giải Khuyến khích của Ban Tổ chức cấp toàn quốc.

2.2. Khảo sát về thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức BTTMĐ và quản lý BTTMĐ của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM); 115 giáo viên 23 trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với học sinh dân tộc Tày các trường THCS

Thực trạng về tổ chức BTTMĐ cho HS và quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý BTTMĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của GV và các HS ở trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý BTTMĐ của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV, học sinh

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm); Trung bình (3 điểm), Yếu (2 điểm); Kém (1 điểm).

* Đối với hình thức thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng

điểm

Ý nghĩa


5

4.2 - 5.00

Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả/Tốt

4

3.41 - 4.20

Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả/Khá

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

2

1.81 - 2.60

Không quan trọng/không thường xuyên/không hiệu

quả/Yếu

1

1.00 - 1.80

Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không

hiệu quả/Kém


2.3. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Tầm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của BTTMĐ cho học sinh dân

tộc Tày đối với ở các trường THCS huyện Định Hóa, tác giả sử dụng câu hỏi

số 1 ở phục lục 1, tiến hành khảo sát CBQL và GV và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về tấm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên


Tầm quan trọng

Mức độ n=115


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không đồng ý

Khôn g đồng ý

Phân vân

Đồng ý

Rất đồng ý

Song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập của các em các chương

trình giáo dục quốc gia


0


10


14


36


85


4,35


5



Tầm quan trọng

Mức độ n=115


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không đồng ý

Khôn g đồng ý

Phân vân

Đồng ý

Rất đồng ý

Cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa học sinh với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng

hơn


0


5


20


21


99


4,48


1

Việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)


0


0


18


52


75


4,39


4

Bảo tồn tiếng DTTS thực chất là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa

của tộc người cho các học sinh


0


3


24


24


94


4,44


2

Hiện các nhà trường vùng DTTS đã chú trọng đến phát triển ngôn ngữ DTTS

của HS


0


16


22


27


80


4,18


7

Hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng

tốt tiếng Việt.


0


14


20


32


79


4,21


6

Việc sử dụng tiếng dân tộc khiến cho các em học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin trong giao tiếp.


0


3


18


38


86


4,43


3

Điểm trung bình






4,35



Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, GV các trường THCS huyện Định Hóa về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với sự phát triển của học sinh THCS đều nhận thức tốt, các tiêu chí thành phần của cả CBQL, GV đều đánh giá tỷ lệ đồng ý chiếm cao nhất, cụ thể:

- Nội dung “Cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa học sinh với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng hơn” đạt điểm trung bình là 4,48

điểm, đa phần CBQL và GV đều rất đồng ý với tầm quan trọng này, các hồ sơ nghiên cứu đã cho thấy các HS tại địa bàn huyện Định Hóa còn khá nhiều HS vùng sâu, vùng cao của huyện sử dụng tiếng Tày hàng ngày, trong quá trình truyền đạt kiến thức GV sử dụng cả ngôn ngữ này cho việc truyền tải tiếng Việt dễ dàng hơn, các em được hiểu kiến thức văn hóa cũng như các kiến thức ngoài xã hội, làm cho phổ cập kiến thức thuận lợi hơn.

- Nội dung “Bảo tồn tiếng DTTS thực chất là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của tộc người cho các học sinh” đạt điểm trung bình là 4,44 điểm, xếp mức rất đồng ý, thực tế khi trang bị kiến thức cho học sinh dân tộc Tày là biện pháp giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người Tày, chỉ có người bản địa mới am hiểu, gìn giữ, qua việc trang bị kiến thức cho người Tày, giúp cho việc giữ gìn văn hóa không bị mai một.

- Nội dung “Việc sử dụng tiếng dân tộc khiến cho các em học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin trong giao tiếp” đạt 4,43 điểm, xếp mức rất đồng ý. Các em thuộc địa bàn vùng núi cao, nơi cha mẹ, họ hàng vẫn sử dụng ngôn ngữ tiếng Tày hàng ngày, đã thấm sâu trong tiềm thức, bộ phận học sinh tham gia và học củng cố sẽ làm cho giao tiếp giữa các em là DTTS tiếng Tày lại giúp các em tự tin trò chuyện, thể hiện tinh thần thái độ theo nét riêng của người Tày, điều này khiến các em tự tin, thoải mái hơn.

- Nội dung “Việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)” đạt 4,39 điểm, xếp mức rất đồng ý. Các CBQL và GV cho rằng, giữ gìn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là một “đặc quyền” của các HS người Tày, việc gìn giữ làm cho các em thêm tôn trọng văn hóa truyền thống riêng của mình, đồng thời làm phong phú thêm đời sống văn hóa đặc sắc cho dân tộc thiểu số theo đặc thù vùng miền, các HS hiểu và có tinh thần trách nhiệm giữ gìn tốt hơn văn hóa của mình.

- Nội dung “Song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập của các em các chương trình giáo dục quốc gia” đạt 4,35 điểm, xếp mức rất đồng ý. Khi được phát triển song ngữ gồm tiếng quốc ngữ và tiếng mẹ đẻ đối với HS người DTTS làm cho các em thuận lợi hơn trong học tập, điều này thể hiện trong chương trình giáo dục quốc gia, làm cho các em được tiếp cận và chuyển giao kiến thức nhà trường có ích cho địa bàn mình sinh sống.

- Nội dung “Hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng tốt tiếng Việt” đạt 4,21, xếp mức rất đồng ý, theo hồ sơ nghiên cứu mà chúng tôi xem xét và thu thập, việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS làm cho HS hiểu hơn tiếng Việt, nó như một ngôn ngữ trung gian làm cho việc gắn kết ngôn ngữ quốc dân trở nên dễ dàng học tập hơn. GV có hướng dẫn, chỉ dẫn, dạy dỗ các HS qua ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tạo cảm giác gần gũi, quan tâm và các em dần hiểu hơn tiếng Việt.

- Nội dung “Hiện các nhà trường vùng DTTS đã chú trọng đến phát triển ngôn ngữ DTTS của HS” đạt 4,18 điểm, đạt mức đồng ý, hiện nay CBQL và GV đã đưa chương trình BTTMĐ vào chương trình học văn hóa trên lớp qua một số môn học như văn học, lịch sử, địa lý,…làm cho các em hứng thú và tạo nhiều thuận lợi cho các HS là người DTTS.

Như vậy có thể thấy, tầm quan trọng của BTTMĐ làm cho HS được trau đồi kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ, đặc biệt là giữ gìn văn hóa truyền thống của tộc người thông qua ngôn ngữ, tuy nhiên khi thấy được mức độ quan trọng như vậy các trường THCS tại huyện Định Hóa đã cố gắng truyền tải và lựa chọn chủ đề phù hợp với tâm lý HS, GV được trau dồi làm tốt nghiệp vụ giảng dạy ngôn ngữ, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục gắn với hoạt động BTTMĐ cho HS mà nhà trường lựa chọn.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí