Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày là những tác động có tổ chức, có định hướng của Hiệu trưởng các trường đến học sinh và lực lượng sư phạm nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ dân tộc Tày trong phạm vi trường học, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày theo mục đích của Hiệu trưởng nhà trường.
Như vậy qua khái niệm trên nhận thấy:
- Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng nhà trường
- Đối tượng được quản lý: Giáo viên, học sinh nhà trường
- Lực lượng phối hợp trong quản lý: Trong nhà trường (GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đoàn, tổ chuyên môn), ngoài nhà trường (phụ huynh học sinh, cơ quan quản lý văn hóa địa phương, các nhà tài trợ bảo tồn tiếng mẹ đẻ,…)
1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Mối quan hệ giữa bảo tồn tiếng mẹ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển văn hóa vì: ngôn ngữ góp phần thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa; góp phần tăng cường hợp tác; ngôn ngữ mở ra cho mọi người một nền giáo dục có chất lượng; xây dựng các xã hội tri thức; Bảo tồn di sản văn hóa; huy động thiện chí chính trị để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển bền vững, … Có thể nói ngôn ngữ tác động phức hợp đến các mảng trong đời sống xã hội trong đó có văn hóa.Theo J.A.Fishman cho rằng, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được nhìn thấy ở ba biểu hiện:
- Ngôn ngữ là một phần của văn hóa
- Ngôn ngữ là một chỉ số của văn hóa (theo nghĩa nó tiết lộ cách suy nghĩ và tổ chức kinh nghiệm của một cộng đồng)
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 2
- Phương Pháp Phỏng Vấn: Phỏng Vấn Một Số Cbql, Gv Nhằm Thu Thông Tin Phục Vụ Quá Trình Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu;
- Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày
- Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Chỉ Đạo Thực Hiện Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Dân Tộc Tày Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Quy Mô Học Sinh, Học Lực Và Hạnh Kiểm Các Trường Thcs Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
- Ngôn ngữ là biểu trưng của văn hóa.
Còn theo Claire Kramsch, mối quan hệ ấy cũng ba biểu hiện chính:
- Ngôn ngữ diễn tả thực tại văn hóa (các từ ngữ con người sử dụng, để có thể hiểu được, bao giờ cũng liên hệ với những kinh nghiệm chung và những kho kiến thức mà một cộng đồng đã tích lũy và chia sẻ)
- Ngôn ngữ nhập thể vào hiện thực văn hóa (bằng cách tạo những kinh nghiệm mới qua phương tiện ngôn ngữ)
- Ngôn ngữ biểu tượng hóa thực tại văn hóa (ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu trong khi chính hệ thống này, tự nó, đã là một giá trị văn hóa)
Tác giả Phạm Đức Dương cho rằng “Nếu như văn hoá là tổng thể những hệ thống các tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội, bao trùm lên mọi hoạt động của một cộng đồng người nhất định, thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng bậc nhất được xây dựng trên quan hệ biểu trưng văn hoá của loài người” [15].
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, việc nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá đã trải qua 3 thời kì, kể từ Humboldt cuối thế kỉ XIX với luận điểm coi “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”. Thời kì thứ 2 từ những năm 1930 với E.Sapir và B. Whorf, thời kì thứ 3 là từ những năm 1950 với Claude Levi-Strauss và hiện nay là thời kì thứ 4, quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá nói chung. Theo Trần Ngọc Thêm, mối quan hệ bộ phận - toàn thể giữa hai đối tượng ngôn ngữ và văn hoá dẫn đến quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần ngôn ngữ và văn hoá học. Ngôn ngữ có thể giúp gì cho việc xây dựng văn hoá học lí thuyết và ngược lại [15].
Tác giả Trần Trí Dõi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ trong bài viết “mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn từ bình diện ngôn ngữ là chứng tích của văn hóa” đã chỉ ra nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa thì có hai cách tiếp cận khác nhau: Cách tiếp cận thứ nhất, coi ngôn ngữ
như một thực thể văn hóa; Cách tiếp cận thứ hai, coi ngôn ngữ như một chứng tích của văn hóa [12].
Dựa trên các ý kiến của nhiều tác giả, chúng tôi khái quát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn nhận theo khía cạnh chức năng xã hội của ngôn ngữ và văn hóa với một số nét cơ bản sau:
Ngôn ngữ là yếu tố cấu thành lên văn hóa và đồng thời là phương tiện để lưu giữ, truyền tải văn hóa:
Ở Việt Nam, khi xác định một dân tộc nào đó cần dựa trên ba tiêu chí, đó là: 1) có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ), 2) có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa), 3) có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc. Có thể thấy bản thân ngôn ngữ đã là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Khi bàn về khái niệm “văn hóa tộc người”, Ngô Đức Thịnh đã từng đưa ra nhận định:“Nó là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và nghi lễ… khiến người ta phân biệt tộc người này với các tộc người khác, văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người” [23]. Vậy có thể thấy trong các thành tố để cấu thành nên văn hóa tộc người, trước tiên phải kể đến ngôn ngữ của tộc người đó.
Ngôn ngữ có hai chức năng xã hội cơ bản: (1) Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. (2) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp.
Văn hóa cũng có hai chức năng xã hội cơ bản: (1) Chi phối ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng. (2) Biểu hiện đặc trưng cộng đồng (tức là đánh dấu bản sắc của một cộng đồng nhất định).
Xét về chức năng xã hội đầu tiên của ngôn ngữ “ngôn ngữ là công cụ của tư duy” ta thấy, văn hóa không tự nhiên sinh ra trong chốc lát, không phải loài động vật nào cũng có mà chỉ có ở con người trải qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn mới có thể hình thành lên văn hóa. Dù là những sản phẩm văn hóa vật chất
(chùa chiền, miếu mạo, đình làng, trống đồng,…) hay cho đến những sản phẩm văn hóa phi vật chất (lễ hội, nghi lễ, ca dao, tục ngữ, truyện cổ, hát đối…) cũng đều là những sản phẩm của quá trình tư duy mà con người phải sử dụng ngôn ngữ làm công cụ để thực hiện. Những sản phẩm văn hóa vật chất và phi vật chất của mỗi dân tộc qua nhiều thế hệ tạo nên tính bản sắc, tính đặc trưng riêng của mỗi dân tộc đó. Vậy có thể khẳng định: phải có ngôn ngữ thì con người mới có thể thực hiện quá trình tư duy và đồng thời phải thực hiện quá trình tư duy thì con người mới có thể hình thành nên các giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng mình. Chính vì thế không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ mỗi dân tộc trong việc hình thành nên văn hóa của dân tộc đó. Có thể hiểu, bản thân ngôn ngữ đã là một giá trị văn hóa và không những thế nó còn là công cụ để hình thành nên các giá trị văn hóa khác.
Xét về chức năng xã hội thứ hai của ngôn ngữ “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp”: văn hóa không phải là do một cá nhân có thể sáng tạo ra mà đó là sản phẩm của cả một cộng đồng, của rất nhiều thế hệ hình thành và đúc góp lại. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên bản sắc của họ. Vậy làm thế nào để các cá nhân, các thế hệ trong cùng một dân tộc có thể cùng nhau hình thành lên văn hóa của dân tộc mình và có thể giữ gìn được những nét văn hóa ấy qua thời gian cho đến ngày nay. Trước hết là nhờ giao tiếp, dùng tiếng nói của dân tộc mình để chia sẻ, để truyền tải những nhưng kinh nghiệm, những hiểu biết của bản thân. Ngoài hình thức truyền miệng thì con người có thể thông qua việc ghi chép các văn tự, các cuốn sách…bằng chữ viết của dân tộc mình để có thể lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc.. Và họ sẽ dùng ngôn ngữ, tiếng nói của chính dân tộc mình để giao tiếp, để thực hiện những việc vừa nêu trên.
Vì thế có thể khẳng định, ngôn ngữ là yếu tố cấu thành văn hóa và đồng thời là phương tiện để lưu giữ, truyền tải văn hóa. Chính vì thế, khi tiếng mẹ đẻ
của một dân tộc bị mai một thì nền văn hóa của dân tộc đó cũng đứng trước nguy cơ bị tiêu vong và sự đa dạng văn hóa của nhân loại sẽ bị thu hẹp.
Văn hóa của mỗi dân tộc chứa đựng trong ngôn ngữ của chính dân tộc đó:
Mỗi dân tộc sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để nhằm diễn đạt lại cuộc sống của chính họ. Vì thế tiếng mẹ đẻ của mỗi dân tộc giống như một “kho lưu trữ ký ức văn hóa” của mỗi cộng đồng. Trong bản thân ngôn ngữ của mỗi dân tộc đã chứa đựng trong đó những nét bản sắc và đời sống văn hóa của họ. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) được quyết định bởi hai yếu tố: thứ nhất là sự am hiểu về ngôn ngữ đó và thứ hai là sự am hiểu về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ như một hình thức “ký tự hóa” các giá trị văn hóa. Mỗi một dân tộc, một cộng đồng, học sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết riêng của dân tộc mình không chỉ để giao lưu với nhau mà còn qua đó học thể hiện được đời sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tinh thần của mình. Chính ngôn ngữ của mỗi dân tộc đã chứa đựng trong đó tất cả những nét bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc đó.
Có thể khẳng định ngôn ngữ và văn hóa của mỗi dân tộc có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Trong ngôn ngữ có văn hóa và trong văn hóa có ngôn ngữ. Chúng phát triển trong sự tương tác qua lại với nhau. Chính vì thế có thể khẳng định rằng, khi tiếng mẹ đẻ của một dân tộc bị mai một thì nền văn hóa của dân tộc đó cũng đứng trước nguy cơ bị tiêu vong và sự đa dạng văn hóa của nhân loại sẽ bị thu hẹp. Bảo tồn tiếng nói và chữ viết của một dân tộc cũng chính là bảo tồn văn hóa của dân tộc đó. Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, việc mở cửa giao lưu giữa các nền văn hóa trong toàn nhân loại có một giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn, nhưng đồng thời cũng có một vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là mỗi dân tộc phải xây dựng được nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các
dân tộc thiểu số trong đất nước ta có cơ hội hòa nhập văn hóa với nhau trong một khối tổng thể chung những tinh hoa văn hóa của đất nước và của nhân loại. Nhưng “hòa nhập” không có nghĩa là “hòa tan”. Mỗi dân tộc phải giữ vững được những giá trị văn hóa riêng, đặc trưng của dân tộc mình trong đó tiếng mẹ đẻ là yếu tố vô cùng quan trọng cần giữ gìn.
1.3.2. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
Mục tiêu của việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS là giúp các em có thể hòa nhập vào chương trình giáo dục quốc gia, nâng cao chất lượng GD vùng DTTS và đồng thời bảo tồn ngôn ngữ của các DTTS, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Đây là một nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho việc giáo dục, truyền thông và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu tiên của giáo dục khuyến khích và hỗ trợ việc học tập của học sinh dân tộc thiểu số, cho phép các em ở lại học lâu hơn trong trường học và nâng cao thành tích học tập của các em bao gồm cả trong ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngôn ngữ quốc tế sau này. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là một cách hiệu quả giúp chúng ta không để lại trẻ em nào phía sau và ngoài giáo dục chất lượng. Điều này sẽ giúp trao quyền cho các nhóm dân tộc thiểu số để hòa nhập vào xã hội và đóng góp tốt hơn cho sự phát triển
bền vững của đất nước
1.3.2.2. Nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
(i) Giáo dục HS DTTS nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Những học sinh DTTS ở cấp THCS đều đã có khả năng sử dụng tiếng Việt khá thành thạo nhờ sự tiếp xúc thường xuyên với các phương tiện truyền thông hiện đại và thành quả của quá trình dạy tiếng Việt ở các cấp học dưới. Chính vì thế mà các em sẽ tự đặt ra cho mình những câu hỏi: có còn cần thiết phải sử dụng tiếng mẹ đẻ nữa hay không? sử dụng tiếng mẹ đẻ có ý nghiã và tác dụng gì? Công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS trước hết cần giáo dục cho các em thấy được việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp cho các em học tiếng Việt tốt hơn mà còn hướng đến một mục đích cao hơn đó là nhằm lưu giữ và phát huy được các giá trị bản sắc của văn hóa dân tộc thông qua việc bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc đó, đảm bảo sự phong phú về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Qua quá trình giáo dục ở nhà trường giúp các em học sinh nhận thức và hiểu được vai trò tầm quan trọng của tiếng DTTS trong sự phát triển chung của cộng đồng, không chỉ đơn giản vì đó là ngôn ngữ các em vẫn sử dụng trong giao tiếp hàng ngày khi trở về với cộng đồng, gia đình mà còn là giá trị tinh thần, giá trị văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn của các em từ thời thơ bé cho đến khi trưởng thành.
(ii) Giáo dục cho HS thái độ đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Từ việc đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng DTTS thì công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS còn cần phải giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn đó là cảm thấy tự hào về ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của dân tộc mình và thấy được rằng bản thân mình là thế hệ trẻ cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc, từ đó các em sẽ tự ý thức và tích cực hơn trong vấn đề này. Giáo dục giúp các em học sinh người DTTS tự hào về tiếng nói của tộc người mình, cảm thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng DTTS đồng thời có ý thức làm phong phú tiếng mẹ đẻ qua quá trình giao tiếp của các em hàng ngày.
Cần giáo dục cho các em tính tự giác, chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
(iii)Tổ chức điều kiện, môi trường khuyến khích HS được rèn luyện và sử dụng tiếng mẹ đẻ
Nội dung giáo dục này cần hướng tới sự liên hệ, gắn bó , hợp tác của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS. Nhà trường, gia đình và xã hội cùng tạo môi trường tiếng DTTS để các em có cơ hội sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách thường xuyên và rộng rãi hơn.
Môi trường tiếng DTTS được hiểu là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học tập, rèn luyện và sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em HS người DTTS. Để có thể hình thành được môi trường tiếng DTTS thì cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để các em có thể có cơ hội được sử dụng tiếng DTTS một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi hơn.
Nhìn chung, nội dung của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS hướng đến ba khía cạnh đó là: nhận thức, thái độ và năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS.
1.3.2.3. Hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
(i). Giáo dục song ngữ
Giáo dục song ngữ (bilingual education) hiểu theo nghĩa chung nhất là sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để học tập, mỗi ngôn ngữ dạy nội dung môn học chứ không chỉ dạy ngôn ngữ. Giáo dục song ngữ là một khái niệm được sử dụng phổ biến hầu như trên toàn thế giới đặc biệt là với những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở mỗi một nước sẽ có cách hiểu và sử dụng với nhiều mô hình, cách tổ chức khác nhau. Giáo dục song ngữ hướng tới mục đích là giúp học sinh là