Nội Dung Thực Hiện Của Công Tác Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Một Số Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái

2.3.2. Nội dung thực hiện của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung BTTMĐ cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá về nội dung của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên



Nội dung

Mức độ n=145


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không đồng

ý


Không đồng ý


Phân vân


Đồng ý

Rất đồng ý

Giáo dục HS DTTS nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của

bảo tồn tiếng mẹ đẻ


5


10


14


36


80


4,21


2

Giáo dục cho HS thái độ đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng và

bảo tồn tiếng mẹ đẻ


6


5


20


21


93


4,31


1

Khuyến khích HS thể hiện năng lực được rèn luyện và sử dụng

tiếng mẹ đẻ


5


10


18


52


60


4,05


4

Giáo dục tính tự giác, chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện khả năng sử

dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình


7


8


24


24


82


4,14


3

Điểm trung bình






4,01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 9

Kết quả quan sát cho thấy đại đa số các CBQL và GV đều đống ý với các nội dung cho hoạt động BTTMĐ tại nhà trường, các nội dung đánh giá cụ thể như sau:

- Nội dung “Giáo dục cho HS thái độ đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ” đạt 4,31 điểm, xếp mức rất đồng ý. Thực chất khi triển khai nội dung các thầy cô giáo giảng dạy cố gắng uốn nắn thái độ tích cực, thiện chí của HS với việc BTTMĐ cho HS dân tộ Tày, thái độ ở đây đó là sự hợp tác, nhất trí, cùng bày tỏ sự thiện chí khi tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ này

nhằm giữ gìn tiếng mẹ đẻ không bị mai một. Nội dung về thái độ luôn được GV coi trọng, qua quan sát, HS trường THCS huyện Định Hóa đã bày tỏ được sự thích thú khi được song song học tập ở trường với tiếng Việt, điều này làm cho các em tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ và tạo thái độ học tập tích cực mang lại hiệu quả khi học tiếng.

- Nội dung “Giáo dục HS DTTS nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của bảo tồn tiếng mẹ đẻ” đạt 4,21 điểm, xếp mức rất đồng ý. Các CBQL và GV cho rằng, nội dung này rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến tri thức mà các HS lĩnh hội. Những nhận thức chủ yếu đó là sự giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc của tộc người, cái nôi của mỗi HS sinh ra trong môi trường văn hóa rất đẹp, rất trữ tình. Bên cạnh đó, tiếng mẹ đẻ giúp các em có cầu nối giữa nét văn hóa tộc người với nét văn hóa dân tộc, làm cho bộ phận bố mẹ, họ hàng, anh em láng giềng nơi các em sinh sống thêm hiểu biết hơn về tri thức chung của nhân loại, của quốc gia vùng mình sinh sống.

- Nội dung “Giáo dục tính tự giác, chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình” đạt 4,14 điểm, xếp mức đồng ý. Khi các HS được trao kiến thức về tiếng mẹ đẻ sẽ thôi thúc các em nâng cao sự chủ động, tự nguyện tìm tỏi học tiếng mẹ đẻ của mình trên phương tiện đại chúng, tài liệu sách vở, qua BTTMĐ như bảo tàng, du lịch,….từ đó khích lệ bản thân HS luôn chủ động học tập.

- Nội dung “Khuyến khích HS thể hiện năng lực được rèn luyện và sử dụng tiếng mẹ đẻ” đạt 4,05 điểm, xếp mức đồng ý. Các GV và CBQL cho rằng việc thực hiện nội dung học tập tiếng mẹ đẻ thường xuyên làm cho HS dân tộc Tày được kích thích tư duy, trau đồi kiến thức thể hiện năng lực có thể nghe, nói, đọc, viết tiếng Tày, đây là biểu hiện tích cực trong nội dung triển khai thường khai thác.

Qua kết quả khảo sát các trường THCS huyên Định Hóa với thực hiện nội dung BTTMĐ, các trường chú ý đến tâm lý lứa tuổi, sao cho thiết kế chương

trình, nội dung, hình thức, phương pháp triển khai sao cho phù hợp. Nhà trường, GV, các lực lượng tham gia cùng bàn bạc, đưa ra nội dung phong phú và gắn với chủ đề được chọn hàng năm từ Phòng GD&ĐT, làm cho hoạt động BTTMĐ được đông đảo HS chấp nhận tự nguyện.

2.3.3. Hình thức thực hiện của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức Hoạt động BTTMĐ cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt điểm trung bình chung là 3,59 điểm, các hình thức có điểm thành phần nằm trong khoảng 3,32-4,16 điểm. Để đánh giá nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 của phụ lục 1, kết quả như sau:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá hình thức thực hiện của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên‌


Hình thức

Mức độ n=145


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Giáo dục song ngữ

6

22

20

46

51

3,79

2

Tổ chức cuộc thi tìm

hiểu tiếng mẹ để

10

25

26

46

38

3,53

4

Tổ chức tọa đàm

16

30

25

39

35

3,32

7

Hoạt động các câu lạc bộ

15

27

21

47

35

3,41

5

Giao tiếp hàng ngày giữa

giáo viên - học sinh

8

44

26

20

47

3,37

6

Thông qua quá trình

dạy học văn hóa

0

10

33

26

76

4,16

1


Phương tiện truyền

thông

9

26

23

42

45

3,61

3

Điểm trung bình






3,59


- Hình thức “Thông qua quá trình dạy học văn hóa” đạt 4,16 điểm, xếp mức cao nhất và được cho là thực hiện thường xuyên. Đây là hình thức thu hút được nhiều sự quan tâm và tham gia các trường, qua khảo sát CBQL và GV cho rằng, bộ phận HS nói tiếng Tày ở trường thường được học tập qua các môn oạc văn hóa như ngữ văn, địa lý, lịch sử, giáo dục công dân,….đây là hình thức phổ biến nhất ở các trường THCS huyện Định Hóa ưu điểm dễ truyền tải kiến thức và vận dụng thực tiễn nơi các em sinh sống.

- Hình thức “Giáo dục song ngữ” đạt 4,16 điểm, xếp thức nhất, đạt mức thường xuyên tổ chức. Hình thức này được nhà trường và GV tổ chức thường xuyên do diện nay các trường vùng núi cao, vùng xa được Đảng và nhà nước quan tâm và đưa vào chương trình hành động hàng năm của huyện miền núi có sử dụng tiếng DTTS, giáo dục song ngữ làm cho HS dễ thu hút kích thích học tập, khi thực hiện như một ngôn ngữ chính thứ hai giúp HS thoải mái và tự tin học văn hóa tại trường.

- Hình thức “Phương tiện truyền thông” đạt điểm 3,61 điểm, hiện nay Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên có chương trình riêng về việc thông tin, hướng dẫn học tiếng Tày trên truyền hình, điều này làm cho HS có cơ hội được học tập qua chủ để chương trình phát sóng. Bên cạnh đó chương trình học tiếng Tày qua mạng Internet được HS tham khảo làm kênh học tập cho mình.

- Hình thức “Tổ chức cuộc thi tìm hiểu tiếng mẹ đẻ” đạt 3,53 điểm, các trường thực hiện tổ chức cuộc thi theo chương trình hàng năm của Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa phát động. Các trường tổ chức vòng loại, vòng cụm và vòng chung kết theo chủ đề về quê hương, đất nước, tộc người,…bằng ngôn ngữ tiếng Tày. Qua nghiên cứu hồ sơ các trường cho thấy, các học sinh được tham gia theo các nhóm sinh hoạt sở thích đăng ký với Nhà trường, hoặc khối

lớp đăng ký riêng, sau đó các đội thi và chọn ra đội xuất sắc nhất thi vòng cụm và vòng chung kết. Tuy nhiên hình thức này chỉ thực hiện hàng năm một lần, nó chỉ có tác dụng với nhóm ưa thích ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tham gia, số lần thực hiện quá ít chọn cá nhân hoặc tập thể tốt nhất đi thi, các học sinh khác chủ động đăng ký năm sau.

- Hình thức “Hoạt động các câu lạc bộ” đạt 3,41 điểm, mức bình thường, hiện nay các trường tổ chức BTTMĐ qua câu lạc bộ các cá nhân HS yêu thích ngôn ngữ mẹ đẻ. Hình thức hoạt động câu lạc bộ không giới hạn số lượng nhưng thu hút các nhóm vào câu lạc bộ khó khăn do các em học văn hóa khá nhiều, chương trình học THPT còn khá nặng nên thời gian hoạt động CLB không nhiều.

- Hình thức “Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh” đạt 3,37 điểm, xếp mức không thường xuyên, hiện nay GV sử dụng ngôn ngữ tiếng Tày tại các trường THCS Định Hóa không nhiều, chiếm khoảng 12% các trường, nên thực hiện giao tiếp chỉ có GV biết ngôn ngữ mới có thể sử dụng được để trò chuyện trao đổi thông tin với HS.

- Hình thức “Tổ chức tọa đàm” đạt 3,32 điểm xếp mức khống thường xuyên, hình thức tọa đàm là hình thức thực hiện khó khăn ở các trường tại huyện Đinh Hóa, do thời gian thực hiện chủ yếu là ngoài giờ lên lớp, để tổ chức tốt cả CBQL, GV và HS tập trung thời gian, công sức trao đổi và mỗi đối tượng phải am hiểu và sử dụng được ngôn ngữ Tày. Do đó hình thức này được một số ít trường thực hiện theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT, tổ chức điểm để các trường khác tham gia và thảo luận cùng.

Như vậy có thể thấy, đối với học THCS trên địa bàn huyện Định Hóa sẽ thích hợp với hình thức tổ chức BTTMĐ như Thông qua quá trình dạy học văn hóa; giảng dạy song ngữ; phương tiện truyền thông và các cuộc thi tìm hiểu tiếng mẹ đẻ. Đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng các trường có biện

pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn khi thực hiện chương trình bào tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh Tày các trường THCS huyện Định Hóa.

2.3.4. Hiệu quả của cách hình thức thực hiện công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Nhằm tìm hiểu về thực trạng hiệu quả các hình thức BTTMĐ đã triển khai tại các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1 để khảo sát đánh giá của giáo viên về kết quả các hình thức BTTMĐ đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá hiệu quả của các hình thức công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên‌


Hiệu quả của các hình thức

Mức độ n=145


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không hiệu

quả

Không hiệu quả


Bình thường


Hiệu quả

Rất hiệu quả

Giáo dục song ngữ

0

0

25

45

75

4,34

1

Tổ chức cuộc thi tìm

hiểu tiếng mẹ để

3

8

17

70

47

4,03

5

Tổ chức tọa đàm

15

26

22

52

30

3,39

7

Hoạt động các câu lạc

bộ

13

14

35

44

39

3,57

6

Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học

sinh


6


12


17


36


74


4,1


4

Thông qua quá trình

dạy học văn hóa

3

8

17

36

81

4,27

2


Phương tiện truyền

thông

5

13

20

26

81

4,14

3

Điểm trung bình






3,97



Kết quả bảng trên cho thấy:

Hiệu quả các hình thức BTTMĐ đạt mức rất hiệu quả với hình thức như: Giáo dục song ngữ (đạt 4,34 điểm); Thông qua quá trình dạy học văn hóa (đạt 4,27 điểm); đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi được học tập và trao đổi ngôn ngữ các HS được truyền tải kiến thức căn bản, thiết yếu và quan trọng vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia BTTMĐ các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV lựa chọn chủ đề phù hợp với tâm lý, nhu cầu, sở thích các HS.

Hiệu quả các hình thức BTTMĐ đạt mức hiệu quả với hình thức như: Phương tiện truyền thông (đạt 4,14 điểm); Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh (đạt 4,1 điểm); Tổ chức cuộc thi tìm hiểu tiếng mẹ để (4,03 điểm); Hoạt động các câu lạc bộ (đạt 3,57 điểm). Do hình thức này được sử dụng khá thường xuyên nên mang lại hiệu quả tích cực cho BTTNĐ cho học sinh dân tộc Tày. Mục đích các hình thức đa dạng hóa sự thu hút học sinh học ngôn ngữ mẹ đẻ để giữ gìn truyền thống giàu bản sắc của dân tộc mình nên kết quả thực hiện đảm bảo mục tiêu mà nhà trường đặt ra. Tuy nhiên hiệu quả hình thức “Tổ chức tọa đàm” đạt 3,39 điểm, mức bình thường, do khó khăn mà chúng tôi đã nêu phần trên nên hiệu quả đem lại không lớn khi trường tổ chức tọa đàm.

Từ quan điểm của CBGV về các hình thức BTTMĐ trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức BTTMĐ chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường THCS trên địa bàn

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí