Tăng Cường Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Hs Người Dtts

thì ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc cũng là một yếu tố cần thiết để hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em. Đồng thời, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng giúp HS DTTS trong quá trình học tập và giao tiếp trong nhà trường. Việc hình thành nên những quy định cụ thể dưới dạng văn bản về việc đưa nội dung giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS sẽ góp phần hiện thực và cụ thể hóa việc thực hiện giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS trong phạm vi nhà trường, đảm bảo sự thống nhất trong đơn vị.

(ii). Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS

Một trong những nguyên nhân khiến công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS ở các trường THCS hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong đợi là do sự chỉ đạo từ phía nhà trường chưa cụ thể, rõ ràng.Nếu không có văn bản chỉ đạo cụ thể thì việc khuyến khích sử dụng tiếng DTTS khi giao tiếp trong phạm vi nhà trường sẽ phụ thuộc vào từng GV mà không có tính đồng bộ và thường xuyên.

Nhà trường cần phải có các văn bản quy định rõ ràng về các hình thức, biện pháp cụ thể trong việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Trong văn bản cần nêu rõ vai trò cũng như nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện của mỗi lực lượng trong nhà trường đối với công tác này.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Khi xây dựng nhiệm vụ năm học, cần đưa nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS vào như một nội dung cần thực hiện trong năm học.

Lập kế hoạch triển khai công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ của HS DTTS trong năm học, thống nhất giữa các khối lớp, hoạt động và hình thức tổ chức, tiêu chí đánh giá.

Hình thành những biện pháp quản lý hữu hiệu quá trình tổ chức và thực thi văn bản trong phạm vi nhà trường. Thống nhất nhận thức trong toàn bộ lực lượng

giáo dục nhà trường trên cơ sở một bản kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thẻ trên từng khối lớp, hoạt động, nội dung giáo dục.

Hình thành những chế tài có tính chất động viên khích lệ giáo viên tăng cường giao tiếp với học sinh DTTS, tăng cường vốn tiếng DTTS để có thể giao tiếp đơn giản với học sinh từ đó nâng cao vị thế tiếng mẹ đẻ của học sinh nười DTTS trong giao tiếp cũng như tạo lập mối quan hệ tích cực giữa GV - HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp trên một cách có hiệu quả thì cần có sự quan tâm, chú trọng của các CBQL, các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 14

CBGV và HS cần nghiêm chỉnh và tích cực thực hiện các văn bản chỉ đạo.

3.2.5. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đưa nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS trong tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS, qua các trò chơi dân gian truyền thống dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.5.2. Nội dung

Tích hợp về mục tiêu của Giáo dục NGLL và mục tiêu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS.

Tích hợp về hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS với tổ chức HĐGDNGLL. Việc tổ chức HĐGDNGLL được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức thực hiện chủ điểm giáo dục, các chủ điểm được tổ chức thực hiện theo các tháng học tập. Chủ đề “uống nước nhớ nguồn”: có thể qua chủ đề đó giáo dục cho các em về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, về các giá trị văn hóa bản sắc cội nguồn từ đó hình thành cho các em lòng tự hào dân

tộc và ý thức về việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ đề “mừng Đảng ,mừng xuân”: có thể lồng ghép vào đó một phần nội dung về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề dân tộc và bảo tồn ngôn ngữ DTTS (có thể qua hình thức tọa đàm, hội thi tìm hiểu...). Chủ đề “hòa bình hữu nghị”: có thể thông qua các hoạt động của chủ đề trên để giáo dục cho các em thấy được bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc trong nước và cá dân tộc trên toàn thế giới.

Đối với học sinh cuối cấp đã là Đoàn viên thanh niên sẽ có các chủ đề có thể lồng ghép vào đó nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như:“thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”(chủ đề tháng 1).Ngoài ra còn có rất nhiều những chủ điểm, những nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp khác cần được lựa chọn và lồng ghép một cách hợp lý, tinh tế với nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.

Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng đa dạng đồng thời vừa thực hiện nội dung chủ điểm giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong học sinh người DTTS.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức hội thi tìm hiểu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn dưới các hoạt động như:

+ Hoạt động Hái hoa dân chủ khuyến khích hỏi và trả lời về ý nghĩa bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong giai đoạn hiện nay, khuyến khích việc hỏi và trả lời, chia sẻ ý tưởng bằng tiếng DTTS.

+ Hoạt động Tiếng hát học sinh DTTS yêu cầu các em dự thi bằng các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, khuyến khích các thể loại như các bài hát cổ của dân tộc, bài hát bằng tiếng dân tộc như tiếng Dao, tiếng Sán Dìu, tiếng Cao Lan, tiếng Tày (hát Soọng cô, Soóng cọ, hát dân ca Dao, hát then)…

+ Hoạt động trò chơi đoán ô chữ. Nội dung ô chữ có thể được gợi ý bằng tiếng DTTS hoặc chính ô chữ đó được viết bằng tiếng DTTS. Ngoài ra còn có rất nhiều các hình thức thi khác.Thông qua việc nghiên cứu, giải quyết các câu

hỏi, các yêu cầu trong mỗi phần thi sẽ giúp các em có thêm kiến thức về ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của các dân tộc và có hứng thú cũng như cơ hội để sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

+ Tọa đàm về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS: thông qua các buổi tọa đàm, các em được trao đổi những thông tin, những kiến thức về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ, từ đó các em cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của chính mình và đồng thời cũng là môi trường hoạt động tập thể để các em sử dụng tiếng mẹ đẻ.

+ Câu lạc bộ những người yêu thích tiếng DTTS từ đó tạo cho học sinh những môi trường hoạt động để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp hay sinh hoạt đầu giờ, có thể khuyến khích các em hát những bài hát tiếng DTTS, trình diễn những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Báo tường của các em học sinh trong trường về chủ đề “Giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số, vai trò và ý nghĩa của nó” thu hút học sinh tham gia bày tỏ quan điểm nhận thức, tình cảm và thái độ của các em đối với chủ đề được đưa ra.

- Trong các cuộc thi văn nghệ có thể dành điểm khuyến khích cho những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như các bài hát bằng tiếng dân tộc, bài hát cổ truyền, kịch bằng tiếng dân tộc… để khuyến khích các em sử dụng tiếng mẹ đẻ.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cần nêu cao được vị trí, vai trò của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ thông qua tổ chức HĐGDNGLL.

Nhà trường cần có sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.

Hình thức tổ chức các HĐGDNGLL phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS THCS, thu hút được sự tham gia tích cực của HS.

3.2.6. Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết bảo vệ tiếng nói và chữ viết của người DTTS, sự cần thiết sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trong giao tiếp và vai trò của giáo dục nhà trường trong giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.6.2. Nội dung

Thông qua công tác truyền thông cần tuyên truyền cho mọi người biết về vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS: Bảo tồn tiếng mẹ đẻ cũng là bảo tồn các giá trị văn hóa mang tính bản sắc của dân tộc, nếu một ngôn ngữ mất đi cũng đồng nghĩa với việc một nền văn hóa có nguy cơ bị tiêu diệt. Đối với học sinh DTTS cấp THCS nói riêng và học sinh DTTS nói chung thì công tác này càng quan trọng vì các em là thế hệ trẻ, là tương lai của dân tộc.Trước thực tại xã hội ngày nay, xu thế hội nhập thế giới và phát triển, thế hệ trẻ tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau và có cơ hội tiếp thu nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ em DTTS các em càng háo hức với những điều mới lạ, ngôn ngữ mới, xu thế văn hóa thời đại mới nên nguy cơ mai một văn hóa và ngôn ngữ DTTS ngày càng cao.

Thông qua công tác truyền thông cần phổ biến về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chính quyền về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS. Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này, điều này được thể hiện qua nhiều chính sách hỗ trợ về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội đối với vùng DTTS.

Thông tin về thực tế thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS hiện nay, những thành tích đã đạt được, những hạn chế và cách khắc phục.Động viên khuyến khích người DTTS sử dụng và bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Có rất nhiều những hình thức truyền thông khác nhau vì thế cần có sự lựa chọn những hình thức hợp lý, phong phú và phối hợp một cách linh hoạt.

Các chương trình phát thanh của địa phương (bản làng, thôn, xã) có thể có những bài phát thanh mang tính tuyên truyền, khuyến khích học sinh và người DTTS tích cực sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Trong hoạt động phát thanh, tuyên truyền cổ động, việc sử dụng tiếng nói của người DTTS thực sự chưa được phát huy, chủ yếu chỉ thấy trong trường hợp các cán bộ xã, thôn người dân tộc thiểu số tuyên truyền trong cộng đồng dân tộc mình. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì đồng bào DTTS sống xem kẽ với người Kinh, đại đa số biết và sử dụng thành thạo tiếng phổ thông nên việc chuyển ngữ, dịch các văn bản, thông tin chính sách sang tiếng dân tộc thiểu số được xem là không cần thiết và không được chú trọng.

Đài truyền hình các tỉnh và đài truyền hình trung ương thường có các kênh dành cho người DTTS trong đó có những bản tin liên quan đến vấn đề bảo tồn tiếng DTTS và đều được thuyết minh hoặc phụ đề tiếng DTTS, nhưng kênh giờ lên sóng còn hạn chế và chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng tiếng của một số DTTS phổ biến. Vì thế cần phát huy hơn nữa vai trò cũng như tính tích cực của những kênh truyền hình này. Có thể thông qua các kênh truyền hình này như một hình thức dạy tiếng DTTS trực tuyến.Thực tế hiện nay, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh cũng đã có chương trình truyền hình tiếng dân tộc hoặc gần đây theo chương trình Mục tiêu Quốc gia về Văn hóa đã có một số đầu sách về nông nghiệp,… tuy nhiên, các chương trình mới thực hiện bằng tiếng Dao (Dao Thanh

Y) nên việc tuyên truyền đến các tộc người khác cũng còn nhiều hạn chế. Lý do là số lượng cán bộ người DTTS hoạt động trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, tuyên truyền, cổ động rất ít. Nên chính vì thế cần chuẩn bị tốt hơn nguồn nhân lực cho công tác truyền thông về hoạt động này. Đối với một số tiếng DTTS

chưa có chữ viết thì các phát thanh viên cần sử dụng chữ Việt để phiên âm các bản tin trước khi phát.

Báo chí cũng là một hình thức truyền thông có vai trò và tác dụng to lớn cần được khai thác trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS. Báo chí hiện nay có hai hình thức đó là báo giấy và báo mạng. Mỗi hình thức có những ưu thế khác nhau cần được phát huy. Cần có những bài báo tiếp cận nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

Cần có các hình thức khuyến khích sáng tác văn học, văn nghệ bằng tiếng nói và chữ viết dân tộc đến việc chú trọng công tác tuyên truyền trong cộng đồng, đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền.

3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực vận động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị truyền thông trên địa bàn trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS.

Nhà trường có các biện pháp thu hút, mời gọi các phương tiện truyền thông tham gia khi tổ chức các hoạt động lớn trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS.

3.3. Mối quan hệ các biện pháp

Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, phụ thuộc vào nhau, việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ chi phối việc thực hiện các biện pháp còn lại vì vậy cần phối hợp hài hoà các biện pháp trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động BTTMĐ cho học sinh THCS.

Sáu biện pháp trên đều có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn. Trong các biện pháp nêu trên biện pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các biện pháp 3,4,5 là các biện pháp quản lý cơ bản, nhóm các biện pháp 2,6 là các biện pháp có tính điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức BTTMĐ cho học sinh thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp


3.4.1. Đối tượng khảo sát

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi thăm dò, lấy ý kiến của CBQL, GV nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức các hoạt động BTTMĐ cho học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và giúp đánh giá thực hiện GDHN bám sát theo định hướng chương trình giáo dục THPT.

3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát

- Xây dựng phiếu khảo sát về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (phụ lục 2), xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng xin ý kiến gồm 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và 20 giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, GVBM và cán bộ Đoàn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023