Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Tiếng Việt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Tiểu Học

một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sáng tạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

(4) Hình thức dạy học tích hợp: Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách có hệ thống, ở những mức độ khác nhau về các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc trong cùng một môn học. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học. Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp.

1.3.5. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở tiểu học

Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Tiếng Việt nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể:

Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); 6 phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Để đánh giá kết giáo dục trong môn Tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mục tiêu đánh giá: Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nội dung đánh giá: Giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu văn bản; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống.

Đánh giá hoạt động viết: Tập trung vào yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,...

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 5

Đánh giá hoạt động nói và nghe: Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe;

biết tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ.

Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu học sinh nắm bắt nội dung do người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.

Đánh giá phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong môn Tiếng Việt tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét,...

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học

1.4.1. Lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, phương tiện, các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu của bài học, môn học.

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà quản lý phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến môn Tiếng Việt, làm rõ điều kiện để đáp ứng cho môn Tiếng Việt.

- Xác định mục tiêu có tính khả thi.

- Sắp xếp, lựa chọn được những bài học theo tuần, tháng, kỳ, năm học của môn Tiếng Việt, và cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung môn Tiếng Việt: Kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệu.

+ Kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệu được xây dựng theo yêu cầu cần đạt của từng lớp, đặc điểm của từng vùng, đối tượng học sinh.

+ Nội dung Tiếng Việt được thể hiện qua từng hoạt động bài dạy, mỗi hoạt động đều thể hiện rõ các bước tiến hành dạy học.

- Sắp xếp, phân công công việc theo năng lực của từng đối tượng một cách hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn học, Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ, tổ trưởng và giáo viên nghiên cứu chương trình, nội dung của từng bài học để thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học.

Kế hoạch cần xác định rõ:

- Tên bài học, số tiết cho từng bài;

- Mục tiêu của bài học: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, chỉ rõ được năng lực, phẩm chất của học sinh cần đạt trong bài học...

- Nội dung của môn Tiếng Việt: đảm bảo các yêu cầu cần đạt về từng nội dung trong bài học (kiến thức về tiếng Việt, về văn học và ngữ liệu).

- Năng lực của giáo viên, học sinh khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ.

- Kết quả cần đạt được: Sự mở rộng về nhận thức, kiến thức, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.

- Các tiêu chí đánh giá kết quả môn Tiếng Việt.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học

Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, như đó chỉ là bước đầu. Kế hoạch mười phần thì biện pháp cụ thể phải hai mươi phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải ba mươi phần. Có như thế mới chắc chắn hoàn thành tốt kế hoạch [33, Tr 194].

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt gồm:

- Thảo luận mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất cho thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

Nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trong trường Tiểu học là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể:

- Ban Giám hiệu: Chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đạt kết quả tốt.

- Giáo viên: Giữ vai trò chủ đạo, áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

- Học sinh: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện kế hoạch dạy học.

1.4.3. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học là sự can thiệp của hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý kế hoạch dạy học để bảo đảm việc thực hiện dạy học được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đạt hiệu quả. Hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá, để kịp thời chỉ đạo cho tổ điều chỉnh và bổ sung cho hoạt động giáo dục thực hiện được thuận lợi hơn.

Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa

môn Tiếng Việt, xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong môn Tiếng Việt.

Hình thức tổ chức dạy học càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phát huy năng lực của từng học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình môn Tiếng Việt.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt.

Tóm lại, chỉ đạo kế hoạch dạy học không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch của nhà trường trong quá trình quản lý.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh

Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GV cho trước… học sinh chỉ việc bắt trước câu văn mẫu… để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để GV cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh?

Cho nên kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu. Vì vậy, đánh giá cần mang tính dự đoán, giàu thông tin, mang lại tác động điều chỉnh, phát triển, nâng cao. Đánh giá cung cấp thông tin để chỉ đạo kip thời các hoạt động ở một đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là cách để nhà trường rà soát lại các kế hoạch, nắm được những thuận lợi, khó khăn, trở ngại trong quá trình giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS để có sự hỗ trợ cần thiết và điều chỉnh kịp thời.

Nội dung đánh giá kết quả dạy học của giáo viên và học sinh trong môn Tiếng Việt bao gồm:

- Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong chủ đề dạy học, việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học tích cực.

- Kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm việc thực hiện quan điểm, triết lý đánh giá, việc kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, việc chấm chữa bài và phản hồi tới HS.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp, chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường; chuẩn bị bài giảng, giáo án; sử dụng các thiết bị dạy học; tham gia sinh hoạt chuyên môn; xây dựng các chuyên đề; công tác tự bồi dưỡng và kiểm tra sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể… trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Kiểm tra, dự giờ theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV. Đặc biệt, tập trung vào kiểm tra việc chuẩn bị cho các giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Để đánh giá được các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn Tiếng Việt mà HS đạt được, cần kết hợp phương pháp đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kì, định tính và định lượng.

Đánh giá thường xuyên được tích hợp vào trong quá trình dạy học, nhằm giúp học sinh phát hiện những sai sót của bản thân, từ đó tự điều chỉnh các hoạt động học tập để từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà chương trình đã đề ra; giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học. đánh giá cuối kì, cuối lớp, cuối cấp chủ yếu bằng các bài kiểm tra viết, nhằm giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh và nhà quản lí biết được mức độ đạt được các phẩm chất và năng lực của học sinh ở cuối mỗi học kì, mỗi cấp lớp, cấp học.

Đánh giá bằng định tính và định lượng: Đánh giá phẩm chất chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ,tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe văn bản. Các mức độ đạt được về năng lực học sinh được đánh giá bằng cả hình thức định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói,trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Tóm lại: Muốn thực hiện được các hoạt động trên, trước hết cần có sự tiên phong đổi mới tư duy của cán bộ quản lí. Đồng thời, cán bộ và giáo viên cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh là nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo mục tiêu đề ra. Hơn nữa, kiểm tra thực chất, cụ thể, có hiệu quả, tránh tư tưởng đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, cũng không nên gây căng thẳng, tạo áp lực giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

a) Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Để quản lý tốt hoạt động dạy học môn Tiếng Việt thì trước hết ban giám hiệu phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở đó ban giám hiệu mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời Ban giám hiệu cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023