Tổng phụ trách ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa.
3.4.3. Mục đích, nội dung khảo sát
Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày.
3.4.4. Kết quả khảo sát
* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Mức độ cần thiết | ĐTB | ||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS | 22 | 73,33 | 8 | 26,67 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4,73 |
Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS | 20 | 66,67 | 8 | 26,67 | 2 | 6,67 | 0 | 4,6 | |
Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS | 20 | 66,67 | 6 | 20 | 4 | 13,33 | 0 | 0 | 4,53 |
Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS | 15 | 50 | 12 | 40 | 3 | 10 | 0 | 0 | 4,4 |
Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS | 20 | 66,67 | 5 | 16,67 | 5 | 16,67 | 0 | 0 | 4,5 |
Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ | 21 | 70 | 6 | 20 | 3 | 10 | 0 | 0 | 4,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Một Số Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa,
- Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Sinh Hoạt Chuyên Đề Cho Giáo Viên Theo Hướng Tiếp Cận Nội Dung Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Thcs Là Người Dtts
- Tăng Cường Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Hs Người Dtts
- Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 16
- Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Mức độ cần thiết | ĐTB | ||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
đẻ cho học sinh THCS là người DTTS |
* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Mức độ khả thi | ĐTB | ||||||||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS | 13 | 43,33 | 10 | 33,33 | 7 | 23,33 | 0 | 0 | 4,2 |
Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS | 15 | 50 | 9 | 30 | 6 | 20 | 0 | 0 | 4,3 |
Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS | 14 | 46,67 | 10 | 33,33 | 6 | 20 | 0 | 0 | 4,27 |
Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn | 17 | 56,67 | 11 | 36,67 | 2 | 6,67 | 0 | 0 | 4,5 |
Mức độ khả thi | ĐTB | ||||||||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS | |||||||||
Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS | 14 | 46,67 | 12 | 40 | 4 | 13,33 | 0 | 0 | 4,33 |
Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS | 16 | 53,33 | 11 | 36,67 | 3 | 10 | 0 | 0 | 4,43 |
Sáu biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 43,33% đến 56,67% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý BTTMĐ là rất khả thi điểm trung bình các biện pháp nằm trong khoảng từ 4,2 đến 4,5 điểm, trong đó điểm trung bình biện pháp mang tính khả thi cao nhất là “Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS” (điểm trung bình đạt 4,5 điểm). Về mức độ cần thiết các giải pháp thì biện pháp “Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS” (điểm trung bình chung đạt 4,73 điểm). Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Kết luận chương 3
Dựa trên nhưng kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất được 6 biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS dân tộc Tày ở các trường THCS. Các nguyên tắc được đề xuất dựa trên cơ sở đảm bảo của các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục học sinh., các biện pháp đó là:
- Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS;
- Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS;
- Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS;
- Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS;
- Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS;
- Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.
Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy các biện pháp được đánh giá cao về tính cần thiết, khả thi của việc triển khai các biện pháp. Hệ thống những biện pháp được đề xuất sẽ là những gợi ý hữu ích cho công tác giáo dục nói chung, giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh là người DTTS có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giữ gìn và phát huy những giá trị dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ của tộc người trong điều kiện hiện nay. Tiếp cận giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong phạm vi nhà trường là một trong những giải pháp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hữu hiệu không chỉ là học sinh DTTS biết nói tiếng mẹ đẻ (tiếng tộc người) mà đó còn thể hiện sự gắn kết giữa nguồn gốc và hiện tại phát triển của các dân tộc thiểu số hiện nay, giữa giá trị hiện đại và những giá trị văn hóa vùng, văn hóa tộc người.
Học sinh người DTTS có nhu cầu cao đối với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vì vậy các em sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp tương đối thường xuyên, tuy nhiên với các chủ đề gần gũi và giao tiếp với những người trong cộng đồng tiếng DTTS như gia đình và những người cùng dân tộc chiếm vị thế ưu tiên hơn cả. GV và học sinh người DTTS tại các trường THCS huyện Định Hóa đều nhận thức cao về ý nghĩa, vai trò của bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số cũng như sự cần thiết phải tiến hành giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS trong giai đoạn hiện nay. Một thực tế là việc sử dụng tiếng DTTS trong phạm vi nhà trường hạn chế do việc học tập và giáo dục từ phía nhà trường được triển khai bằng tiếng Việt.
Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đã được quan tâm, chú ý. Nội dung và các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ mới chỉ dừng ở những biện pháp khuyến khích và khích lệ việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp của các em trong phạm vi nhà trường, việc sử dụng và tiền khai biện pháp. Các hoạt động khuyến khích học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp ở nhà trường chưa được quan tâm định hướng thống nhất, phần lớn là do nhận thức, năng lực và kinh nghiệm trong giáo dục và dạy học sinh DTTS của mỗi GV.
Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra 6 biện pháp đó là:
- Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS;
- Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS;
- Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS;
- Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS;
- Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS;
- Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục & Đào tạo
Cần có văn bản chỉ đạo công tác giáo dục vùng dân tộc ở các trường có đông học sinh người DTTS phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương, vùng miền. Định hướng triển khai bảo tồn tiếng mẹ đẻ của người DTTS là một trong các nhiệm vụ giáo dục ở các trường THCS có đông học sinh DTTS. Việc tổ chức triển khai thực hiện văn bản cần có sự định hướng và hướng dẫn thống nhất của phòng GD &ĐT huyện đảm bảo công tác tổ chức thực hiện nhất quán trong phạm vi quản lý của các cấp.
Phòng giáo dục và đào tạo cần có những quy định cụ thể về triển khai giáo dục bảo tổn tiếng DTTS trên cơ sở tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, giao tiếp giữa giáo viên - học sinh trong phạm vi nhà trường; Khuyến khích các biện pháp tăng cường môi trường giao tiếp tiếng