Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với sự phát triển nhân cách HS, vai trò của lực lượng sư phạm trong tổ chức BTTMĐ, về nội dung và hình thức tổ chức BTTMĐ ở trường THCS, yêu cầu về năng lực của người giáo viên để tổ chức BTTMĐ cho học sinh dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
(i) Nội dung biện pháp:
Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BTTMĐ, mối quan hệ giữa tổ chức BTTMĐ và phát triển năng lực cho HS THCS thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động trong mỗi đầu kỳ học từ các GV, GVBM, GVCN, HS hiểu hơn và lựa chọn BTTMĐ phù hợp;
Nhận thức về nội dung, hình thức tổ chức BTTMĐ trong nhà trường THCS cần tăng khả năng lựa chọn các nội dung tương ứng với hình thức thực hiện triển khai dựa trên cơ sở vật chất nhà trường, nguồn lực của nhà trường; các đối tác, lực lượng (nhà tài trợ, phụ huynh HS) về hỗ trợ BTTMĐ.
Nhận thức về yêu cầu năng lực của người GV trong tổ chức BTTMĐ cho học sinh ở trường THCS, bản thân GV chủ động tìm tòi, nâng cao khả năng học tập, biên tập, sáng tạo trong quá trình triển khai hình thức BTTMĐ, bản thân GV vừa nâng cao chuyên môn đồng thời phải học hỏi các chương trình BTTMĐ của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT hàng năm khi được cử tham gia. Những GV này sẽ có trách nhiệm truyền đạt lại kiến thức cho toàn bộ GV trong nhà trường về BTTMĐ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
(ii). Cách thức thực hiện BP:
Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được quan tâm ngang nhau, không
được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình BTTMĐ của nhà trường.
Tổ chức các buổi tập huấn về BTTMĐ ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về BTTMĐ: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của BTTMĐ đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Các Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
- Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Các Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Một Số Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa,
- Tăng Cường Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Hs Người Dtts
- Kết Quả Khảo Sát Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bttmđ Của Học Sinh Dân Tộc Tày Ở Các Trường Thcs
- Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia BTTMĐ có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.
Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của BTTMĐ đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông… tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của BTTMĐ đạt tới kết quả mong muốn cần một số điều kiện sau:
- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của BTTMĐ. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức BTTMĐ.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các nội dung thi đua cho BTTMĐ một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về BTTMĐ cho các lực lượng GD.
Giáo viên phải nhận thức đúng về BTTMĐ và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS sẽ giúp cho giáo viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực GV trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.
3.2.2.2. Nội dung
Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS nói riêng. Giáo viên chính là những người hiện thực hóa các chương trình, các biện pháp giáo dục đã được đề ra. Đặc biệt đối với giáo viên ở các vùng DTTS thì vai trò và thách thức đối với giáo viên lại càng cao hơn so với các vùng khác. Chính vì thế để công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt hiệu quả cao thì cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên ngoài việc thảo luận, trao đổi thông tin
về kiến thức chuyên ngành, còn cần phải tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.
(i). Nâng cao nhận thức giáo viên về ý nghĩa, vai trò của giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, cần giúp cho giáo viên hiểu được rằng việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS là vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Nó không chỉ giúp cho các em học tiếng Việt dễ dàng hơn mà còn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn sự phong phú ngôn ngữ của các dân tộc trong nước và trên toàn thế giới.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS người DTTS trên cơ sở đó cò những định hướng cụ thể để đáp ứng yêu cầu giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.
(ii). Nâng cao nhận thức về vai trò của việc giao tiếp bằng tiếng DTTS giữa GV - HS
Cải thiện nhận thức của các GV về vấn đề sử dụng hay không cần sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp với học sinh, những điểm thuận lợi và không thuận lợi của việc biết giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của các em. Trên cơ sở nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của mối quan hệ giao tiếp giữa GV - HS diễn ra trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS giúp các GV tự điều chỉnh nhận thức bản thân, nghiệp vụ trong công tác giáo dục học sinh người DTTS.
(iii) Trang bị cho các GV một số những kỹ năng khuyến khích việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS trong giao tiếp. Việc hiện thực hóa dưới dạng những kĩ năng cụ thể sẽ giúp cho các em học sinh người DTTS cảm thấy tự tin khi dùng tiếng tộc người giao tiếp đôi khi đó còn như là một cách tiếp cận để học tiếng Việt cho tốt hơn nhưng trên hết vẫn là phát huy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS trẻ tuổi.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Giáo viên thảo luận về vấn đề: “giáo viên dạy ở trường THCS có nhiều học sinh là người DTTS thì việc biết tiếng DTTS là có cần thiết hay không?”.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề theo hướng tiếp cận nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS, tổ chức cho giáo viên phân tích tình hình thực tế quan sát được tại nhà trường mình đang công tác để đánh giá được mức độ nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp cũng như trong học tập của học sinh. Từ việc đánh giá được nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS, giáo viên sẽ tự ý thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các em và vai trò của người giáo viên trong công tác này.Chỉ ra những khó khăn mà giáo viên có thể gặp trong quá trình công tác nếu như không biết tiếng DTTS: khó giao tiếp với học sinh và gia đình học sinh hoặc trong nội dung bài học có những khái niệm hay những kiến thức mới lạ với các em mà nếu giáo viên diễn đạt, truyền tải bằng tiếng phổ thông thì các em khó có thể tiếp thu được…
Khuyến khích các giáo viên tăng cường sử dụng tiếng DTTS phổ biến ở địa phương mình công tác.Từ những thực tế về vai trò của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS và nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em, cần chỉ ra cho giáo viên nhận thấy rằng nếu giáo viên đang công tác tại địa phương có nhiều người DTTS mà biết tiếng DTTS thì sẽ dễ dàng hơn trong công tác giao tiếp cũng như trong quá trình dạy học. Từ đó có những biện pháp để khuyến khích giáo viên chủ động, tích cực học tập, rèn luyện khả năng sử dụng tiếng DTTS phổ biến ở địa phương công tác.
Đối với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm, khuyến khích các giáo viên tăng cường sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp, gần gũi với gia đình học sinh và học sinh cũng như khuyến khích GV có những hình thức để bồi dưỡng vốn ngôn ngữ DTTS.
Đối với GV bộ môn,có thể sử dụng tiếng DTTS trong công tác dạy học khi cần thiết và phù hợp như việc giải thích một số khái niệm, một số nội dung kiến thức mới lạ đối với HS DTTS.
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để biện pháp trên được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần có những điều kiện sau:
CBQL phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng như cách thức tiến hành cho các buổi sinh hoạt chuyên đề của GV.
GV phải có thái độ tích cực, chủ động khi tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, tự ý thức rèn luyện khả năng sử dụng tiếng DTTS của bản thân.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để tạo điều kiện phát triển môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ rộng rãi, khuyến khích và hỗ trợ học sinh DTTS trong sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thường xuyên dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.
3.2.3.2. Nội dung
Thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình cần thực hiện một số nội dung trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS như sau:
Nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS người DTTS về vấn đề giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các em. Không phải đa số phụ huynh HS người DTTS đều cho rằng việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho con em mình là cần thiết. Vì thực tế hiện nay trước sự phát triển của kinh tế, xã hội vùng DTTS và sự hòa nhập của cộng đồng các dân tộc, nên phần lớn phụ huynh cho rằng việc con em mình biết tiếng Phổ thông mới là cần thiết và hữu ích. Một số phụ huynh cho rằng việc sử dụng tiếng DTTS có thể làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng tiếng Phổ thông và quá trình học tập, phát triển của con em mình. Trước thực tế đó, nhà trường cần thông qua việc phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa
của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS và vai trò, trách nhiệm của gia đình các em trong công tác này.
Phối hợp xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Ngoài thời gian học tập và tham gia các hoạt động giáo dục tại nhà trường thì phần lớn thời gian trong ngày các em sinh hoạt tại gia đình và giao tiếp với những người thân. Chính vì thế nhà trường và gia đình cần có sự kết hợp để tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thường xuyên, rộng rãi và linh hoạt.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Tìm hiểu về môi trường giao tiếp tiếng tộc người của học sinh DTTS, đây là một hình thức khá phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc tạo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh.
Khai thác các tiềm năng giáo dục từ cộng đồng và gia đình. Thông qua hình thức này nhà trường có thể khai thác tối đa tiềm năng giáo dục của gia đình như tri thức, kinh nghiệm sống của tộc người có thể tích hợp cùng với các hình thức giáo dục khác trong phạm vi nhà trường cải thiện tình hình nhận thức văn hóa và tri thức dân gian trong phạm vi trường học. Tiến hành trao đổi thông tin và tìm ra tiếng nói chung trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.
Các trường cần tăng cường công tác vận động và tuyên truyền giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS, khai thác tiềm năng giáo dục từ phía gia đình và cộng đồng để giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ của người DTTS. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS nói riêng và công tác giáo dục trên địa bàn nói chung. Ngoài ra, tại các buổi diễn đàn chung khác tại địa phương như (giao ban định kì với chính quyền và các thôn bản, họp phụ huynh học sinh…)
tuyên truyền về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng trong công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS.
Nhà trường và gia đình cùng tạo những điều kiện, những cơ hội, những hoàn cảnh giao tiếp để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi.
Gia đình cần giáo dục cho các em niềm tự hào về ngôn ngữ và bản sắc dân tộc ngay từ bé, thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với các em trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các em xem những kênh truyền hình, hay nghe những chương trình phát thanh có phiên dịch hoặc phụ đề là tiếng DTTS.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp trên một cách có hiệu quả thì phụ huynh HS DTTS cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm của mỗi lực lượng, mỗi cá nhân trong việc tham gia công tác giáo dục tại địa phương nói chung và công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người nói riêng. Đồng thời các nhà trường phải tạo được lòng tin trong phụ huynh qua các thành tích giáo dục đã đạt được trước đó.
3.2.4. Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản pháp lý chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.
3.2.4.2. Nội dung
(i). Định hướng giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS như nội dung giáo dục của đơn vị
Công tác giáo dục trong nhà trường THCS hướng đến rất nhiều nội dung khác nhau với những mục đích giáo dục cụ thể nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung đó là hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Đối với HS DTTS