Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 14

đó pháp luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong thời điểm chia tài sản chung của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của vợ, chồng cũng như của người khác liên quan đến tài sản của vợ hoặc chồng [52, Điều 41].

Ngoài ra việc chia tài sản chung hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng. Bởi vấn đề này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người khác khi ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ, chồng và lợi ích của gia đình. Giải pháp này đã được pháp luật một số nước quy định [35, Điều 305].

3.2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận (hôn ước)

Khi áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận (hôn ước) thì vợ chồng được tự do thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Có thể hiểu hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời kỳ hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân.

Hôn ước là một chế định hoàn toàn mới lạ với pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nó không đơn thuần chỉ là một văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng như thỏa thuận về tài sản vợ chồng và được lập trước khi kết hôn. Nó là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng (cho phép vợ chồng được thỏa thuận về cả quyền và nghĩa vụ về tài sản, cách thức phân chia tài sản). Hôn ước thuộc về chế độ tài sản ước định trong khi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng lại thuộc chế độ tài sản pháp định, biểu hiện rõ nét nhất của điều đó là nó cho phép vợ chồng được thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng.

Do sự thay đổi của điều kiện xã hội, cũng như phù hợp với nguyên tắc tực thảo thuận của vợ chồng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đã thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng và có quy định cụ thể về chế độ này từ Điều 47 đến Điều 50. Quy định này là điểm mới, thể hiện sự tiến bộ của luật HN&GĐ nước ta, bên cạnh việc quy định chế độ tài sản theo pháp định một cách cứng nhắc, không thể hiện được quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng pháp luật mới đã thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận. Ngoài ra quy định

pháp luật cũng cho phép vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản, điều này phù hợp với thực tiễn cũng như với sự phát triển của xã hội.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, pháp luật HN&GĐ hiện hành có sự phát triển cao hơn, đáp ứng được tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự phát triển của xã hội và gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy các quy định nói chung, quy định về tài sản chung của vợ chồng nói riêng trong pháp luật HN&GĐ hiện hành còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Có khá nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất không phải là do thiếu các quy định pháp luật, hay các quy định pháp luật chưa cụ thể mà là do còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ. Sự yếu kém trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ, trong đó có quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau và để khắc phục hiện tượng này, theo tôi cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của quan hệ HN&GĐ, các tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và HN&GĐ. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường áp dụng chung cho cả các tranh chấp HN&GĐ và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của tranh chấp từ các quan hệ HN&GĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này. Theo tôi, ngành Tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử về các vụ việc HN&GĐ và thành lập Tòa án HN&GĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thứ hai, một trong những khó khăn mà TAND các cấp thường gặp trong xét xử các vụ việc này là do các quy định của pháp luật hoặc thiếu hoặc không cụ thể. Để khắc phục tình trạng này, Tòa án cần đa dạng hóa việc áp dụng pháp luật, đặc

biệt vận dụng các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội về HN&GĐ. Ngoài ra, cũng cần thiết phải công nhận hình thức án lệ áp dụng cho các quan hệ mới phát sinh khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc đã có quy định pháp luật nhưng việc điều chỉnh không còn phù hợp với thực tế. Trên thực tế, TANDTC hàng năm đều có các công văn hoặc báo cao công tác ngành để tổng kết rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử cho Tòa án các cấp. Đây là hoạt động rất cần thiết song chưa đủ, bên cạnh những hoạt động đó, TANDTC cần định kỳ ban hành các tập hợp án lệ điển hình để tòa án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tiến tới xây dựng các Tập án lệ về HN&GĐ.

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 14

Thứ ba, việc định giá tài sản đang là đối tượng của tranh chấp (đặc biệt đối với tài sản tranh chấp là bất động sản) hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do nhiều nguyên nhân như giá cả thị trường luôn biến động, sự phối hợp không hiệu quả giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, cần có một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp và thống nhất hỗ trợ, tham mưu cho các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng, đáp ứng các yêu cầu của xã hội về định giá tài sản. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Thứ tư, tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật HN&GĐ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Việc nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật HN&GĐ nói chung và chế định tài sản của vợ chồng nói riêng được Nhà nước rất quan tâm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 09/08/2000 về việc tổ chức thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó xác định công tác phổ biến, tuyên truyền Luật HN&GĐ phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân...”

Qua thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ quy định trên đã được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN&GĐ chưa toàn diện, hầu như mới chỉ tập trung vào các quy định về kết hôn, quyền và nghĩa

vụ về nhân thân của vợ chồng, của cha mẹ và con, ly hôn... Vì vậy, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dịch các quy định trên cần chú trọng đến việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trong gia đình, quyền của người vợ, người phụ nữ liên quan đến tài sản. Nếu làm tốt việc này mới hạn chế các tranh chấp về tài sản trong gia đình, sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ giữa vợ và chồng về sở hữu mới được nhân dân nắm bắt và thực hiện.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quy định về sở hữu chung hợp nhất vợ chồng được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ năm 2000 tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Bởi khi tình cảm hòa thuận thì không sao, nhưng khi xảy ra các tranh chấp giữa vợ chồng thường rất gay gắt về tài sản, tiền bạc. Góp phần bảo đảm các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng được thực hiện và áp dụng thống nhất, tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng, vấn đề sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Qua nghiên cứu nội dung sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000, và Luật HN&GĐ năm 2014 tôi xin bình luận một số điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 và nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nội dung về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng; nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng; chia tài sản chung của vợ chồng và chấm dứt khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Do nhiều nguyên nhân, các án kiện ly hôn ở nước ta những năm qua phát sinh nhiều (chiếm trên 90% trong tổng số các tranh chấp về HN&GĐ), luật cần dự liệu các biện pháp nhằm bảo đảm tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn (biện pháp khẩn cấp tạm thời: niêm phong tài sản, hạn chế hành vi của vợ chồng sử dụng tài sản chung trong các giao dịch với người khác...).

KẾT LUẬN


Bên cạnh đời sống tình cảm, thương yêu gắn bó giữa vợ chồng, phải có tài sản, tiền bạc để nuôi sống gia đình, thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội.

Chính vì lẽ đó mà Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt trong công cuộc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN, nhất là với chế độ tài sản chung của vợ chồng. Các quy định về tài sản chung của vợ chồng nói riêng, về HN&GĐ nới chung cho đến nay ngày càng phát triển và dần hoàn thiện.

Với đề tài cứu đề tài "Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp Luật Việt Nam", luận văn đã hệ thống hóa sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản chung giữa vợ chồng qua các thời kỳ. Nêu sự khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội mà pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta qua các thời kỳ đó.

Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu một số quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu để thấy được nét tương đồng và đặc thù, mang bản sắc dân tộc về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.

Luận văn đi sâu vào phân tích nội dung về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: về căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, các trường hợp chia và hậu quả pháp lý khi chia tài sản chung của vợ chồng,... Qua đó ta có thể thấy các quy định pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cơ bản đã đáp ứng được điều kiện thực tế xã hội, phù hợp với phong tục tập quán; phù hợp với bản chất của quan hệ HN&GĐ. Đồng thời quy định cũng tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng: căn cứ xác lập, nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng và hậu quả pháp lý trong các trường hợp chia đó.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quy định pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng còn có quy định chưa cụ thể, dẫn đến việc áp dụng pháp

luật gặp nhiều khó khăn. Đề tài đã nêu lên một số khía cạnh của thực tiễn áp dụng pháp luật, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000, từ đó nêu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và phân tích một số quy định mới liên quan đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014. Cùng với giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng ta cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới mọi người dân, nâng cao ý thức của người dân, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của gia đình nói chung và của vợ chồng nói riêng về mặt tài sản. Có như vậy, mới đảm bảo được gia đình hạnh phúc, xã hội giàu mạnh, phồn vinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bình An (2013), “Rắc rối khi tài sản chung vợ chồng chỉ đứng tên một người”, Báo điện tử pháp luật Việt Nam (http://baophapluat.vn/cau-chuyen/rac-roi-khi- tai-san-chung-vo-chong-chi-dung-ten-mot-nguoi-173430.html).

2. Bắc kỳ (1931), Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931.

3. Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, Cuốn II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn.

4. Chính phủ (1959), Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

6. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

7. Chính phủ (2002) Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

8. Chủ tịch nước (1945), "Giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc", Sắc lệnh 90/SL ngày 10/10/1945.

9. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950.

10. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950.

11. Nguyễn Văn Cừ (2000), "Vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", Tạp chí luật học(5), tr.8-13.

12. Nguyễn Văn Cừ (2005) “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Cừ (2008), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, NXB Tư Pháp.

14. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ngô Đình Diệm (1959), Luật Gia đình.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Gin (2014), Bi hài câu chuyện phân chia... tài sản ảo của cặp vợ chồng 9x (http://gamehub.vn/hub/bi-hai-cau-chuyen-phan-chia-tai-san-ao-cua-cap-vo- chong-9x.8284/).

18. Nguyễn Hồng Hải (1997), “Vài nét về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (6).

19. Nguyễn Hồng Hải (2000), Nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học, (4).

20. Nguyễn Hồng Hải (2002),“Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

21. Nguyễn Hồng Hải (2003): “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học, (5).

22. Lê Hồng Hạnh (dịch) (1993), Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Vũ Văn Hiền (1960), “Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam”, NXB. Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

24. Bùi Đăng Hiếu (2005), “Tiền – Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự”, Tạp chí Luật học, (1).

25. Hội Đồng thẩm phán TANDTC (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

26. Hội Đồng thẩm phán TANDTC (1990), Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023