Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Các Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa, Tỉnh


Xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt

động BTTMĐ cho từng học kỳ

5

10

25

28

47

3,89

5

Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo các tiêu chí,

theo kế hoạch đánh giá


4


6


26


27


52


4,02


2

Đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức

hoạt động BTTMĐ sau đánh giá

6

8

17

36

48

3,97

3

Vận dụng biện pháp cải thiện trong tổ

chức hoạt động BTTMĐ ở nhà trường;

8

12

21

35

39

3,74

8

Điểm trung bình






3,92


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 11


Nội dung “Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo khối/lớp, theo cá nhân học sinh” (xếp thức bậc 1/8, đạt 4,1 điểm). Khi thực hiện xây dựng BTTMĐ theo chủ đề giúp nhà trường phân loại được HS, từ đó tiếp tục có định hướng giảng dạy trong kỳ tiếp theo.

Nội dung “Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo các tiêu chí, theo kế hoạch đánh giá” đạt 4,02 điểm, xếp mức khá, là hoạt động được coi trọng nhằm đánh giá chất lượng công tác BTTMĐ của GV truyền đạt cho HS ở mức độ nào.

Nội dung “Đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức hoạt động BTTMĐ sau đánh giá” đạt 3,97 điểm, CBQL các trường phải thực hiện chỉ đạo biện pháp sau đánh giá từ đó xem xét khả năng thích hợp các môn học, khả năng tương tác ngược của học sinh với GV.

Nội dung “Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động BTTMĐ theo chủ đề” đạt 3.96 điểm, Nội dung “Xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động BTTMĐ cho từng học kỳ” đạt 3,89 điểm; Nội dung “Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động BTTMĐ theo năm học” đạt 3,76 điểm, đây là hoạt động chỉ đạo hàng năm của CBQL nhà trường khi thực hiện BTTMĐ tại trường qua chỉ đạo kế hoạch theo chủ đề, kỳ học, năm học,,…

Nội dung “Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động

BTTMĐ” đạt 3.88 điểm, CBQL chỉ đạo xây dựng tiêu chí đánh giá kiểm tra cả HS và GV về công tác BTTMĐ. Thông thường các GV lên lớp giảng dạy chung kiến thức sau đó chỉ được kiểm tra một phía là giáo án soạn bài, Hiện nay với phương châm lấy người học làm trung tâm nên phải đưa ra chỉ tiêu đán giá cho cả HS và GV trên 3 khía cạnh: kiến thức, thái độ và năng lực.

Nội dung “Vận dụng biện pháp cải thiện trong tổ chức hoạt động BTTMĐ ở nhà trường” đạt 3,74 điểm, CBQL chỉ đạo biện pháp tổ chức BTTMĐ sao cho phù hợp điều kiện tài chính, vật chất, GV nhà trường. Khi thực hiện phỏng vấn sâu GV được biết thêm “Bên cạnh đó đảm bảo điều kiện hoạt động BTTMĐ cần thực hiện chỉ đạo thay đổi hàng năm dựa trên kết quả đánh giá của GV, CBQL, cơ quan cấp trên (Sở, Phòng GD&ĐT) cho HS từ đó nâng cao hiệu quả công tác BTTMĐ

Dựa vào kết quả khảo sát nêu trên cho thấy hầu hết các nội dung chỉ đạo còn chưa được quan tâm chỉ đạt mức khá, CBQL các trường chưa làm thật sự tốt vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức BTTMĐ, hiệu quả BTTMĐ chưa thực sự lớn tại nhà trường.

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phục lục 1 tiến hành khảo sát GV các trường THCS huyện Định Hóa, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên



Nội dung

Mức độ n = 115

Điểm TB

Thứ bậc

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BTTMĐ cho học

sinh THCS đã xây dựng


5


11


16


40


43


3,91


2

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các BTTMĐ cho học sinh THCS

theo từng đợt


13


16


16


47


23


3,44


6

Kiểm tra, đánh giá kết quả BTTMĐ cho học sinh và GV thông qua sự trưởng thành về

nhận thức, thái độ và năng lực


9


12


12


26


56


3,94


1

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt BTTMĐ cho học

sinh THCS


7


12


19


47


30


3,7


5

Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động

BTTMĐ cho học sinh THCS


8


9


16


51


31


3,77


4

Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức BTTMĐ cho học sinh THCS

cho chu kỳ sau


6


13


17


35


44


3,85


3

Điểm trung bình






3,77



Nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả BTTMĐ cho học sinh và GV thông qua sự trưởng thành về nhận thức, thái độ và năng lực” đạt 3,94 điểm, xếp mức khá, mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá theo đúng yêu cầu chương trình BTTMĐ về năng lực của cả GV và HS, giáo viên được đánh giá qua mức độ đáp ứng chuyên môn, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và triển khai chủ đề được nhà trường phê duyệt, HS được đánh giá các khía cạnh như kiến thức, tâm lý, sự hứng

thú cho học tiếng dân tộc Tày,… Xây dựng được các nội dung đánh giá BTTMĐ sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm. Nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BTTMĐ cho học sinh THCS đã xây dựng” đạt 3,91 điểm, xếp mức khá.

Nội dung “Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức BTTMĐ cho học sinh THCS cho chu kỳ sau” đạt 3,85 điểm, xếp mức khá, các chương trình BTTMĐ đều được điều chỉnh sau khi kết thúc triển khai, tổ chuyên môn, liên môn sẽ thảo luận, bàn bạc và thay đổi như hình thức tổ chức, địa điểm, nội dung, phương pháp triển khai để khắc phục hạn chế mà BTTMĐ diễn ra không phù hợp với HS hoặc CSVC không đảm bảo,…

Nội dung “Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh THCS” đạt 3,77 điểm, xếp mức khá việc này diễn ra khá thụ động, khi thực hiện nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các trường thực hiện không đồng đều do minh chứng lưu hoạt động đánh giá còn chưa đầy đủ hàng năm.

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt BTTMĐ cho học sinh THCS” đạt 3,7 điểm, xếp mức khá. Nội dung “hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các BTTMĐ cho học sinh THCS theo từng đợt” đạt 3,44 điểm, xếp mức khá.

Ý kiến đánh giá của GV “Công tác kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức là chủ yếu, do nhà trường có nhiều hoạt động khác, hơn nữa Hiệu trưởng phân quyền cho tổ chuyên môn đánh giá,…”. Như vậy CBQL các trường THCS huyện Định Hóa đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá BTTMĐ trong nhà trường nhưng phải căn cứ vào phần nghiên cứu lý luận, nội dung, phương hướng và tài liệu hướng dẫn công tác giáo dục BTTMĐ của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó, CBQL và GV các trường cũng đã xác định nhiệm vụ BTTMĐ trong nhà trường muốn đạt được hiệu quả thì phải điều chỉnh các sai lệch BTTMĐ

từ các thành viên trong và các thành phần khác trong nhà trường bằng việc đo lường việc thực hiện BTTMĐ.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên


STT


Các yếu tố

Mức độ n=145


Điểm TB


Thứ bậc

Rất không ảnh

hưởng

Không ảnh hưởng


Bình thường


Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng


1

Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu

số


0


0


24


40


81


4,39


5


2

Điều kiện kinh tế của các vùng dân

tộc thiểu số


0


0


26


47


72


4,32


6


3

Chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà

nước ta


0


0


18


26


101


4,57


2


4

Chương trình giáo dục và sách giáo

khoa


0


0


10


47


88


4,54


3

5

Đội ngũ giáo viên

0

0

5

51

89

4,58

1


6

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường,

gia đình và xã hội


0


0


18


35


92


4,51


4

7

Đặc điểm học sinh

DTTS

0

0

30

60

55

4,17

7


Kết quả đánh giá công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sau đây:

- Yếu tố “đội ngũ giáo viên” đạt 4,58 điểm, ảnh hưởng lớn nhất đến chất

lượng công tác giáo dục BTTMĐ cho học sinh THCS huyện Định Hóa. Nguồn

nhân sự các trường THCS huyện Định Hóa có những khó khăn trong việc triển khai hoạt động giáo dục BTTMĐ, thì câu trả lời của cán bộ quản lí và giáo viên tương đối đồng nhất với nhau. Khó khăn lớn nhất đối với công tác giáo dục BTTMĐ tại các trường THCS được cho rằng chính là về đội ngũ giáo viên chuyên trách với sự đồng ý của 91,67% cán bộ quản lí và 93% giáo viên được hỏi. Cũng với khó khăn này khi được phỏng vấn chuyên sâu, đa số cán bộ quản lí, giáo viên đều cho rằng, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác giáo dục BTTMĐ chưa được tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng, không có chuyên môn, kiến thức về hoạt động này. Bên cạnh đó, số GV là người dân tộc Tày chiếm 12% quá ít ỏi nên công tác giáo dục BTTMĐ sẽ khó khăn đạt được số lượng và chất lượng bài học.

- Yếu tố “Chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” đạt điểm là 4,57 điểm. Các chính sách vĩ mô về cải cách thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai thường xuyên và có hiệu quả. Phòng GDĐT đã triển khai Công văn số 1950/SGDĐT-TTr ngày 27/11/2017 của Sở GDĐT về việc chuẩn bị nội dung góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục tới các cơ sở giáo dục. Thực hiện rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế. Trong năm học không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm các quy định của Pháp luật. Phòng GDĐT đã chỉ đạo các CSGD tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 15/9/2016 của UBND huyện Định Hóa và Kế hoạch số 1030/KH-SGDĐT ngày 03/8/2016 của Sở GDĐT về thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo

đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, đã lồng ghép việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức vào các hoạt động chính khoá và ngoại khoá trong đó có chủ đề BTTMĐ cho học sinh Tày. Chính sách này không nhiều nên chưa có cơ chế phối hợp của Sở ban ngành trong triển khai và quản lý có hệ thống công tác BTTMĐ trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.

- Yếu tố “Chương trình giáo dục và sách giáo khoa” đạt 4,54 điểm, hiện nay điều kiện thực hiện chương trình mới không chỉ với đồng bào dân tộc mà đối với rất nhiều địa phương khi thay đổi chương trình từ tiếp cận kiến thức sang phát triển năng lực, giải pháp thực hiện cần sự đồng bộ về giáo viên, cơ sở vật chất khó khăn. Đã có chương trình song ngữ về tiếng Việt và tiếng dân tộc. Đồng thời Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ cấp sách giáo khoa cho vùng khó khăn. Đối với biên soạn chương trình, hiện có chương trình giáo dục địa phương, trong đó đặc biệt vấn đề dân tộc nhưng tại huyện chưa có sách riêng.

- Yếu tố “Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” đạt 4,51 điểm, điều này cho thấy Hiệu trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên và các nhà tài trợ, phụ huynh, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, tổ chức giáo dục trên địa bàn... trong thực hiện chương trình BTTMĐ.

- Yếu tố “Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số” đạt 4,39 điểm, địa bàn có núi cao, hiểm trở, người dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa và vùng núi cao làm cho điều kiện tiếp cận giáo dục hạn chế, việc vận dụng giáo dục BTTMĐ còn khó khăn tạo ảnh hưởng không tích cực cho công tác quản lý.

- Yếu tố “Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số” đạt 4,32 điểm, Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong điều kiện hệ thống giao thông còn nhiều bất

Ngày đăng: 28/02/2023