Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Giáo Dục Bảo Tồn Tiếng Mẹ Đẻ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Tày Ở Một Số Trường Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa,

cập, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá sẽ gặp nhiều khó khăn, làm cho thu nhập người dân thấp, việc chú trọng con em theo học các chương trình khó khăn hơn.

- Yếu tố “Đặc điểm học sinh DTTS” đạt 4,17 điểm cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Học sinh trường DTTS trườn THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km. Học sinh THCS có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, đây là lứa tuổi rất phức tạp về tâm, sinh lí. Bên cạnh đó các em là học sinh người dân tộc thiểu số, lứa tuổi này đa số là lao động cơ bản của gia đình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục giới tính cho các em. Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic. Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên. Do đó, việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan... sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic.

2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.6.1. Kết quả đạt được

- Về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Lập kế hoạch chủ đề bảo tồn tiếng mẹ để theo năm học gắn với nội dung được quy định chương trình giáo dục; Lập kế hoạch tổ chức hoạt động BTTMĐ tổng thể cho cả khóa học; Lập kế

hoạch chủ đề học tiếng mẹ đẻ; Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức BTTMĐ cho giáo viên THCS.

- Về công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động BTTMĐ cho khóa học; Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động BTTMĐ; Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động BTTMĐ theo học kỳ/năm học/ khối lớp; Huy động nguồn lực để tổ chức hoạt động BTTMĐ.

- Về công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo khối/lớp, theo cá nhân học sinh; Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ theo các tiêu chí, theo kế hoạch đánh giá; Đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức hoạt động BTTMĐ sau đánh giá; Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức hoạt động BTTMĐ theo chủ đề; Xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động BTTMĐ cho từng học kỳ; Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BTTMĐ.

- Về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Kiểm tra, đánh giá kết quả BTTMĐ cho học sinh và GV thông qua sự trưởng thành về nhận thức, thái độ và năng lực; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BTTMĐ cho học sinh THCS đã xây dựng; Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức BTTMĐ cho học sinh THCS cho chu kỳ sau; Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh THCS.

2.6.2. Hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Chưa quyết liệt trong khâu lập kế hoạch xây dựng và thiết kế hoạt động BTTMĐ gắn mạch nội dung (theo

quy định của chương trình GDPT), phù hợp với điêu kiện thực tiễn của địa phương và Xây dựng kế hoạch khai thác và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động BTTMĐ.

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 12

- Về công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: Chưa tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ chức hoạt động BTTMĐ và Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động BTTMĐ.

- Về công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: chưa làm được công tác xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động BTTMĐ theo năm học và vận dụng biện pháp cải thiện trong tổ chức hoạt động BTTMĐ ở nhà trường;

- Về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS huyện Định Hóa: chưa quyết liệt thực hiện kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt BTTMĐ cho học sinh THCS; và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các BTTMĐ cho học sinh THCS theo từng đợt.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có thể thấy đa số HS người DTTS khi bước vào cấp THCS thì các em đã có khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, vì thế phần lớn các hoạt động giáo dục, dạy học, giao tiếp trong nhà trường THCS được diễn ra bằng tiếng Phổ thông. Điều này khiến cho tiếng DTTS trở nên yếu thế trong phạm vi nhà trường.

HS là người dân tộc khác nhau (Dao, Tày, Sán Chỉ, Kinh…) trong cùng lớp học, trường học nên công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS dân tộc Tày còn khó khăn.

Các chương trình giáo dục, các điều kiện pháp lý, những nội dung dạy học và nhiều hoạt động khác diễn ra trong nhà trường không yêu cầu việc sử dụng tiếng

tộc người mới có thể thực hiện được. Vì thế đa số CBGV và HS DTTS cho rằng việc có những biện pháp đưa vào sử dụng tiếng DTTS là không quá cần thiết.

Kết luận chương 2

Hoạt động BTTMĐ của học sinh ở các trường THCS huyện Định Hóa đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức. Nội dung quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu đó là:

+ Quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, nguyên nhân là do năng lực quản lý, tổ chức của CBQL và GV còn yếu, hình thức tổ chức BTTMĐ còn đơn điệu, kế hoạch tổ chức BTTMĐ còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh. Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN


3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Việc đề xuất biện pháp bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS cần đảm bảo hướng đến thực hiện mục đích giáo dục nhân cách học sinh trong nhà trường THCS. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS không chỉ nhằm mục đích giúp các em tiếp cận và học bằng tiếng Việt tốt hơn mà quan trọng hơn cả là các em vẫn muốn và sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp. Các em học sinh DTTS nhận thức được rằng nói tiếng tộc đối với các em là một phần trong chính các em, đó là văn hóa dân tộc là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Các biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ được đề xuất góp phần thực hiện quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay, hướng đến phát triển nhân cách văn hóa dân tộc cho các em học sinh người DTTS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trên cơ sở thực tiễn giáo dục học sinh ở trường THCS, thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cùng với sự mai một dần của tiếng mẹ đẻ đối với người dân tộc thiểu số, việc đề xuất biện pháp cần phải căn cứ trên thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học của trường THCS có đông học sinh người DTTS ở huyện Định Hóa. Việc đề xuất biện pháp cần dựa trên đặc điểm thực tiễn của công tác giáo dục học sinh DTTS của trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, từ đó hướng đến việc tổ chức thực hiện biện pháp cải thiện thực trạng công tác phát triển tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS hiện nay, đặc biệt là người DTTS có trình độ. Từ thực tiễn cư trú của các thành phần dân tộc ở huyện Định Hóa, thực tiễn công tác giáo dục vùng dân tộc và thực tiễn

giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS người DTTS của huyện Định Hóa, việc đề xuất biện pháp sẽ tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, triển khai biện pháp giáo dục cần tính tới đặc điểm nhận thức, văn hóa, lứa tuổi của học sinh. Giáo dục bảo tồn tiếng DTTS được triển khai trên học sinh người DTTS cần phải tính tới đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh người DTTS. Trên cơ sở những đặc điểm của học sinh, việc thiết kế biện pháp tác động, các hoạt động giáo dục cụ thể sẽ mang tính hướng đích, hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở tính đến đặc điểm của học sinh DTTS trong quá trình đề xuất biện pháp sẽ giúp cho quá trình tổ chức thực thi biện pháp đạt hiệu quả, người học được phát huy một cách tốt nhất trên cơ sở mục đích của biện pháp giáo dục hướng tới.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, phù hợp với trình độ, khả năng của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng và mang lại những bước tiến nhất định trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Định Hóa. Biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tình khả thi đối với công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở các trường THCS có đông học sinh người DTTS của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Quá trình giáo dục luôn vận động theo chiều hướng: những gì đạt được ở giai đoạn trước là nền tảng, điều kiện cho sự vận động của quá trình giáo dục ở những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn sau kế thừa và phát huy những kết quả đã

đạt được của những giai đoạn trước. Việc xây dựng biện pháp cần dựa trên những kết quả và thành tựu của những chương trình hoạt động giáo dục trước đây đã đạt được, đồng thời phát huy lợi thế của những thành tự đã đạt được trong quá trình tiếp cận xây dựng biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS. Công tác giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần dựa trên những gì đã và đang diễn ra trong nhà trường, ngoài xã hội, những chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số và quá trình hiện thực hóa những chính sách đó, những kết quả và hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất được hệ thống biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ phù hợp trong điều kiện hiện tại, hướng đến phát triển nhân cách văn hóa dân tộc cho các em học sinh hiện nay.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động của hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS thông qua cấp quản lý cao nhất là Hiệu trưởng và cấp trung gian là các Tổ trưởng bộ môn. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS. Sự đồng bộ trong biện pháp chỉ đạo cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên tham gia vào quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí