Thực Trạng Về Nghiệp Vụ Sư Phạm Của Đội Ngũ Gvcn


Stt

Tiêu chí về phẩm chất đạo đức

ĐTB

ĐLC

TH

8

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, là tấm

gương tốt cho HS noi theo.

3,56

0,78

3

9

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức

xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD.

3,48

0,78

7

10

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc

dân tộc và môi trường GD; có tác phong mẫu mực.

3,58

0,78

2

Điểm trung bình chung

3,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Thông qua kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.8 Chúng ta có những phân tích và nhận xét như sau:

Tiêu chí đầu tiên Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đánh giá tốt (ĐTB: 3,62), tiêu chí được đáng giá xếp loại tốt tiếp theo là Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường GD; có tác phong mẫu mực (ĐTB: 3,58) và tiêu chí Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, là tấm gương tốt cho HS noi theo củng được đánh giá Tốt (ĐTB: 3,56). Bên cạnh đó, trong bảng 2.7 có hai tiêu chí xếp hạng cuối bảng là kiên trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán (ĐTB: 3,22) và tiêu chí Sáng tạo, năng động, khách quan trong công tác giáo dục (ĐTB: 3,28), hai tiêu chí này được đánh giá ở mức Khá. Kế tiếp là hai tiêu chí xếp thứ 7: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD (ĐTB: 3,48) và tiêu chí Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, có lòng vị tha, nhiệt tình, tận tâm với công việc chủ nhiệm (ĐTB: 3,48).

Các ý kiến có sự phân hóa cao (ĐLC dao động từ 0,73 đến 0,78). Điểm trung bình chung: 3,48. Ta có kết luận thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GVCN các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức tốt. Điều này cho thấy công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ GV các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như cần nâng cao tính chủ động, sáng


tạo, khách quan trong công tác giáo dục đặc biệt là tính kiên trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán ở mỗi GV.

2.3.2.2. Thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GVCN

Căn cứ vào nhiệm vụ của người GVCN lớp, chúng tôi xác định có 3 nhóm năng lực cần thiết phải có ở người GVCN là: dạy học, giáo dục, tổ chức. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng bảng hỏi gồm 17 tiêu chí để khảo sát CBQL và GVCN.

- Kết quả khảo sát về năng lực dạy học của đội ngũ GVCN được CBQL và GVCN đánh giá thể hiện ở Bảng 2.9

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về năng lực dạy học của đội ngũ GVCN‌


Stt

Tiêu chí về năng lực

ĐTB

ĐLC

TH

I

Năng lực dạy học


1

Có kiến thức về tâm lí lứa tuổi, tâm lí xã hội, tâm lí sư

phạm.

2,24

0,74

6

2

Nắm vững các nội dung tìm hiểu học sinh và tập thể

học sinh.

2,92

0,82

1

3

Có phương pháp tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh.

2,52

0,78

4

4

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về đặc

điểm của HS và tập thể HS.

2,56

0,97

3

5

Có phương pháp phân tích và vận dụng thông tin thu

nhập vào công tác giáo dục HS trong lớp.

2,62

0,92

2

6

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nãy sinh trong

thực tiễn giáo dục HS.

2,46

0,78

5

Điểm trung bình chung

2,55

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Trong bảng 2.9 hai tiêu chí xếp đầu bảng gồm: Nắm vững các nội dung tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh được đánh giá là khá (ĐTB: 2,92) xếp thứ nhất; Đứng thứ hai là tiêu chí: Có phương pháp phân tích và vận dụng thông tin thu nhập vào công tác giáo dục HS trong lớp được đánh giá là khá (ĐTB: 2,62), ĐLC của hai tiêu chí dao động 0,82 đến 0,92 cho thấy các ý kiến có sự phân tán cao. Hai tiêu chí cuối bảng: Có


kiến thức về tâm lí lứa tuổi, tâm lí xã hội, tâm lí sư phạm được đánh giá là trung bình có (ĐTB: 2,24) xếp thứ sáu, và tiêu chí Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục HS được đánh giá là trung bình (ĐTB là 2,46) xếp thứ năm.

Điểm trung bình chung: 2,55. Ta có kết luận thực trạng năng lực dạy học của GVCN các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức khá. Theo kết quả khảo sát cần quan tâm cải thiện các năng lực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có kiến thức sâu rộng về tâm lí lứa tuổi, tâm lí xã hội, tâm lí sư phạm, tổ chức thảo luận nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nãy sinh trong thực tiễn giáo dục HS.

- Về năng lực giáo dục:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về năng lực giáo dục của đội ngũ GVCN‌


II

Năng lực giáo dục

ĐTB

ĐLC

TH

1

Nắm vững nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm

lớp.

2,56

0,73

3

2

Nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm và xây dựng tập thể

HS vững mạnh.

2,54

0,95

4

3

Có năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn

diện HS một lớp phù hợp, khả thi.

2,40

0,72

5

4

Có năng lực xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp phù hợp.

2,60

0,88

2

5

Nắm vững và vận dụng các phương pháp giáo dục.

2,30

0,67

7

6

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tập hợp, đàm phán,

thương lượng, nhận xét, đánh giá.

2,36

0,63

6

7

Thông hiểu quy chế chuyên môn, nắm vững văn bản pháp

luật.

3,49

0,55

1

Điểm trung bình chung:

2,60

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.10 Chúng ta có những phân tích và nhận xét như sau:

Các ý kiến nhận xét có sự tập trung (ĐLC: 0,55) vào tiêu chí: Thông hiểu quy chế chuyên môn, nắm vững văn bản pháp luật được đánh giá là tốt xếp (ĐTB: 3,49),


tiêu chí: Có năng lực xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp phù hợp được đánh giá là khá có (ĐTB: 2,60).

Hai tiêu chí cuối bảng: Nắm vững và vận dụng các phương pháp giáo dục được đánh giá là trung bình (ĐTB: 2,30); Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tập hợp, đàm phán, thương lượng, nhận xét, đánh giá được đánh giá là trung bình (ĐTB: 2,36), các ý kiến có sự phân tán cao (ĐLC: dao động từ 0,88 đến 0,95)

Điểm trung bình chung: 2,60. Ta có kết luận thực trạng năng lực giáo dục của GVCN các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức Khá. Qua kết quả trên ta thấy các trường THPT thành phố Sóc Trăng đã làm tốt công tác triển khai các quy chế chuyên môn, văn bản pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có các biện pháp bồi dưỡng thêm năng lực giáo dục cho đội ngũ GVCN cụ thể là kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tập hợp, đàm phán, thương lượng, nhận xét, đánh giá.

- Về năng lực tổ chức:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về năng lực tổ chức của đội ngũ GVCN‌


III

Năng lực tổ chức

ĐTB

ĐLC

TH

1

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài

nhà trường.

2,52

0,78

4


2

Thiết kế và tổ chức các hoạt động cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây

dựng.


2,84


0,76


1

3

Có năng lực phối hợp thuyết phục gia đình HS hỗ trợ,

giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS.

2,54

0,76

3

4

Có năng lực huy động các nguồn lực trong cộng đồng

phát triển nhà trường.

2,56

0,76

2

Điểm trung bình chung

2,61

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Theo kết quả bảng 2.11 chúng tôi nhận thấy hầu hết các tiêu chí đánh giá là khá bao gồm: Thiết kế và tổ chức các hoạt động cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng; Có năng lực huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường; Có năng lực phối hợp thuyết phục gia đình HS hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS (ĐTB dao động từ: 2,52 đến 2,84)


Các ý kiến có sự phân hóa rõ rệt (ĐLC dao động từ 0,76 đến 0,78). Điểm trung bình chung: 2,61. Ta có kết luận thực trạng năng lực tổ chức của GVCN các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức khá. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có các biện pháp bồi dưỡng thêm năng lực tổ chức cho đội ngũ GVCN cụ thể là năng lực phối hợp thuyết phục gia đình HS hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục toàn diện, cùng với sự biến động của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của GD&ĐT thì công tác CNL đã trở thành một hoạt động sư phạm độc lập và có ý nghĩa sống còn đối với việc phát triển đúng hướng nhân cách toàn diện của lứa tuổi thanh, thiếu niên. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về công tác CNL và công tác quản lý đội ngũ GVCN của CBQL vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, có nhận thức đúng mới biết mình phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả khảo sát từ nhận thức về vai trò của công tác CNL thể hiện qua biểu đồ 2.1


Biểu đồ 2 1 Nhận thức của CBQL và GVCN về vai trò của công tác chủ nhiệm 1

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GVCN về vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục toàn diện HS trường THPT‌

Nhìn chung, hầu hết CBQL và GVCN ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng đã xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GVCN trong công tác quản lý, bồi dưỡng và giáo dục HS trở thành những con người phát triển toàn diện,


đáp ứng yêu cầu xã hội. Nhận xét này, xuất phát từ quá trình tìm hiểu, khảo sát ý kiến của 14 CBQL và 152 GVCN lớp. CBQL và GVCN đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vai trò rất quan trọng (72%), quan trọng (10%) đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và quản lý toàn diện HS. Như vậy, chất lượng giáo dục toàn diện HS phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ GVCN của nhà trường. Bên cạnh đó vẫn còn ý kiến cho rằng, vai trò GVCN ít quan trọng (18%). Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT thành phố Sóc Trăng là một việc làm cần thiết và quan trọng.

Nhận thức của GV, CBQL về vai trò của công tác CNL có nơi, có lúc chưa toàn diện. Điều này, thể hiện ở kết quả khi trả lời câu hỏi “Thầy/Cô có thích làm công tác chủ nhiệm lớp không?”

Biểu đồ 2 2 Nhận thức của CBQL và GVCN về yêu thích công tác CNL trong việc 2

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL và GVCN về yêu thích công tác CNL trong việc giáo dục toàn diện HS trường THPT‌

Phần lớn CBQL và GVCN cho rằng GV làm công tác CNL là bình thường (70%), chỉ một số ít cho rằng GV rất thích (6%) và thích làm công tác CNL (24%). Khi GV chưa yêu thích công tác CNL cũng có nghĩa là họ chưa tâm huyết, chưa nhiệt tình với công việc nên sẽ hạn chế nhất định trong công tác chủ nhiệm. Ngoài ra, chế độ chính sách đối với GV làm công tác CNL chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao, việc giảm 4 tiết/tuần cho GVCN là quá ít so với khối lượng công việc mà họ đảm nhận; GVCN giỏi chưa được quan tâm đúng mức.


Như vậy, nhận thức chưa toàn diện và đúng mức sẽ tạo ra một bài toán khó cho công tác quản lý đội ngũ GVCN từ việc xác định mục tiêu, định hướng tổ chức và điều hành hoạt động của đội ngũ.

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về quản lý đội ngũ GVCN lớp

Nhận thức đúng đắn về công tác CNL và công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp của đội ngũ GV là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ có nhận thức đúng thì mới biết mình phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng đội ngũ GVCN lớp được trình bày ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp‌


Stt

Nội dung

ĐTB

ĐLC

TH

1

Tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp đối với việc thực

hiện nhiệm vụ của nhà trường.

3,46

0,78

1

2

Tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp đối với việc học

tập kiến thức văn hóa của HS.

3,16

0,71

3

3

Tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp đối với việc rèn

luyện đạo đức của HS.

3,38

0,78

2

Điểm trung bình chung

3,33

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Kết quả bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy đội ngũ GVCN lớp được đánh giá là có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường (ĐTB là 3,46) và cả đối với việc rèn luyện đạo đức của HS (ĐTB là 3,38). Bên cạnh đó đội ngũ GVCN lớp cũng được đánh giá có vai trò quan trọng đối với việc học tập kiến thức văn hóa của HS (ĐTB: 3,16).

Các ý kiến có sự phân hóa khá cao (ĐLC dao động từ 0,71 đến 0,78). Điểm trung bình chung: 3,33. Ta có kết luận đội ngũ GVCN ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là rất quan trọng. Qua kết quả trên ta thấy các GV các trường THPT thành phố Sóc Trăng có nhận thức đúng đắn và sâu sắc và tầm quan trọng đội


ngũ GVCN lớp. Đây là điểm mạnh, thuận lợi trong quá trình quản lý vì có xác định được tầm quan trọng mới có ý thức trách nhiệm tập trung vào đầu tư, chỉ đạo thường xuyên trong quản lý. Vì vậy trong quản lý hoạt động đội ngũ GVCN lớp là HT, PHT chiếm tỉ lệ 92%.

2.4.2. Thực trạng về tuyển chọn, phân công đội ngũ GVCN lớp của HT

Tìm hiểu thực trạng quản lý nhân sự của HT đối với đội ngũ GVCN thông qua việc phân công sử dụng đội ngũ GVCN trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy, việc quản lý công tác CNL đã được nhà trường quan tâm, mặc dù chưa có kế hoạch riêng nhưng đã có lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường. Việc sắp xếp, phân công, bố trí đội ngũ GVCN phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lớp được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học. Theo đó, GVCN lớp là do HT phân công, chỉ định. Tuy vậy, bài toán mà HT cần phải giải quyết là làm thế nào để chọn được GVCN đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với nguyện vọng của GV, HS.

2.4.2.1 Thực trạng công tác tuyển chọn GVCN

Bảng 2.13. Khảo sát về công tác lựa chọn GVCN lớp của HT‌


Stt

Tiêu chí khi phân công giáo viên làm công tác CNL

ĐTB

ĐLC

TH

1

Giáo viên có năng lực công tác chủ nhiệm

3,30

0,64

1

2

Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt

2,94

0,68

6

3

GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp

3,04

0,63

4

4

Tư cách, đạo đức của GV

3,12

0,59

2

5

Theo kết quả xếp loại viên chức

2,86

0,78

7

6

Theo kết quả huy động HS trở lại lớp

3,00

0,78

5

7

Kinh nhiệm làm công tác CNL

3,08

0,66

3

8

Độ tuổi, sức khỏe

2,72

0,64

8

9

Theo số giờ lao động của GV

2,48

0,61

11

10

Theo đặc điểm, tình hình của lớp

2,68

0,79

9

11

Theo nguyện vọng của GV

2,56

0,64

10

12

Theo yêu cầu của phụ huynh, HS

1,84

0,51

15

13

Theo đề xuất của Phó HT

1,98

0,47

14

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí