Ứng Dụng Tin Học Và Ngoại Ngữ Vào Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ


đúng đắn, hình thành niềm tin vào khả năng của bản thân, vào tập thể và thầy cô giáo. Vì vậy, GVCN lớp phải xác định được mục đích và nội dung đánh giá với các tiêu chí phù hợp; xác định được hình thức, phương pháp, kỹ thuật thiết kế công cụ đánh giá đảm bảo độ tin cậy; thu thập thông tin từ nhiều nguồn; xử lý thông tin để đưa ra kết luận đánh giá khách quan, có tính khích lệ, động viên. Đặc biệt, GVCN lớp phải tổ chức được hoạt động tự đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn HS tự giáo dụcgiáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục, kết hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau.

1.3.4.10. Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục

Việc xây dựng được hồ sơ công tác chủ nhiệm, hồ sơ của lớp đảm bảo tính cập nhật thường xuyên, đầy đủ, có tính pháp lý và được bảo quản an toàn và bí mật sẽ giúp cho GVCN có được những kênh thông tin chính xác để phục vụ cho việc đánh giá, ra các quyết định giáo dục và làm các loại báo cáo một cách tốt nhất.

1.3.4.11. Ứng dụng tin học và ngoại ngữ vào việc thực hiện nhiệm vụ

Ngoài việc khai thác những thông tin phục vụ công tác, làm báo cáo, trao đổi thông tin học sinh… người GVCN nếu có kiến thức tốt về tin học và ngoại ngữ sẽ tiếp cận và giao tiếp với học sinh được nhiều hơn, dễ dàng nắm bắt được những thông tin về học sinh để có phương pháp giáo dục kịp thời và chính xác.

1.4. Lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT có vai trò to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đây chính là lực lượng tham mưu, đề xuất cho Hiệu trưởng các biện pháp quản lý và đây cũng là những lực lượng thay mặt Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, lực lượng này sẽ góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục nhà trường.

Vì vậy, người Hiệu trưởng phải thấy được tầm quan trọng của việc quản lý đội ngũ GVCN lớp. Quản lý có hiệu quả đội ngũ GVCN lớp là một trong những công tác trong tâm và thường xuyên của Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường. Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ này là một trong những tiền đề để tổ chức hoạt động giáo dục có chất lượng và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Như vậy, quản lý đội ngũ GVCN là trách nhiệm của Hiệu trưởng, là yêu cầu cấp thiết của việc nâng cấp chất lượng giáo dục và uy tín nhà trường, là một trong những khâu then chốt quyết định thành bại của người lãnh đạo. Quản lý đội ngũ GVCN bao gồm quản lý con người (nhân sự) và quản lý hoạt động của đội ngũ GVCN. Ở nhiệm vụ trên, Hiệu trưởng cần xây dựng được đội ngũ GVCN đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đội ngũ này sẽ giúp Hiệu trưởng thực hiện các quyết sách của mình và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn giáo dục.

1.4.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HT

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 6

1.4.1.1. Vị trí của HT trường THPT

Hiệu trưởng là đầu tàu, là anh cả trong một tập thể, là người quyết định kết quả hoạt động và sự phát triển của nhà trường. Tại khoản 1 điều 54, Luật Giáo dục quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” (Quốc hội, 2009).

Người HT có hai vị trí cơ bản trong nhà trường. Thứ nhất, HT là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về mọi mặt của nhà trường; chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước. Thứ hai, HT là trụ cột chính, là trung tâm điều hành, là người chịu trách nhiệm truyền đạt, triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương nội dung, các kế hoạch giáo dục của Nhà nước, của hệ thống giáo dục đến từng thành viên.

1.4.1.2. Vai trò của HT trường THPT

Điều 16, Luật Giáo dục (năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã nêu rõ: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (Quốc hội, 2009).

Là người tiên phong, gương mẫu và dẫn dắt từng thành viên, toàn đội ngũ thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường nên vai trò của người Hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Ngày nay, với việc đổi mới phương pháp quản lý và dân chủ hóa trong nhà trường, vai trò của HT lại càng nổi bật. Cụ thể, HT là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường; là nhà sư phạm mẫu mực, nhà giáo dục có tâm hồn; là nhà hoạt động xã hội; là người tổ chức trong thực tiễn; là nhà nghiên cứu khoa học giáo dục.

1.4.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HT trường THPT


Tại chương II, điều 19, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người HT như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường

- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường được quy định tại Khoản 3 điều 20 của điều lệ này.

- Xây dựng và quy hoạch phát triển nhà trường. Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên. Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước.

- Quản lý học sinh và hoạt động của HS do nhà trường tổ chức, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS.

- Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, hs, tổ chức thiện hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với nhà trường.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.


1.4.2. Chức năng quản lý đội ngũ GVCN lớp của HT

1.4.2.1. Chức năng lập kế hoạch

Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên, khâu cơ bản nhất của chu trình quản lý đội ngũ GVCN lớp. Nội dung chủ yếu của kế hoạch hóa là xác định rõ mục tiêu của công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp, xác định các nguồn lực và lựa chọn các biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Sản phẩm cuối cùng của quá trình kế hoạch hóa là kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa bao gồm: dự báo đội ngũ giáo viên, GVCN lớp; xác định mục tiêu của quản lý đội ngũ GVCN lớp; xây dựng các kế hoạch thực hiện mục tiêu để đảm bảo sự vận hành và cải tiến các hoạt động của đội ngũ GVCN lớp.

1.4.2.2. Chức năng tổ chức

Tổ chức thực hiện kế hoạch là một khâu trong chu trình quản lý đội ngũ GVCN lớp, là một chuỗi hoạt động trong một giai đoạn của quá trình quản lý. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý đội ngũ GVCN lớp được tiến hành sau khi xây dựng xong kế hoạch và nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Tổ chức quản lý đội ngũ GVCN lớp trước hết là xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ GVCN lớp trong nhà trường và của các bộ phận khác, xây dựng quy chế hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp, ăn khớp giữa các hoạt động.

Tổ chức quản lý đội ngũ GVCN lớp giúp nhà quản lý xác định được biên chế và sắp xếp con người phù hợp với khối công việc, tạo điều kiện cho các giáo viên làm việc chủ động, tự giác, sáng tạo.

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp, trước hết, người Hiệu trưởng phải xác định và phân loại các hoạt động cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu về đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ GVCN lớp, việc thành lập các tổ chủ nhiệm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của nhà trường; phân công, phân quyền rành mạch cho các bộ phận, tránh chồng chéo để họ chủ động và phát huy tốt vai trò trách nhiệm.

Ngoài ra, HT nhà trường cần tổ chức hệ thống thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời từ lãnh đạo nhà trường đến đội ngũ GVCN và ngược lại, giữa nhà trường với CMHS và các lực lượng GD khác để đảm bảo hoạt động GD học sinh có hiệu quả.


1.4.2.3. Chức năng chỉ đạo

Sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng, sắp xếp thì phải có người lãnh đạo dẫn dắt, điều khiển tổ chức đó thực hiện kế hoạch.

Chỉ đạo là chỉ huy, chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và điều chỉnh. Hay cụ thể hơn, chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới hành vi, thái độ của người bị quản lý nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành nhu cầu của mọi người, tạo điều kiện để mọi người tích cực, tự giác làm việc sao cho có hiệu quả nhất. Chỉ đạo thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Trong quá trình chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp, nhà quản lý cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Ra lệnh bằng các văn bản như quyết định, quy định, kế hoạch, quy chế về công tác chủ nhiệm lớp hay mệnh lệnh bằng lời theo các quyền hạn được nhà nước quy định trong văn bản pháp quy, chi tiết hay tổng quát tùy tình huống cụ thể.

Thông báo truyền đạt lệnh cho cấp dưới. Việc truyền đạt phải có khoa học và nghệ thuật, phải đầy đủ, chính xác, kịp thời sao cho đội ngũ GVCN không thể sai hoặc không thể không rõ mệnh lệnh, đảm bảo người nhận mệnh lệnh trong tâm thế sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh.

Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ kịp thời cho đội ngũ GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm lớp theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Công việc này đòi hỏi người HT phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ GVCN lớp, động viên, giúp đỡ họ nếu quá trình thực hiện mệnh lệnh có khó khăn hoặc điều chỉnh mệnh lệnh khi xuất hiện những yếu tố mới, những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ GVCN lớp là một công việc quan trọng của người HT khi thực hiện chức năng chỉ đạo.

Trong quá trình chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp thực hiện nhiệm vụ GD học sinh, người HT cũng cần lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức quản lý thích hợp.

1.4.2.4. Chức năng kiểm tra

Theo lý thuyết hệ thống thông tin, kiểm tra là thiết lập mối liên hệ ngược trong quản lý. Do đó, “Nếu việc lập kế hoạch là sự nhìn về phía trước, thì kiểm tra chính là sự nhìn về phía sau” (Nguyễn Ngọc Quan, 1998), nhờ có kiểm tra mà người quản lý


tự đánh giá được các quyết định quản lý của mình đề ra có sát thực tế hay không để điều chỉnh rút kinh nghiệm. Kiểm tra có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy đội ngũ GVCN lớp làm việc nghiêm túc, có chất lượng nhằm đạt mục tiêu đề ra. Vì thế, kiểm tra là khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý, kiểm tra để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra, điều này đã được Lênin khẳng định: “Quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Kiểm tra để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, GVCN lớp và khơi dậy sự giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể sư phạm.

“Quá trình kiểm tra bao gồm thu thập thông tin, đối chiếu, đo lường kết quả với mục tiêu, đánh giá thực trạng, khuyến khích các nhân tố tích cực, phát hiện ra những sai lệch, đưa ra những quyết định điều chỉnh (kể cả điều chỉnh lại chuẩn mực nếu cần), kịp thời nhằm giúp đỡ các đối tượng quản lý hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đưa hệ thống quản lý tới một trình độ cao hơn” (Nguyễn Ngọc Quan, 1998). Mặt khác, qua kiểm tra, nhà quản lý đánh giá được sự mất cân đối trong cơ cấu đội ngũ GVCN lớp của trường, để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Để đánh giá hoạt động của đội ngũ GVCN lớp chính xác, công bằng, cần xây dựng chuẩn đánh giá và phương pháp đánh giá khi thực hiện kế hoạch (việc xây dựng chuẩn thường dựa vào các mục tiêu đã đề ra).

Quy trình kiểm tra bao gồm các bước:

Bước 1.Chuẩn bị kiểm tra: xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích; lựa chọn lực lượng kiểm tra; xây dựng kế hoạch.

Bước 2. Tiến hành kiểm tra: Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra đã xác định phù hợp với đối tượng kiểm tra để xem xét thực tiễn, đo thành tích, thu thập thông tin về đối tượng; Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra đã được lựa chọn, thực hiện kiểm tra theo kế hoạch để thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra; Việc đo lượng được tiến hành trên cơ sở nội dung kiểm tra đã được xác định.

Bước 3. Đánh giá: Trên cơ sở thông tin thu thập được từ đối tượng kiểm tra, các lực lượng tham gia kiểm tra sẽ họp, phân tích đối chiếu đối chiếu với tiêu chuẩn để đưa ra kết luận cụ thể

Như vậy, bốn chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra tồn tại và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chức năng này là tiền đề của chức năng kia, đó là những


quá trình liên tiếp, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quản lý đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT. Năng lực của người Hiệu trưởng là sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chức năng quản lý đội ngũ GVCN lớp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.


Lập kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa các chức năng quản lý‌

Yếu tố kết nối và xuyên suốt các chức năng quản lý đội ngũ GVCN lớp là thông tin quản lý, không có thông tin thì không thể tiến hành kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Việc thu thập thông tin luôn gắn liền với quá trình kiểm tra và tự kiểm tra. Vai trò thông tin đối với các chức năng quản lý đội ngũ GVCN lớp có thể biểu hiện theo sơ đồ minh họa 1.2.

1.4.3. Nội dung quản lý đội ngũ GVCN lớp ở trường THTPT

1.4.3.1. Tuyển chọn, phân công đội ngũ GVCN lớp

Để tuyển chọn đội ngũ GVCN lớp, trước hết, người Hiệu trưởng cần xác định rõ những tiêu chí về phẩm chất và năng lực cần thiết của người GVCN lớp cho phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Những tiêu chí trên cần được phổ biến rộng rãi để các giáo viên trong nhà trường biết nhằm tự phấn đấu, tự rèn luyện.


Việc tuyển chọn và bố trí hợp lý đội ngũ GVCN lớp là một cơ sở quan trọng giúp Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Cụ thể, qua các hoạt động chuyên môn, HT cần phát hiện những nhân tố mới, tích cực trong đội ngũ giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tạo điều kiện cho họ phát huy hết năng lực và khả năng của mình. Để làm được công việc trên, Hiệu trưởng phải có một quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc, lắng nghe ý kiến tham mưu của bộ phận phụ trách và sự tín nhiệm của tập thể đối với họ. Đồng thời, HT phải hiểu rõ những đặc điểm của từng cá nhân để có biện pháp điều chỉnh, sắp xếp vị trí cho phù hợp.

Để sắp xếp và phân công GVCN lớp phù hợp với năng lực của từng người, HT cần chú ý các căn cứ khi phân công: Bố trí GVCN phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lớp; HT cần quan tâm chú ý nguyện vọng của học sinh, phẩm chất, năng lực, uy tín, hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên, các công việc khác mà họ sẽ đảm nhận.

1.4.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp

Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đội ngũ GVCN lớp hàng năm bằng nhiều hình thức như tổ chức tham quan học hỏi, hội thảo công tác chủ nhiệm… vì đây là nội dung vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách. Nội dung bồi dưỡng phải phong phú bao gồm về chính trị, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống, vai trò, trách nhiệm của GVCN, kiến thức quản lí, văn bản pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chủ nhiệm… Đưa GVCN vào tư thế sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh việc xác định các nội dung tạp huấn, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp, cần sử dụng các hình thức bồi dưỡng đa dạng, phong phú như: sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng qua mạng internet, khuyến khích GVCN tự bồi dưỡng, cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng công tác GVCN…

1.4.3.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Thực hiện các chế độ chính sách đầy đủ và kịp thời cho GVCN lớp; đáp ứng các văn phòng phẩm, tài liệu, các điều kiện cho hoạt động GD; tạo dựng sự phối hợp đồng

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí